Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

LUẬN RỒNG ĂN GÌ?

Đầu xuân Nhâm Thìn, trên cơ sở thuyết tích tản, xin gửi quý vị bài luận "Rồng ăn gì?" Kính chúc Quý vị năm mới an khang, thịnh vượng và có nhiều ước mơ lớn.
Kính 
Thu San Nguyễn Thế Hùng (K8)

 Năm nay là năm Nhâm Thìn. Thân Tý Thìn tam hợp. Con Thân ăn hoa quả, con Tý ăn thóc gạo. Vậy con Thìn ăn gì?
Muốn biết con Thìn ăn gì, trước hết phải luận xem con Thìn là con gì? Vâng, quả thật người ta chỉ thấy con Thìn trên các tượng đá, tượng gỗ. trong các tranh vẽ, gấm thêu. Họ bảo con Thìn không có trong thực tế. Nhiều người bảo có thể đó là con rồng comodo chăng? Vì không biết con Thìn là thế nào nên họ bảo đó là một linh vật không có thật. Thực ra chính con người hiện đại chúng ta, lúc nào cũng phân biệt,  lúc nào cũng áp đặt theo đầu óc nhị nguyên nên mới bảo con Thìn là không có thật.

 Trên thực tế, con Thìn hay con Rồng rất dễ gặp, rất dễ thấy. Hãy bắt đầu bằng hình ảnh múa rồng trong các ngày lễ tết vậy. Con Rồng được cấu thành từ một băng vải dài lớn, mầu sắc tươi đẹp, thường là mầu vàng, có vẽ hình. Đầu rồng vẽ cách điệu với bộ răng lớn, đôi mắt có thể nhắm mở tùy lúc. Theo nhịp trống hội rồng uốn lượn uyển chuyển, lại xoay ngang lượn dọc, lên xuống tiến lui, biến hóa khôn lường. Vậy, có thể hình dung Rồng là một vật dài, uốn lượn được, thường có mấu vàng. Bạn hãy tưởng tượng một quảng trường rộng lớn, có hàng vạn đội mua rồng đang biểu diễn. Đó chính là biểu tượng của một cánh đồng lúa rộng lớn chín vàng, đang sắp vào mùa gặt. Vậy rồng chính là niềm khao khát hạnh phúc ấm no giản dị nhất, lâu đời nhất mà cũng vĩ đại nhất của con người, đặc biệt là các cư dân của nền văn minh lúa nước. Niềm khao khát ấy trải đời này sang đời khác hóa thành biểu tượng Rồng. Vậy rồng vừa là “linh” vật vì nó là niềm khao khát, vừa là “thực” vật vì ta có thể cảm nhận thực tế được.

 Nếu hiểu Rồng theo cách đó, thì ta biết ngay Rồng ăn gì. Rồng tích thu nước, đất, khí và cả lửa nữa. Lửa ở đây chính là ánh sáng mặt trời. Nói rộng ra Rồng ăn tinh khí của trời đất. Khi đã ăn tinh khí trời đất Rồng nhả ra những hạt vàng, hạt ngọc. Đó chính là lúa gạo. Nhờ đó, Rồng nuôi sống tất cả 11 con vật con lại trong vòng 12 con giáp. Do đó, Rồng là chủ của vòng hoa giáp. Rồng đứng đầu 12 con giáp.

 Rồng là niềm khao khát của con người cho nên Rồng có thể hóa thân thành bất kỳ ước vọng nào. Sau nghìn năm nô lệ Bắc thuộc, ước vọng lớn nhất của dân Việt Nam là vươn lên mạnh mẽ để giành lấy tự do độc lập. Niềm ước vọng  của cả triệu người lúc ấy đã quy vào hai chữ Thăng Long. Thực tế đất nước ta hồi đó đã vươn lên mạnh mẽ, bay lên hiên ngang, sáng lòa cả vùng trời Nam. Vậy Rồng chính là nơi linh thiêng nhất trong tim óc con người có thể tích tụ trí tuệ và tinh lực để tản sinh mưu lược và hành động nhằm đạt đến ước mơ. Bạn hãy ngẫm lại xem, trong cuộc đời ngắn ngủi và bé nhỏ của mình, bất cứ lúc nào bạn có một niềm mơ ước, một nỗi khát khao, thì nhất định tinh khí trời đất sẽ dần dà được tích tụ vào tim óc của bạn, rồi một lúc nào đó sẽ lóe sáng, sẽ đưa bạn đến giây phút thăng hoa, đạt đến sáng tạo. Cho nên suy rộng ra Rồng ăn tinh khí trời đất để tản sinh sáng tạo.

 Tuy vậy, con rồng cũng hay ngự trên ngai vàng của các vị vua chúa. Ngai bệ của vua nhất định được trạm khắc rồng, hoàng bào vua mặc cũng được thêu rồng. Nếu tâm Vua sáng thì tích tụ được nhân tài thì làm nên cuộc thái bình yên vui. Lúc đó vua là minh quân. Nếu tâm vua tối thì đó là lúc rồng lộn xuống bệ ăn nhớt dãi, khinh và sợ người tài, đời lâm cảnh bạo loạn, đen tối. Lúc đó, vua được gọi là hôn quân.
Thu San Nguyễn Thế Hùng

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Nhà mới bên cạnh nhà cũ .

Trước nay tôi vẫn coi uttroi.blogspot.com là nơi mình thường ra vào nhiều nhất . Bao điều hay dở đều giãi bày ở đây . Tuy nhiên ( lẽ thường ) thì ai cũng muốn có một chốn cho riêng mình .Vẫn biết là tình cảm bạn bè luôn thủy chung sắt son và tôi không bao giờ rời bỏ blog uttroi . Tôi chỉ làm tạm căn nhà bên cạnh để tối lửa tắt đèn có nhau . Hy vọng VNQ và mọi người hiểu và thông cảm .
Địa chỉ của tôi : http://k6ls.blogspot.com .
Tạm thời chỉ có mấy bài cũ bên uttroi chuyển sang và có chỉnh sửa lại chút ít .
Hy vọng sự giao lưu là thường xuyên .
Chúc mừng năm mới với sức khỏe , công việc và may mắn . An khang và thịnh vượng .

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

TẾT NHÂM THÌN








H1: Mới mùng 2 mà bác rồng đã chết vật , nằm gác mỏ thế kia? Xỉn ư! Gương xấu đừng học.

Năm mới chúc Út vui vẻ, mạnh khỏe, may mắn!

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Chúc mừng năm mới.

Nhân dịp năm mới xuân Nhâm thìn, ÚT TRỖI xin chúc các anh chị, bạn Trỗi và tất cả các bạn của ÚT TRỖI một năm mới dồi dào sức khỏe, luôn gặp may mắn trong cuộc sống.

Chàng kiểm lâm bơ vơ giao thừa

Sắp hết năm cũ, đọc được câu chuyện dưới đây thấy đã và thú vị quá. Nghe nói tác giả (nhà văn TH) là em gái của một bác Trỗi K4 nhà ta. Nếu một nhân vật (phụ huynh Trỗi) trong câu chuyện này đúng là thật thì anh em ta còn phải "xách dép" theo cụ dài dài. Sang năm mới, chúc các bác có một TY....đẹp (nếu có).
"...Không biết tình yêu là cái gì, mà nó giày vò cả hai người đàn ông sắp năm mươi và sắp chín mươi, đến thế?..."

Tác giả
Có một câu chuyện sau bức ảnh này:
Đó là cái chàng thợ săn đã trao súng vào tay mình.
Chàng thợ săn nhà nòi, con ông vua hổ xứ Bắc. Chàng cũng là thợ săn lõi đời, chả hiểu dòng đời xô đẩy ra sao, chàng thợ săn lại thành trưởng trạm kiểm lâm.
Ban ngày, chàng bắt nạt lâm phu vào rừng đốn củi, đêm về chàng lén lút nấu cao hổ (cũng nghề gia truyền) và nhồi bông các con báo, beo, đại bàng, kể cả sóc nhí. Vì chàng khéo, chàng tỉ mẩn, chàng hiểu các con thú và chàng cũng hiểu rõ các bắp thịt gây nên các ảo giác chuyển động.
Lúc mình gặp chàng, số mình thật đen đủi vì có ông chồng kè kè áp tải, ông chồng mình không duy tâm mà phải nói là rất duy tâm, ông luôn luôn tin rằng, mọi chuyến đi (dịch chuyển) luôn chữa lành các vết thương cho mình, và hàn gắn mọi mối quan hệ của mình. Vì thế, ông thích mình đi khỏi cửa, đi khỏi nhà, đi khỏi thành phố, miễn đừng đi khỏi đời ông ấy.
Mình nói là đen đủi, vì cho đến giờ, đây vẫn là chuyến đi duy nhất mà mình bị ông chồng áp tải, mình không xoay trở gì được.
Đen hơn nữa là lúc đó, chàng trưởng trạm kiểm lâm đang yêu một cô nhóc, là bạn đang học cùng lớp cấp ba của con trai chàng, ặc ặc.
Nhưng vậy thì liên quan gì tới câu chuyện mà mình kể, vào ngày cuối cùng của năm cũ, khi bánh chưng nhà mình đã vớt, nồi xoong dưới bếp đã đầy ắp món ngon và tủ lạnh chất đầy rau tươi dành cứu đói mùa Tết cho cô nàng nghiện salad?
Là vì bỗng dưng, sáng qua, hai tám Tết, bố mình lù lù hiện ra ở cửa, trở về sau một cuộc thất tình đau đớn vì cô người yêu bốn mươi lăm tuổi vào tuần trước đã dứt áo bỏ lại ông già chín mươi ở lại nơi chân núi xa xôi, cạnh một ông trạm trưởng trạm kiểm lâm vừa mất chức và vừa bị cắt thừa kế!
Trước khi đi, cô người yêu của bố mình chỉ mang theo một cái xoong nấu canh, là thứ mà cô yêu thích trong căn nhà có cái bếp củi ở chân núi nghèo. Và bố mình đau buồn nói, cô ấy mà nói một tiếng, bố mua cho cô ấy cái xoong vài triệu, chứ không phải cái nồi cũ ấy.
Mình nghĩ, mọi người phụ nữ luôn có lý lẽ của riêng mình, khi đến với tình yêu hay khi rời bỏ tình yêu. Một bà quê mùa hay một bà mệnh phụ rởm đời thì rồi cũng sẽ phải có lúc loay hoay như nhau khi phải lựa chọn sinh tử giữa một người đàn ông và một cái nồi cũ. Thế mới là đàn bà!
Chuyện lan man sang cơn thất tình của chàng thợ săn. Chàng mất chức trưởng trạm kiểm lâm vì một cuộc hội nghị bảo vệ rừng tổ chức lần trước ở tỉnh chàng. Trước mặt các quan chức trung ương và các nhà khoa học từ mọi nơi về, chàng đứng lên xin phép hồn nhiên:
- Tôi xin khẳng định là phá rừng thì không bao giờ ngăn chặn được, vì kiểm lâm chúng tôi chỉ ngăn được lâm tặc phá rừng, chúng tôi không bao giờ ngăn được quan chức phá rừng!
Trước những cái mồm há hốc giữa hội nghị, chàng gãi tai bảo:
- Thì đấy, ai vào săn thú cũng có giới thiệu, bảo lãnh, người nhà của quan chức. Chứ thường dân ai dám mang cả ô tô lẫn súng săn hiện đại đi thành đội ngũ vào rừng săn? Chặt gỗ thì dân chỉ chặt được củi cành, quan mới chặt được rừng gỗ. Ai dám bỏ tiền triệu ăn thịt thú rừng đặc sản, lâm tặc chăng, hay kiểm lâm, hay dân? Chắc chắn đều không!
Suýt nữa chàng buột mồm nói thêm, đến thuê tôi nhồi bông các chủng loại beo, báo, gấu, hổ, đều đại gia đấy chứ đâu!
Dù không buột mồm câu đấy, hội nghị kết thúc, chàng vẫn mất chức trưởng trạm kiểm lâm như thường. Chàng không lấy đó làm buồn, vì người yêu chàng đã thi xong học kỳ hai của năm cuối cùng đời học sinh, chàng sắp cưới được nàng về làm vợ. Trước khi làm đám cưới, chàng phải làm một việc nho nhỏ nữa, không mấy đáng kể, đó là về nhà bỏ vợ.
Việc cỏn con này lấy đứt mất của chàng khoản thừa kế chục ha đất và một trang trại do chàng ba mấy năm nay gây dựng lên, cho bố mẹ. Chàng bị bố mẹ đuổi khỏi chính nhà chàng, y như Steve Jobs một ngày đẹp trời đã bị Apple sa thải. Bố mẹ chàng phản đối việc chàng lấy con oắt con làm vợ. Phản đối chỉ vì chàng không đưa ra được một lý do nào khác, ngoài lý do tình yêu.
Yêu đương gì ở thời đại này? Làm gì có cái gọi là tình yêu trong thời buổi này nữa?
Thà cứ nói là tình dục, thì còn dễ tin, thà cứ nói đó là ham của lạ, thì còn dễ nghe, thà cứ nói là tham gái trẻ phụ nghĩa tao khang, thì còn dễ hiểu. Chứ tình yêu, lọt làm sao được cái lỗ tai? Đùa à?
Chàng đành đi mua một quả đồi, và một ngôi nhà nho nhỏ, thuê một chú trợ lý trông coi đầm, ao, vườn rừng, rồi rước cô bé người yêu về, đẻ một đứa con, vừa mới chào đời ngay trước Tết vài tuần. Những cơn đánh ghen của vợ cũ và những cơn phỉ báng, sự cô lập của bố mẹ khiến tình yêu của chàng mệt mỏi. Chàng kiểm lâm than thở với bố mình:
- Cháu bốn mấy tuổi đời, không lẽ không được một lần quyết định làm cái việc mà cháu muốn làm?
Giây phút cuối năm lọ mọ trên mạng tìm câu lạc bộ khiêu vũ tuổi già, trong một kế hoạch âm thầm hòng sau Tết níu chân ông bố lại Hà Nội, mình bỗng nhiên phì cười, vì nhận ra rằng:
Không biết tình yêu là cái gì, mà nó giày vò cả hai người đàn ông sắp năm mươi và sắp chín mươi, đến thế?
Đàn ông hẳn thấy chàng kiểm lâm, đã tới tuổi đó, còn bỏ vợ bỏ con, bỏ cả tài sản, để chạy theo tình yêu, đích thị là một kẻ ngốc.
Còn phụ nữ, thực sự, mình nghĩ nhiều phụ nữ sẽ tin rằng, đấy mới là một người đàn ông.
Trang Hạ (Nguồn)

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Chúc mừng Năm Mới !

Chương trình mới trên VTV1: "Trở về từ ký ức"

"Trở về từ ký ức" là một chương trình truyền hình mang tính nhân văn và xã hội rộng lớn với mục tiêu đi tìm lại phần mộ của các liệt sĩ hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Hình và nhạc hiệu chương trình

 Sáng 4/1, Đài Truyền hình Việt Nam cùng Ngân hàng Quân đội đã họp báo giới thiệu chương trình "Trở về từ ký ức" trên sóng VTV.
 Đây là một chương trình truyền hình mang tính nhân văn và xã hội rộng lớn với mục tiêu đi tìm lại phần mộ của các liệt sĩ hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến nay vẫn chưa được quy tập theo thông tin từ chính đồng đội của các liệt sĩ hoặc người dân địa phương.
 Theo thống kê của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có hơn 1,1 triệu liệt sĩ, gần 320.000 mộ trong các Nghĩa trang liệt sĩ còn khuyết danh hoặc chưa đầy đủ thông tin; đặc biệt còn có tới hơn 237.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Trong khi đó, nhiều cựu chiến binh nắm giữ những thông tin về đồng đội liệt sĩ lại chưa có cơ hội cung cấp.
 Chương trình truyền hình "Trở về từ ký ức" sẽ là nơi tiếp nhận thông tin, từ đó phối hợp với Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tra cứu, xác minh cùng với Trung tâm xét nghiệm ADN và CNDT và Hội Cựu chiến binh, các cơ quan chính sách của quân đội để tìm lại hài cốt và trả lại danh tính cho các liệt sĩ.
 Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp trên VTV1 và VTV4 vào chiều chủ nhật thứ hai hàng tháng với thời lượng 45 phút. Chương trình đầu tiên sẽ được phát sóng vào ngày 15/1/2012.
Việt Hùng
Nguồn: VTV1

Chương trình "Trở về từ ký ức" ngày 15/1/2012

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Thư Bạn Trỗi gửi

"Gửi Vinhnq, Bùi Thắng,
Anh post bài này lên Uttroi mà không được. Post giùm anh nhé! Bài: "Tết về nhớ các bạn LS Trỗi còn ở nơi đâu?": http://bantroi5.blogspot.com/2012/01/thong-tin-them-ve-chuong-trinh-tro-ve.html
Chúc năm mới vui, khỏe, hạnh phúc và luôn bên nhau! TKQ"
Mời các bạn xem ở đây

CHUYỆN NÓI TỤC

Tôi có một lũ bạn học với nhau từ nhỏ, giờ thì mỗi đứa đều có mỗi nghề có gia đình và thành đạt, lâu lâu tụ lại gặp nhau một lần, bạn cũ gặp nhau cũng rất vui thì cũng chẳng có chuyện gì nếu không có chuyện nói tục chửi thề quen miệng của mấy ông bạn từ thủa thiếu thời giờ đã sang tuổi làm ông bà đáng kính mà tôi muốn kể ra đây: Các chiến hữu ấy không kể gì ngồi trong quán đông người nam nữ lão ấu đều có, thôi thì bia vào lời ra các “tiếp đầu ngữ” các từ “ Đan mạch” được thả cửa văng ra với đủ mọi thứ, ghép với tất cả mọi câu khiếp quá, nhiều lúc tôi là thằng đàn ông mà cũng phải đỏ mặt , phát ngượng và rất ngại vì không biết những người xung quanh nghe thấy chắc người ta tưởng chúng tôi là một lũ dao búa, ngoài đường ngoài chợ, vô học, chỉ biết rành một thứ ngôn ngữ tục tĩu.

Có một lần, dự đám cưới con một đứa bạn tôi, đám tiệc thật hoành tráng, có rất đông bạn bè, đồng nghiệp, gia đình 2 họ đến dự, không biết thỏa thuận thế nào mà ông bạn yêu quí của tôi lại được chỉ định phát biểu thay mặt cho 2 gia đình nhà trai nhà gái, biết là ông bạn tôi rất hay quen văng tiếng “ Đan mạch” nên tôi cũng rất lo, thế rồi đến lúc hắn phải lên ấp úng phát biểu, tuy có trục trặc đôi chút, bạn tôi toát mồ hôi hột, cũng hoàn tất được bài “diễn văn lịch sử” đầy khó khăn ấy trước"rừng" bá quan bằng hữu hai họ.

Lúc ghé qua chỗ tôi, nó thì thào: “ Mẹ nó, lúc cầm cái mic gõ mãi không thấy kêu, bực quá may mà kìm được, chứ suýt là tao văng “củ khoai” ra là bỏ mẹ.” cả lũ xung quanh nghe đều lăn ra cười bò.

Hoàng Anh K6

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Gặp bạn cũ, nhớ chuyện xưa

Thanh Trung kể, Hameo ghi

Lần trước vào công tác Sài gòn gặp lại Hứa Bá Vũ, tôi sực nhớ tới chuyện xưa.

Đó là lúc ở trại Đồi, phía trước nhà có con suối rộng, bọn mình vẫn ra tắm. Con suối nông choẹt, lội xuống chẳng đủ ướt quần đùi. Nhưng nhờ dân địa phương xếp một dãy đá bắc ngang làm con đường đi qua nên tự nhiên trở thành một cái đập nhỏ chắn dòng nước lại tạo thành một cái vũng kha khá. Chỗ sâu nhất cũng lên tới bụng bọn mình (học sinh lớp 5). Chỉ có thế mà bọn học sinh hàng ngày vẫn ra tắm táp mà còn tập bơi nữa chứ! Trên bờ cũng có một khoảng đất tương đối rộng đủ để đùa ngịch, chạy qua chạy lại.

Hồi đó có Sỹ Bắc ở khóa 5 mới được “tăng cường” về khóa 6 nghịch thuộc loại “đại ca”. Sỹ Bắc có tướng ròm ròm, nhanh nhẹn, luôn có mặt trong ra các trò nghịch ngợm. Một lần ra suối tắm, mấy đứa bày trò lấy cái cây nứa giơ ngang qua chơi nhẩy cao. Thôi thì mặc sức “trổ tài”. Bỗng từ đâu, Sỹ Bắc chạy tới nói: xem tao này! Và nó nói tôi cầm cây nứa giơ lên để nó biểu diễn kiểu nhẩy mới (so với bọn tôi lúc bấy giờ). Nó từ từ chạy tới tung người lên, bay đầu qua trước, tung 2 chân lên sau rất điệu nghệ. Kiểu mà hồi đó anh em mình vẫn gọi là nhẩy “bông nhê”. Cả bọn khen hết lời. Tôi đứng đó cũng hô lên: Nhẩy đẹp quá!. Hứng khởi, Bắc kêu: Mày giơ cao thêm, tao nhẩy lại cho xem! Lần này nó làm điệu bộ rất đẹp từ từ nhào qua cây nứa, ngã lộn qua bên kia. Vỗ tay quá trời. Sỹ Bắc ngã xuống nằm sóng xoài nhưng vẫn cố cười rồi từ từ bò dậy. Nhưng khi chống tay, bỗng nó nhìn xuống và nói: Ơ, ĐM … gẫy tay rồi! Vậy là mặt nó từ méo xẹo và khóc ầm lên: Đau quá! Đau quá! Hu hu … Cả bọn đứng chết trân chẳng biết phải làm gì nhìn nó lăn lộn dưới đất với cái tay gẫy, xương ở chỗ cổ tay đâm lòi cả ra ngoài trông đỏ đỏ, trắng trắng như xương gà ….

May sao, lúc đó Hứa Bá Vũ chạy tới. Vũ lúc đó mới từ trường Miền Nam chuyển qua. Tuy học lớp 6 với bọn tôi, nhưng nó đã lớn, tuổi cũng cỡ các anh khóa 1. Nó to cao hơn hẳn bọn tôi một cái đầu. Vũ chạy tới bế xốc Bắc lên chạy thẳng về Quân y. Bắc la um sùm: anh Vũ ơi, đau quá, em chết mất! Cả bọn cũng giải tán đi về.

Vậy mà từ hồi đó đến giờ mới gặp lại Vũ. Quên sao được, thằng duy nhất có họ “Hứa” ở Đại mình! Nhớ lại chuyện cũ, vẫn “mày, tao” thân mật với thằng bạn cùng khóa. Vũ cự: Ê, tao lớn hơn tụi mày, phải kêu là anh Ba đó! - Ừ, thì anh Ba. Xin lỗi nha!

TTr

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Phim hài Tết Nhâm thìn

Nguồn: You Tube 
Chùm phim hài Tết gồm 7 phim với thời lượng 8:23:44 giờ. Bác nào rỗi rãi có thời gian, xem cho ngày Tết thêm tiếng cười. Chùm phim hài này có ý nghĩa xã hội và gần gũi với cuộc sống. Do các nghệ sĩ hài quen thuộc thực hiện. 
Xem trực tiếp tại YOU TUBE

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

GIẤY CHỨNG NHẬN… NGƯỜI


Sưu tầm
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi dáng chừng đi làm thuê, hạch sách:
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
-Anh là người tàn tật?
-Vâng, tôi là người tàn tật.
-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
-Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé,. cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn:
-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật …
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

HẬU DUỆ CỦA ÔNG TỔ HỌ CHU HAY CHUYỆN CHU TẤN QUANG BÂY GIỜ MỚI KỂ

(Một nén hương nhang giành cho bạn tôi – Liệt sĩ Chu tấn Quang mong tâm linh bạn sẽ mãi mãi trường tồn với đất Việt.)

Hoàng Anh k6

Trong đám bạn Trỗi thời Quế Lâm hồi đó, Quang- biệt danh ở lớp là “ Chu bò liếm”( vì đầu hắn có một đám tóc dựng trước trán) là thằng bạn thân nhất của tôi, đi đâu 2 đứa cũng cặp kè với nhau, vốn dĩ cùng là quân Đống đa nhà Quang ở ngay Khu Cao Xà Lá*, còn tôi thì ở Nam Đồng nên cả khi về nước , thường mỗi dịp về phép thì 2 thằng vẫn lếch thếch cùng nhau. Vì rất thân nhau nên Quang hay nói chuyện về gia đình mình và qua đó tôi biết Quang cũng rất hay nhớ nhà luôn tự hào về gia đình dòng họ nhà mình,

Có một lần chúng tôi mò mẫm vào kho đồ cũ của trường Y Trung tìm thấy một miếng gỗ ngăn bàn bị sứt mộng mất một góc, thớ gỗ màu hồng, thấy tôi có vẻ thờ ơ không quan tâm lắm, thực ra tôi rất ngu vì khoản này, Quang vênh mặt bảo tôi : “Ngố thế, mày không biết gỗ này gọt làm súng rất chi là sướng à ?” thế rồi hai đứa hì hục xẻ miếng gỗ thành 2 mảnh, vẽ phác thành hình 2 khẩu súng ngắn kiểu K54 ( hồi ấy khóa chúng tôi có phong trào làm súng diêm, đốt gỗ xoan tán thành bột than làm pháo bông ) rồi cứ thế khóet đục chuốt nhám, lúc làm thấy Quang rất khéo tay, chỉ dùng cái đinh rỉ và mảnh thủy tinh mà miết thành các đường cạnh rãnh khe cò súng y như thiệt rất đẹp, tôi bật miệng khen thì cậu ta mới dẩu mỏ hứng lên với cái giọng khàn khan của thằng trai mới lớn vỡ tiếng: “ Tao nghe nhà tao kể Thời ông tổ nhà Chu tao rất giỏi về kiến trúc bị giặc nhà Minh bắt về xây nên Thiên An Môn ở Bắc kinh mày có tin không?”** (lúc ấy thật sự thì tôi cũng nửa tin nửa ngờ về cái chuyện ông tổ họ Chu nhà nó dù tôi có xem sách sử đâu đó cũng có nói chuyện này ) …mấy ngày sau, mỗi thằng chúng tôi đã có một khẩu súng lục gỗ khá oách, Quang thì cưa khúc sau chuyển làm súng diêm, còn tôi thì tiếc công chuốt được khẩu súng khá chuấn nên vẫn giữ nguyên.

Cũng khoảng thời gian sau đó, trường tôi rộ lên phong trào làm tàu lượn, các anh khóa trên làm trước, lũ khóa chúng tôi cũng hùng hục đua theo, lúc đầu thì mua đồ về ráp lại, nhìn những cánh tàu lượn bay trên bầu trời là lũ chúng tôi sướng mê cả người, nhưng sau vì tàu lượn của chúng tôi thân bằng gỗ nên hay bị gãy, vừa tiếc, lại vừa bực mình. Nhưng Quang “Bò Liếm”không chịu thua. Nó rử tôi vào một buổi tối trời đen như mực lò mò ra chỗ khóm tre hay trúc gì đó (các bạn còn nhớ ở Y trung có mấy khóm tre trúc làm cảnh không ?) hình như nó đã ngắm nghía từ chiều, vừa cưa vừa run vì sợ bị bắt, nên vừa lấy được một khúc, hai thằng chạy như ma đuổi. Lúc thấy nó vót tre, rồi lấy dây nhôm phơi quần áo tán ép 2 mảnh thành cái thân máy bay cứng cáp mà rất dẻo chơi tha hồ thì tôi phục lăn và thực sự tin ông tổ họ Chu nó có tài thực.

Chú thích :

* Khu Cao Xà Lá là tên tắt khu công nghiệp Cao su-Xà phòng- Thuốc lá ở Hà Nội.

** Thiên An Môn ở Trung quốc, xây từ thời triều Minh vào năm 1417. Theo sử sách ghi lại Đời nhà Minh có ý định xây một cung lớn ở Bắc kinh, nên khi đánh sang Việt nam, ngoài việc bắt hết cha con quan lại nhà Hồ Quý Ly ( trong đó có cả Nguyễn phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi, nên có chuyện Nguyễn trãi tiễn cha đến tận ải Mục Nam quan) chúng còn tầm nã những thợ có tay nghề cao đưa về Bắc Kinh để xây Thiên An Môn

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh BS Trần Duy Hưng Cố Chủ tịch UBND Tp Hà Nội (16/01/1912 - 16/01/2012), UBND Tp HN, Sở VHTTDL, Hội Nhiếp ảnh VN, Hội Sử học VN và gia đình tổ chức triển lãm ảnh

"Trần Duy Hưng, một người Hà Nội"

và toạ đàm về thân thế, sự nghiệp của ông.
Thời gian: từ 12-17/01/2012.
Địa điểm: Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hòang, HN.
Trân trọng kính mời các bạn Trỗi đến thăm triển lãm.
Con trai Trần Chiến Thắng

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Tin buồn

Cụ bà Trương Thị Dũng, mẹ bạn Trình Mạnh Hòa K7,
do tuổi cao sức yếu và lâm bệnh nặng, đã tạ thế ngày 9-1-2012, tại bệnh viện Hữu nghị, hưởng thọ 90 tuổi.
Lễ viếng: Tổ chức từ 9g30 đến 10g30, ngày 12-1-2012,
Lễ truy điệu: 10g45,
tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

ĐÁM CƯỚI CON BA "TRÂU" Ở CAM RANH






K6 DU CÔN … ĐẢO

Hôm rồi “đánh đu” theo các (cặp) AE k6 đi Côn đảo đón tết (tây). 5 từ Hà nội bay vô và 2 nhập đoàn từ Sài gòn. Thật là vui và thật là hiếm! Gần hết đều đã là ông bà ngoại mà quậy tưng làm mấy cháu hướng dẫn viên chỉ còn biết há miệng ra mà cười theo.

Chuyện Côn đảo thì báo chí, sách vở nói nhiều rồi, còn chuyến đi của AE k6 thì xin xem clip “Đón năm mới tại Côn đảo” dưới đây. Ở đây chỉ xin kể mấy chuyện lẻ tẻ ấn tượng của riêng tôi sau hơn 3 năm. quay trở lại Côn đảo.

Côn đảo vốn được gọi là nơi “một trường, một chợ, một vợ, một cây xăng” thì nay chỉ còn đúng 50%. Trường và chợ thì vẫn chỉ là một, nhưng cây xăng thì đã có thêm (ít nhất) 2 cái chuyên phục vụ tàu bè cảng Bến Đình. Và cũng ở đây (theo lời giới thiệu) nay đã có các dịch vụ “tươi mát” theo nhu cầu của thủy thủ. Vậy là không thể “1 vợ” được rồi! Rượu bia nay cũng đã thoải mái như “trong đất”. Các tiệm nhậu mọc lên nhan nhản và chắc sẽ còn nữa. Riệng vụ chích hút thì ko biết, nhưng có lẽ cũng khó tránh khỏi với lượng du khách khắp nơi nườm nượp kéo về (tết tây này kín chỗ các khách sạn, hết vé máy bay!).

Tuy vậy, Côn đảo vẫn còn giữ được bản sắc hoang sơ khi xưa. Đường phố vắng hoe, xe cộ đi lại nghiêm chỉnh, đúng luật. Không thấy bóng chú công an nào. Xe gắn máy vẫn bỏ giữa đường, không chỗ gửi, không cần khóa, kể cả hành lý để trên xe cũng không cần xách theo.

Chẳng biết nơi “sạch nhất Việt Nam” này còn giữ sạch được đến bao lâu? Ôi, đô thị hóa là thế đấy!

Mời AE xem clip.



Ngày không quần trên tàu điện ngầm


Chủ nhật 8/1/2012 vừa qua đã diễn ra “Ngày không quần trên tàu điện ngầm” trên 59 thành phố lớn của 27 quốc gia. Phong trào này do nhóm "Improv Everywhere" khởi xướng và tổ chức vào tháng 1 hàng năm, ngày càng lan rộng khắp thế giới, đến nay đã 11 năm.
Ở Hà nội và Tp HCM mà có "phong trào ngày không quần trên xe bus", có lẽ Bộ trưởng Đinh La Thăng đỡ phải đưa ra nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông. Đường thông hè thoáng, giảm ùn tắc ngay.


Toronto 2012

Istanbul, Turkey, January 8, 2012





Nguồn: improveverywhere

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Gửi bác Nhất Trung

Lại chuyện trẻ con thích "làm" bộ đội.
Hôm 22/12 vừa qua, video clip bài hát "Tiến bước dưới quân kỳ" được HMK6 đưa lên, hôm đó vào mạng và nghe, thằng "bê ảnh" của tôi đứng gần đấy chạy lại, mồm thì "lẩm bẩm" hát theo câu được câu chăng, chân thì dậm bước đi đều quanh nhà. Không biết thằng cháu nội thuộc giai điệu bài Tiến bước dưới quân kỳ từ khi nào.
Xem đoạn video clips trên mạng, thằng cháu cứ "líu lo": cháu chỉ thích làm "đội trưởng bộ đội" như bộ đội và còn nói với giọng rất tự hào ngây thơ: "nhà mình còn có cụ và ông là bộ đội, nhiều bộ đội ông nhỉ!". Từ hôm đó, cứ tối về là bắt ông hát "Tiến bước dưới quân kỳ" vài lần để cu cậu lấy nhịp đi đều rồi mới tha.
Môt hai! một hai!

Cháu gái cũng thích một hai!

Nhìn anh bắn súng này! (súng là cái đón giày của ông nội)

Đứng nghiêm giống chú bộ đội ở Lăng chưa?

 
19h55: Sau khi đăng bài, một bạn Trỗi SG gửi bức ảnh trên này thay cho "comment".

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

"Tức nước vỡ bờ"

Mấy hôm nay báo mạng "ồn ào" sự việc kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn và gia đình  nổ súng, nổ mìn chống lại chính quyền cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên lãng, Hải phòng. Đương nhiên hành động của kỹ sư Vươn và gia đình không được dư luận xã hội ủng hộ. Đọc đa số báo mạng thì chỉ nhìn thấy một chiều sự việc "chống người thi hành công vụ" nhưng nếu biết rõ sự việc do báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thì có thể hiểu và thông cảm được hành động của kỹ sư Vươn khi bị dồn vào bước đường cùng, tại sao mà anh ta lại đặt cược sinh mạng của cả gia đình mình vào việc làm một mất một còn với chính quyền và công an như vậy?. Phải chăng chính quyền huyện Tiên lãng đã dồn, đã đẩy, đã bức bách nhà anh đến mức phải sinh tử như thế?

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

6 tháng Giêng.

Là ngày nhập ngũ của nhiều bạn k7, k8.
Năm 1972, các bạn năm ấy nhiều người chưa vào tuổi 17, đang dở dang học kì một của lớp Chín, lớp Mười.

Năm ấy háo hức " trống hội tòng quân" khắp nơi, ở làng quê, ở thành phố, ở những sân trường cấp Ba và trên giảng đường đại học.

Năm ấy Hà Nội, những đoàn học trò lũ lượt đạp xe trên đường ra ngoại thành tiễn bạn bè đi lính, những nhóm nhỏ từng lớp xúm xít bên nhau trò chuyện và cười vui vang đường làng Đại Mỗ, Tây Mỗ, nơi tập kết của lính mới Ba Đình Hà Nội.

Năm ấy cũng có những đôi lứa tạm chia tay nhau rồi xa nhau mãi mãi, để lại nỗi nhớ thương suốt đời và những câu chuyện tình đẹp mãi.

Thời gian nhanh quá. Kỉ niệm 40 năm ngày nhập ngũ, chúc các bạn sức khỏe và mãi nụ cười vui trên môi.
Những chàng lính trẻ phố Lý Nam Đế năm xưa.
Nhóm nhỏ SG kỉ niệm bốn mươi năm ngày nhập ngũ
06 tháng Giêng 1972-2012.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Bên lề chuyện đi tìm LS Võ Nguyên Trọng

Hôm gặp CCB Tâm (hình), đồng đội của Võ Nguyên Trọng ở Nhà khách Bason, Tâm kể nhiều chuyện khi đi tìm Trọng. Có 2 chuyện được coi là tâm linh xin kể ra đây:

1. Trong số 8 gia đình liệt sĩ tìm được cốt trong đợt cùng với Trọng, có một gia đình trước đó với sự giúp đỡ của các nhà tâm linh đã tự tìm và mang cốt thân nhân mình về quê chôn cất. Biết vậy, nên trong đợt vừa rồi, trong số anh em CCB của E46 và đội K92 Quy tập có ý kiến không thông báo cho gia đình này vì họ đã tin tưởng và an tâm với thân nhân mình. Song một trong số các gia đình còn lại đã thông báo và bữa tháng 9/2011, gia đình kia cũng vẫn cử một người chú (hay cậu) cùng đi với tinh thần xem cho biết và đón các bạn của con cháu mình. Nhưng nào ngờ, sau khi kiểm tra AND, thân nhân của gia đình đó lại một lần nữa được tìm thấy, mà lần này được khoa học xác định chính xác như đã biết là đung 100%! Bởi vậy trong đợt tháng 12/2011 khi đi đón các LS trở về, ai cũng vui mừng, riêng gia đình nọ thì ngượng ngùng, không nói nên lời. Được biết sau khi đón LS về, gia đình nọ đành phải làm “động tác” thay đổi cốt trong mộ đã xây ở nghĩa trang và xây một mộ mới cho LS Vô danh đã đón về trước đó.

2. Tâm kể: “Trên sơ đồ đánh dấu 9 mộ nhưng chỉ tìm thấy 8, giữa mộ số 7 và số 9 có khoảng trống hơn 4m. Cày nát cả vùng mà chả thấy”. Lúc này mọi người cũng đã thấm mệt bèn thắp nhang và đèn cầy thầm mong các LS “chỉ điểm” cho rõ ràng. Lạ một cái, 9 cây đèn cầy đốt lên thì có 1 cây cứ tắt hoài. Nhiều bó nhang, mỗi bó 9 cây được cắm rải rác khắp xung quanh khu vực vừa đào bới thì trong mỗi bó đều có 1 cây không cháy. Mọi người van vái rồi đốt lại, nhưng kết quả vẫn không đổi (?). Tâm nói: Tôi không mê tín, nhưng cũng phải tin, chắc còn một LS ở đây mà xương cốt đã hòa tan vào mảnh đất Kiên Lương mà ảnh muốn ở lại nơi đã ngã xuống này, nơi ảnh đã chiến đấu và hy sinh cho đất mẹ: Đất Việt Nam.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Khi nào bạn là kẻ ... " hạnh phúc trong xiềng xích " . ???

Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang trở thành một người đàn ông của… bốn bức tường căn hộ?
Mê mẩn thứ gì đó: Mê mẩn một diễn viên, một trò chơi, một thú sưu tầm, bỗng dưng yêu thích vô cùng một thứ gì đó, không biết làm thế nào dứt ra nổi ???
Ỷ lại vào máy tính: Lúc nào cũng bật máy tính. Nhưng bật máy tính mà chả dùng để làm việc gì cho nghiêm túc. Nhưng rồi vẫn cứ bật máy tính lên theo thói quen, như người cứ đi làm về nhà là bật tivi lên, dù chẳng xem !!!
Ỷ lại vào mạng Internet: Làm gì cũng phải lên mạng cái đã, không nối được mạng Internet thì chả làm được cái gì cả, dù chỉ là ngồi… tập gõ mười ngón :DDD .
Không thích đi làm hoặc đi học: Không nghĩ ra cách gì để giải quyết tình trạng đó.
Ăn ngủ thất thường: Ngồi máy tính có khi quên ăn, hoặc xem tivi có lúc quên ngủ ( !!! ) .
Không mấy khi ra ngoài: Bởi nghĩ ra đường là đã bắt đầu phải tiêu tiền, chi bằng ngồi yên trong nhà, không tiêu tiền tức là đã kiếm được tiền rồi còn gì ! He he . Và thường suy nghĩ cân nhắc mỗi khi có việc phải đi ra khỏi nhà.
Không thích người lạ: Là bởi lại bắt đầu mất thời gian để duy trì một mối quan hệ. Làm quen và bạn bè trên mạng là đủ rồi.
Tính cách hai mặt: Cùng lúc đối diện với một sự kiện, khi trong bốn bức tường thường sẽ có hai thái độ: một là sự phản ứng bản năng, một là sự kiềm chế giấu kín suy nghĩ thực của mình. Nhiều Thú sưu tập: Sẽ ngồi một chỗ mà sưu tầm tìm kiếm một thứ gì đó khiến mình thấy thích thú: Những tấm ảnh cùng một thể loại, hay các bộ phim của dòng phim hắn yêu thích. Thậm chí, lùng kiếm thông tin tất tần tật về một nickname mà anh ta chú ý trên mạng ảo.
Béo: Họ béo, đúng thế! Béo và mặt có khi đờ đẫn!
Thích viết những thứ nhỏ nhặt, ngăn ngắn: Kiểu như viết blog, viết nhật ký, ghi chép văn học, tản mạn review gì đó, đăng ảnh lên blog ngắm nghía v.v…
Thích người ảo: Có khuynh hướng thích các nhân vật ảo, trong game, trong phim, trong truyện, mà đó đều là những nhân vật được xây dựng hư cấu hoàn toàn. Kiểu như phát điên lên vì người sói trong Newmoon hay thích Harry Potter hoặc yêu nhân vật với bài hát trong game Final Fantasy ngày xưa.
Buồn phiền: Người đàn ông sống giữa bốn bức tường, hễ nghe trên mạng có ai nói xéo mình một câu là đã chạnh lòng.
Những con thú nuôi : Họ thường sẽ nuôi một con vật trong nhà.
Và : Họ sẽ ngồi bệ xí lâu đến nỗi, hai chân bắt đầu tê dại, đứng lên không nổi, phải loạng choạng.
Nghe nản phết nhẩy . Dừ quá mất rồi .

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Chúc mừng Bạn NGUYỄN THÀNH BIÊN

Chúc mừng bạn Nguyễn Thành Biên (K8), Viện trưởng Viện Kỹ thuật điện tử & Cơ khí nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công An - đã được vinh thăng quân hàm Thiếu tướng nhân dịp các ngày Lễ cuối năm 2011.
Tập thể Bạn Trỗi các Miền Xin chúc mừng Bạn.

Tiếu lâm thời sự

Đầu năm đọc tiếu lâm :))) (bác nào không thích đọc cho qua luôn nha! )
 
Nguồn trích: BS điểm tin 02/01/2012
Ngày 27/12 BS có điểm một bài viết ca ngợi TT Dũng là "Nhân vật ảnh hưởng nhất trong năm 2011 trên tờ Korea Herald và nhắc các báo quốc doanh dịch đăng lẹ lên. Vậy mà tới 2 ngày sau mới thấy có một mình tờ Dân trí thực hiện .
Nghe chừng như là làng báo đã quá ngao ngán vụ mới xảy ra năm trước, tay chủ một hãng cóc nhái chuyên chế biến rác và vệ sinh môi trường cũng đã “tôn vinh” kiểu nầy, rồi tờ Pháp luật VN thộp liền, bị đám báo, blog mạng tự do đem ra chọc quê, đọc cười bể bụng luôn, làm cho tờ báo nầy phải đính chính, xào xáo lại từ cái tựa cho tới nội dung. Phản tác dụng vô cùng!
Cũng có thể vì vậy mà Việt Nam Net đã thay đổi chiến thuật. Bữa kia, độc giả V.T.P. cho biết VNN đã đăng lại bài viếtnhưng không dịch ra tiếng Việt và táo bạo đổi tên tác giả, từ nguyên thủy là của một tay chủ công ty, thành ra là của chính tờ KOREA HERLAD . Thôi thì năm mới năm me, VNN/TVN đã liều mạng cho dân món ăn tinh thần khá thịnh soạn bằng bài viết “Phát ngôn tuần” của Kỳ Duyên cùng ngày, thì cũng cho quan được một miếng chớ.