Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2007

CHÚC CÁC BẠN TRỖI MỘT NĂM MỚI !

Chỉ còn mấy tiếng nữa là hết năm. Bước sang năm mới, chúng ta lại già thêm một tuổi. Nhưng có lẽ chúng ta chưa chịu già nên mới có có nhiều chuyện để nói trên blog này.
Lúc đầu blog chỉ có trên chục bài viết, với vài ba tác giả. Nay thì đã có hơn 50 bài viết trong 1 tháng, với trên chục tác giả. Nhiều chuyện quá là gì? Đủ cả hỷ, nộ, ái, ố, mặn, ngọt, chua, cay. Vì có như thế mới làm nên blog của nhiều người, không của riêng ai cả? Có người này, người kia. Nhưng phải công nhận một điều, anh em ta càng thêm gần gũi nhau hơn, các bạn đang làm ăn ở nước ngoài, trong Nam, ngoài Bắc không còn cảm thấy xa. Hàng ngày có thể gặp nhau trên blog, để biết tin của nhau. Thế là quá thành công rồi! Đúng với tiêu chí của blog.
Năm vừa rồi, chúng ta đã làm được nhiều điều. Khoá 7 thăm và tặng quà cho bà con Đại từ, khoá 8 thăm lại Trung hà, Hưng hoá nơi mà trước đây trường ta đã từng đóng quân. Hơn nữa là cả trường đã tổ chức một chuyến đi thăm lại Quế lâm (TQ). Thật là những việc làm đầy ý nghĩa. Ngược với những gì chúng ta đã làm thời còn học trò nghịch ngợm, đầy tai tiếng?
Nhân dịp năm mới, chúc các bạn hạnh phúc, có nhiều sức khoẻ, thuận lợi nhiều trong công việc. Hy vọng nhiều bạn tham gia vào blog hơn?

TM BLL

Hồ Bá Đạt

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2007

CHÚC MỪNG NĂM MỚI !

Lại một năm nữa trôi qua, thời gian đi nhanh quá ! Tôi phải đi "nhậu" Tổng kết đây.

Chúc tất cả anh em Trường Trỗi một năm mới :

MẠNH KHỎE - VUI VẺ & THÀNH ĐẠT.


TM
HÌNH MINH HỌA

Chẳng biết "WC Clinton" có vĩ đại được như thế này ko ?
(hình chụp tại một trạm nghỉ trên đường từ Nam Ninh đi Quế Lâm)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2007

Suy ngẫm !!!

Chúng ta có đôi lúc tự hỏi với bản thân mình phải chăng những điều mình có hiện tại là quá thiếu thốn, không đạp ứng được những nhu cầu của mình. Và những lúc đó chúng ta chìm đắm trong những suy nghỉ Giá như.. Phải chi..., nó cứ xoáy vào đầu óc chúng ta. Giá như mình sống trong một gia đình giàu hơn, giá mình có một chiếc xe hơi, giá như mình có được một người cha giàu có,...
Những lúc đó bạn có nghỉ rằng ở đâu đó trên thế giới này còn có rất nhiều người không có nổi những thứ tồi tàn vứt đi mà bạn có. Số trời đã ban cho ta rất nhiều thứ cho nên mỗi chúng ta hãy trân trọng nó. Hãy hài lòng với những thứ mà bạn có, chúng ta có những gì thì hãy trân trọng nó. Đừng để vuột khỏi tầm tay.
Thay vì trong một phút nào đó bạn nói câu giá như thì trong những phút giây ấy hãy làm những gì có thể để đạt được mục đích. Con người là một sinh vật có tư duy và thông mình nhất trong các loài động vật. Chúng ta có một bộ óc hoàn thiện để suy nghỉ và để tư duy.
Sự thật thì chúng ta chưa sử dụng hết sức của bộ óc, có đôi lúc chúng ta tự hỏi tại sao lại phải làm việc mệt nhọc như thế này trong khi đó sếp của mình thì lại ngồi chơi xơi nước.
Mỗi thực thể trong cõi đời này đều được thượng đế ban cho sự thông minh như nhau chỉ có điều là con người chưa biết sử dụng hết tất cả sự thông minh đó. Hoặc vì con người đã quá lâu ngủ quên trong vị trí là loài vật thông mình nhất.
Mỗi khi bạn đặt ra câu giá như thì bạn hãy nghỉ đến những người khác cũng đang thèm thuồng những thứ mà ta có nhé. Hoặc giả như có thiếu một thứ gì mà người khác không cho thì đừng nghĩ đến việc buồn giận. Đó là lúc chúng ta đang làm cho bản thân mất đi tính tự tôn của mình.

St

Thăm Ngọc Phật Tự ở Thượng Hải

Sáng 17/12/07, trời mưa. Trên đường tới Phật Ngọc Tự, hướng dẫn viên Thu Lệ nói: “Ở TQ có câu nói: “Quý nhân ra ngõ gặp trời mưa” để nói lên sự may mắn và hiếu khách của dân Thựong Hải”.

Ở Thượng Hải có đến 486 ngôi chùa được xếp hạng. Chùa Phật Ngọc được xây năm 1881 với pho tuợng Phật Thích ca Mầu ni lớn nhất nước, nặng 1T, cao 1,7m, bằng đá cẩm thạch. Tục truyền khi thỉnh pho tượng này từ Miến Điện về được chở bằng ngựa, lão thương gia muốn mang về quê mình ở Tạc Sơn. Từ Thượng Hải phải cho xuống thuyền nhưng pho tượng quá nặng. Nghĩ rằng đất này có duyên với Phật nên đã "giữ" người lại, ông đã hiến tặng cho Thượng Hải.

Dẫn đến phòng để tượng Phật là 1 lọat các phù điêu gỗ để trong tủ kính, miêu tả lại những tác phẩm bất hủ của văn học cố điển TQ: Đông Chu Liệt quốc, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tam Quốc Chí. Pho tượng Phật là quốc bảo, đặt trong 1 phòng rộng mà gian ngòai có gắn 499 tượng các vị la hán bằng vàng (0,6kg/pho) trên trần nhà. Riêng ông Tề Công vì quan niệm "tu tại tâm" nên vẫn uống ruợu và ăn thịt chó và ông không thành la hán chính quả. Và tượng của ông chỉ được làm bằng gỗ long não. Cũng vì là quốc bảo mà tôi không chụp được hình để giới thiệu với các bạn. Trong Cách mạng Văn hóa, sợ bị phá và mất pho tượng ngọc, nguời ta phải cất tượng vào hòm và dán ảnh cụ Mao bên ngòai. Vì thế cánh hồng vệ binh không dám động đến. Ngòai ra trong chùa còn có 2 pho tượng Phật bằng đá trắng do dân Hồng Kông tặng năm 1947.

Nhiều vị nguyên thủ quốc gia đã “đáo” Phật Ngọc Tự. Bill Clinton cũng đã viếng thăm. Khi đến ông phê bình: "Chùa thì đẹp và cổ kính nhưng WC hơi bị bẩn". Nghe góp ý của quý nhân, chính phủ Thượng Hải cho xây lại WC và dân chúng gọi là “WC Clinton”(!). Tôi đã mời bác lao công trong WC chụp chung với bác Chiến.

Trong chùa hương khói nghi ngút. Khách vãng lai ghi sớ rồi thắp hương khấn vái, xin lộc lấy may. Trên cành cây quanh chùa buộc hàng ngàn dải lụa điều, ghi những ứơc muốn về sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt của khách viếng thăm. Nhìn lên nóc 2 ngôi chùa bên tả, bên hữu thấy phù diêu thầy trò Đường Tăng sang Tây thiên lấy Kinh. Buổi trưa đúng bữa cơm, thấy các vị sư sãi xếp hàng vào nhà ăn...

Phật Ngọc Tự cũng là điểm du lịch đặc biệt của Thượng Hải.

(Ảnh minh họa xin được post sau 1 tí vì máy sự cố! Cảm ơn!).

HỌA SĨ PHẠM LỰC - THẦY CỦA CHÚNG TA

Tôi cũng muốn gởi tới các ae câu chuyện về 1 họa sĩ được copy từ báo Thanh niên. Chắc có nhiều bạn đã đọc rồi, nhưng có lẽ còn 1 số chưa đọc về người họa sĩ quen biết này của chúng ta.

Phạm Lực sinh năm 1943 tại TP Huế, quê cha. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Chương, người Hà Tĩnh, và là chắt ruột của đại thi hào Nguyễn Du. Bà theo chồng vào Huế, nơi ông đang giữ một chức quan của Nam triều. Cách mạng tháng 8.1945 nổ ra, cha của Phạm Lực khuyên vợ đưa 3 đứa con (Phạm Lực lúc đó mới 2 tuổi) trở về Hà Tĩnh sống nhờ bên ngoại, nghe ngóng tình hình thời cuộc xem thế nào... Ai ngờ lần chia ly đó là mãi mãi, đôi vợ chồng kẻ Nam - người Bắc.

Trong khi người cha ở lại Huế "xênh xang áo mão cân đai" thì vợ con ông ở quê ngoại lại phải sống trong tủi nhục oan nghiệt, bị những người xung quanh dè bỉu, xa lánh vì có cha, có chồng làm "Việt gian". Bà mẹ của Phạm Lực một nách 3 đứa con, đã phải nhẫn nhục chịu đựng trăm cay nghìn đắng cố gắng chống chọi với đói khổ và điều tiếng thị phi chỉ để những đứa con của mình tồn tại. Nhẫn nại, hy sinh đến thế nhưng vẫn không giữ được đứa con thứ hai trong đói lạnh, suy kiệt... Riêng Phạm Lực đã cố gắng vượt thoát cái "số phận định mệnh" ấy bằng những nỗ lực kiên cường. Mê vẽ từ lúc còn rất nhỏ, vật gì cũng có thể trở thành bút vẽ: cành cây, cục than, miếng gạch vụn, mẩu sắn mì phơi khô... và vẽ lên bất cứ ở đâu. Hàng xóm xung quanh đã bao phen "mắng vốn" bà mẹ của Lực vì cậu con chuyên vẽ bậy lên tường nhà của họ. May mắn làm sao, sau đó Phạm Lực phát hiện ra nguyên một bãi cát bao la dọc bờ sông La, mặc sức cho cậu tung hoành sức vẽ!

Đam mê lớn nhất của Phạm Lực là được vẽ nhưng cái "phốt" lý lịch hầu như đã đóng sập những cánh cửa dẫn vào trường vẽ. Vậy mà bằng những phấn đấu không mệt mỏi, cuối cùng Phạm Lực cũng đã được vào học trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (niên khóa 1960-1965). Vừa ra trường, Phạm Lực trở thành bộ đội chiến đấu ở Hàm Rồng (Thanh Hóa), tuyến lửa Vĩnh Linh... rồi các chiến trường Tây Nguyên, Nam Lào, Tây Nam Bộ... 35 năm trong quân ngũ, tay súng tay cọ - Phạm Lực đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu tá kiêm họa sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đủ biết rằng anh đã chiến đấu, lao động nghệ thuật như thế nào mới tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của thượng cấp (trong thời gian này anh đã đoạt được nhiều giải thưởng về nghệ thuật và văn học của Bộ Quốc phòng). Năm 1977 anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Ai cũng phải công nhận sức vẽ của Phạm Lực thật là... kinh khủng! Một mình anh vẽ bằng 5 người khác. Anh căng toan lên khoảng một chục giá vẽ rồi mới bắt đầu vẽ, đang vẽ mà... bí thì nhảy sang khung toan khác. Cứ thế mà vẽ liên tục, đầy ngẫu hứng mà không hề qua giai đoạn vẽ phác thảo. Cởi áo lính vào năm 1993, Phạm Lực về Hà Nội mở xưởng vẽ. Gọi là "xưởng" cho... oai, thật ra đó chỉ là một căn phòng xập xệ, chật hẹp.

Tuy thế, tranh của Phạm Lực lại có sức hấp dẫn lạ kỳ, nhiều người sành chơi tranh năng lui tới nơi này và giới thiệu với nhiều người khác, kể cả người nước ngoài. Bà Francois Flane (người Pháp) lúc đó là Trưởng đại diện UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc) tại Hà Nội cũng rất hay đến xem Phạm Lực vẽ và mỗi khi ra về bà ấy lại "mua" vài bức tranh mang đi mà không hề... trả tiền. Phạm Lực cũng ngại đòi tiền vì... không biết nói tiếng Pháp ! Sau 3 năm như thế, một hôm bà Francoi đến với một người phiên dịch và nói: "Đi! Tao trả tiền tranh cho mày!". Phạm Lực lúng ta, lúng túng leo lên xe taxi. Đến một căn biệt thự ở làng hoa Nghi Tàm bà ấy nói: "Tao trả nợ bằng... căn nhà này đó !", rồi trao chìa khóa cho Phạm Lực. Ít lâu sau bà ấy lại nói: "Mày có nhà rồi, cho tao... ở nhờ với!". Phạm Lực chỉ còn biết... gãi đầu, cười cười dắt bà ấy đi "đăng ký" !

Nhờ bà vợ người Pháp này mà ở Paris (Pháp) có hẳn một Gallery Tranh Phạm Lực rồi tranh Phạm Lực lan tỏa sang các nước châu Âu. Riêng ở trong nước, lần đầu tiên một họa sĩ Việt Nam đương đại có hẳn một CLB Sưu tập tranh Phạm Lực với khoảng 60 thành viên cực kỳ mê tranh Phạm Lực do ông Nguyễn Sĩ Dũng (Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) làm chủ tịch. CLB này sẵn sàng hỗ trợ về tài chính hoặc các yêu cầu khác của họa sĩ chỉ để họa sĩ yên tâm sáng tác và để tranh Phạm Lực được giữ lại ở Việt Nam vì "rất sợ con cháu muốn xem tranh Phạm Lực lại phải ra nước ngoài mới xem được" (lời ông Nguyễn Sĩ Dũng trong buổi họp báo).

Hà Đình Nguyên (báo Thanh Niên)

Ảnh minh họa: UT

Ảnh trên: Thày Lực và Quách Hoàn Kiếm K8
Ảnh dưới: Thày Lực đang vẽ tại nhà

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

Chuyện đời : Bức Tranh bị Bôi Bẩn

Sáng nay mở email của UT, có một bạn K9 thường xuyên quan tâm đến các blog Trỗi đã gửi cho UT một câu chuyện và thông qua UT muốn gửi gắm những suy nghĩ của mình để mọi người cùng chia sẻ. Thể theo nguyện vọng đó, UT đăng lên để mọi người cùng đọc.

Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ . Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình . Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.

Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ . Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người hoạ sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".

Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

Thăm Sứ quán ta ở Bắc Kinh

Một trong những tiêu chí của chuyến đi lần này là thăm lại Sứ quán VN. Chiều 20/12/07, sau khi từ Thập Tam Lăng về tới Di Hoà Viên, chúng tôi tách đoàn vì đã hẹn với Đại sứ Nguyễn Văn Luật. Anh rảnh buổi chiều, sau đó lại tiếp khách.

Chạy taxi từ Marriott tới Sứ quán không xa. Đến gần thì nhận ra khu giao tế Hữu Nghị rồi công viên Nhật Đàn. Trước cửa Sứ quán, chiến sĩ biên phòng yêu cầu trình pass (chắc anh ta nghĩ chúng tôi định "vượt biên"?) thì có nhân viên văn phòng ra đón. Chúng tôi vào luôn bên trong và được dẫn tới nhà riêng Đại sứ. Lần cuối đến đây năm 1969, gần 40 năm sau mới có dịp quay lại. Thành Công và Việt Trung, có thời gian được sống với cha tôi ở đây, đã xúc động thực sự khi nhìn lại cảnh, vật cũ. Vườn nho đã bị đốn sạch làm sân. Kia là cửa sổ mà Trung đã trèo ra trốn học. Trước cửa nhà, 2 cây hồng ròn đã rụng hết lá nhưng trĩu quả. Trời tối, đèn quanh vườn bật sáng. Vào trong phòng khách xưa như thấy còn hơi ấm của cha tôi. Lát sau, Đại sứ về. Chúng tôi chuyện trò rồi tặng anh cuốn sách về cha. Sau khi chụp kỉ niệm trước ngôi nhà cha tôi ở, anh mời chúng tôi lên phòng khách Sứ quán.

Anh ngạc nhiên là đêm trứơc chúng tôi đã có cuộc gặp mặt với các đồng chí Lương Phong, Văn Trang và Cao Đức Khả. Qua chuyện trò thấy có 2 thông tin đáng quan tâm:

1. Sau 50 năm, việc trao đổi đào tạo giữa 2 đảng được khôi phục. Đại sứ vừa từ Đại Lễ Đường tháp tùng đoàn do bà Tòng Thị Phóng dẫn đầu, trở về. Trong đoàn cán bộ cao cấp sang học Trừơng Đảng Bắc Kinh có 2 uỷ viên TW và 5 thứ trưởng. Có lẽ Đảng ta thấy được bài học “đổi mới” của TQ có ảnh hưởng lớn và gần với điều kiện VN?

2. Trao đổi về vụ biểu tình ở ta vừa rồi thì được biết năm 2004 đã có cuộc biểu tình của dân chúng Bắc Kinh trước cửa Sứ quán VN. Theo “luật bất thành văn” thì 2 bên đều có 2 cú đá phạt penalty, thậm chí đội bạn đá trước. Vậy là “hòa”(!). Chuyện lãnh thổ, lãnh hải không chỉ giữa ta và TQ, đầy phức tạp, luôn biến động. Hơn nữa cũng có những kích động hải ngoại làm giới trẻ có nhìn nhận và hành động bột phát. Kể cũng buồn!

Vì Sứ quán bận tiếp đoàn bà Phóng nên chúng tôi chủ động rút. Chúng tôi thăm cả phòng khánh tiết nơi tổ chức lễ truy điệu cho ông. Dạo vòng quanh Sứ quán, chụp mấy kiểu ảnh rồi ra thăm công viên Nhật Đàn.

Năm nay kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của cha tôi nên chuyến viếng thăm nơi ông đã sống suốt 8 năm (1959-1967) để làm việc nước rất có ý nghĩa với chúng tôi!

Thư giãn !

Không trả lời điện thoại

Buổi tối, bà vợ nấu nướng xong liền ra lệnh cho cậu con trai gọi điện cho bố về ăn cơm
Đứa con sau một hồi hì hục gọi chạy ra gào toáng: Mẹ ơi, mẹ ơi....

- Chuyện gì vậy? - Bà mẹ hỏi.

- Con gọi ba lần liền mà lần nào cũng có một cô trả lời.

Bà vợ điên quá, đợi đến lúc chồng đi làm về liền nhảy ra đấm đá túi bụi. Ông chồng bị bất ngờ không hiểu vì sao chỉ kịp nằm lăn ra kêu cứu. Hàng xóm thấy vậy sang xem rất đông.

Bà vợ lúc này mặt vẫn đang hầm hầm liền bảo thằng con:

- Mày nói cho các bác ấy nghe đi, cái cô đó trả lời máy của bố mày thế nào?

- Dạ, cô ấy bảo: Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được....

Vợ và chân lý

Để vợ lên đầu, Là trường sinh bất tử ...
Đánh vợ nhừ tử, Là đại nghịch bất đạo .
Vợ hỏi mà nói xạo, Là trời đất bất dung .
Chê vợ lung tung, Là ngậm máu phun người .
Gặp vợ mà không cười, Là có mắt không tròng .
Để vợ phiền lòng , Là chu di tam tộc
Vợ sai mà hằn hộc , Là trời đánh thánh đâm
Vợ gọi mà ngậm câm , Là lòng lang dạ sói .
Để vợ nhịn đói , Là tội nhân thiên cổ .
Để vợ chịu khổ, Là bất tài vô dụng

Cho nên anh em ta phải "Kính vợ thì đắc thọ" He! he!

St

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007

BÀI RA MẮT CỦA THÀNH VIÊN MỚI !

Nhân việc anh Hà Chí Thành K6 (HMK6 – hameok6) là thành viên mới của ÚT TRỖI. Hồi tháng 7/2007 Khi ÚT TRỖI ra đời, đã đăng bài "TÍNH TRỖI" của anh Hà Chí Thành. Nay xin dẫn lại bài "TÍNH TRỖI" của tác giả để mọi người cùng đọc, vì bài này đăng đã lâu, (chìm sâu ở dưới) nên nhiều bạn có thể chưa biết và chưa đọc.

....ÚT TRỖI ra đời và chắc nhiều bạn chưa được đọc bài này của tác giả Hà “Mèo” K6 đăng trên BẠN TRỖI. Mạn phép tác giả bài viết, tôi đăng lên ÚT TRỖI để các bạn tham khảo…..”

Đây cũng là một bài tôi rất tâm đắc về nội dung (ta không bàn đến văn phong) của tác giả nêu ra, có nhiều nét là đặc điểm của Lính Trỗi. Mời anh em bấm VÀO ĐÂY để đọc

Danh sách K8 HN đề nghị bổ xung thông tin cá nhân

Gửi anh em K8 !

Sau chuyến đi Trung Hà, Hưng Hoá 22/12/2007 đã cập nhật được 1 số thông tin về K8 - Hà Nội.

Còn 1 số bạn có tên dưới đây thiếu thông tin, đề nghị truyền, hỏi nhau và bổ sung:

Trọng tâm là Điện thoại di động, E-mail.

Thông tin phản hồi: Xin liên hệ: Nguyễn Quang Vinh B3, 0903443868, uttroi2007@gmail.com hoặc

Bùi Thắng B2, 0903464343, buithang.vatm@yahoo.com.

Tên-Họ-tên đệm/Nghề/Nơi làm việc/Đ.thoại/Nơi ở/Đ.thoại/B/Đ.thoại Di động/Thư điện tử
Bình - Hà Thái/ Hội Chữ thập đỏ VN/ 8262315/ 16a Lý Nam Đế B2
Bình - Lê Mai/ Cục XD QL NĐ, TCHC/ 069554695/230 Lê Trọng Tấn/ 5652874 B6, 11
Bình - Lê Thanh/ UB NN về HT&ĐT/ 08048431/ 195 ngõ C1 Đội Cấn/ 08043244 B6, 11
Bình - Lê Thanh/ Tổng cục Hậu cần/ 22 Tăng Bạt Hổ/
Bình - Phạm Thế/ T.cục HQ 162 Ng Văn Cừ/ 8720276/ 11 Hồ 3 Mẫu/ 5183624 4
Bình - Trần Thanh/ Cty Hoá chất, 23VũNgọcPhan/ 7762948/ 9 Hoàng Văn Th / 8535544 B
Bôn - Nguyễn An/ 1a Hoàng Văn Thụ B4
Chung - Nguyễn Văn/ Ban Việt kiều TƯ/ 22 Ph Đình Hồ B4
Dân - Lưu Vi/ T. cục Hải quan/ 37 Lý Nam Đế B1
Đông - Nguyễn Thanh/ KS Hà Nội /81 Lý Nam Đế B6
Dũng - Phạm Minh/ 16a Lý Nam Đế/ 7330410 B2
Dũng - Phan Việt/ 3//, Phòng Quân lực, TC KT/ 12a Lý Nam Đế/ 7682030 B1, 3
Giang - Nguyễn Cao/ Cty XD & Phát triển nhà Q. HBT/ P2 Dãy O, TT 3b Ông Ích Khiêm B1
Hà - Lê Quang/ BV Bạch Mai/ Kim Liên B4
Hà - Phan Thanh/ 466 Minh Khai/ 6336042/ 86 Hoàng Đạo Thành/ 8550733 B1, 4
Hà - Vũ Minh Đài/ TH VN/ 9135515/59b Trần Quốc Toản/ 08046728 B5, 11
Hoà - Cao/ Doanh nghiệp TN/ 5333625/ 2118497/ P20 nhà 1 TT Nam Đồng/ 5330635 B6
Hoà - Nguyễn Chí/ B5
Hoà - Nguyễn Phúc/ B6
Hoà - Nguyễn Văn/ Cục phục vụ NG đoàn/ 8256801 28d Điện Biên Phủ B2
Hùng - Nguyễn Mạnh/ Cty vận tải biển Vosco Ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai, TT Bộ LĐ/ 8631170/B4
Hùng - Nguyễn Tiến/ NM 145 (Đo lường) PK KQ X10 1a Hoàng Văn Thụ/ 8364000 B1
Huy - Hoàng Nguyên/ Liên hiệp 8, Bộ GTVT 153 Đội Cấn B3
Hy - Trần Xuân/ D1 TT Nam Đồng B2
Khánh - Hà Quốc/ XN Điện Thông HN TT/ viện QY 108 B2
Kỳ - Tạ Hồng/ Viện Cơ học/ 8340119/ TT Tc KT, Đoàn Thị Điểm/ 7321091/ B2
Liên - Nguyễn Việt/ Cục KT, Bộ CA/ 06943617/ 06940348/ 12 B4 ngõ 195 Đội Cấn/ 08043793/B6, 11
Linh - Thành Ngọc/ NXB GD, Bộ GD/ 9744204/ 15c ngõ 52 Quan Nhân/ B1
Lợi - Nguyễn Thắng/ Khí tượng thuỷ văn/ 8254278/ 51 Lý Nam Đế/ 8234391/ B5
Lương - Đàm Quang/ /8231917 B1
Lương - Nguyễn Thanh/ Viện KH GD/ 8269938/ 12a Lý Nam Đế B1
Minh - Nguyễn Hải/ Pháp chế, BTL Biên phòng/ 8258793/ F307A, N14, TT Biên phòng B1
Nam - Nguyễn Hoài/ Kiểm dịch s/b Nội Bài TT Nam Đồng B5
Phú - Nguyễn Minh/ Cty Tiên Phong/ 8261313, 8211483 ĐT 8621843 B2
Quân - Nguyễn Hồng/ 36b Trần Hưng Đạo B6
Quang - Mai Vinh/ Hanoi Ship/ 8265427/ 9340292/ 37 Lý Nam Đế/ 8456968 B1
Quang - Nguyễn/ XN 181 Cty Đá quí VN - Thanh Xuân B3
Sơn - Đặng Văn/ E918 KQ/ 0169.52554/ 1a Hoàng Văn Thụ B6
Sơn - Lê Kim/ Học viện Hậu cần TT K189 HV HC Ngọc Thụy GL B2
Sơn - Phạm Hoa/ Hội CCB B2
Sơn - Quản Thế/ CB Đoàn/ UBND ThuỵKhuê/ 8256092/ TT 66b Hoàng Hoa Thám B1
Thắng - Trần Quốc/ Cầu Diễn, Từ Liêm B3
Thanh - Phạm Việt/ Gi.viên, CĐ nghệ thuật HN/ 8256831/ P307 A13 TT Thanh Xuân Bắc/B6
Thảo - Hoàng Đức/ Cty XD HK 8 Lý Nam Đế B1
Thiện - Hoàng Việt/ Bộ NG/ 8258201/ Nam Đồng B4
Thịnh - An Văn/ Chi cục Bảo vệ thực vật HN 212 A5 TT Nghĩa Tân B4
Tiến - Hà/ 7 Yên Phụ B5
Trọng - Nguyễn Văn/ Lxe, Thành uỷ HN 4 Ngô Quyền B4
Trung - Vũ/ TT Đào tạo Lxe 2 Thuỵ Khuê B6
Tuấn - Dương Anh/ Cục Tài vụ, Bộ QP B4
Tuấn - Nguyễn Quang/ Bsỹ, BV BM 77 Hàng Mã B4
Văn - Trịnh Hữu/ UBNN về HT&ĐT/ 8258148/ 310 D1 TT Thành Công/ 8310075 B3
Vinh - Ngô Anh/ Liên hiệp Điện tử Tin học VN P9-10 C6 TT Giảng Võ B5
Vũ - Nguyễn Huy/ Cty SX khăn mặt/ 8624271/ TT Kim Liên/ 5726721 B6

Thêm :
Bình - Lê B2
Vũ - Trần B2
Hà - Hoàng Mạnh B3
Hà - Hoàng Phong B5
Tường - Nguyễn Huy B3

HÌNH ẢNH BÊN LỀ

HMK6 Xin gửi tới anh em một vài hình ảnh “bên lề” chuyến đi Quế Lâm tháng 10 vừa rồi. Đây là những hình ảnh thể hiện rõ ràng lính Trỗi dù đã O 50 (over = trên) nhưng vẫn không quên mình đã từng là học trò.



Chuyến xe vui vẻ - người nói, kẻ cười, thậm chí còn huýt sáo (không biết phản đối hay hoan nghênh).




Vỉa hè luôn luôn là nơi yêu thích hơn phòng
họp.





Đây mới là chỗ của chúng ta, chứ đâu có muốn làm “thượng khách”





Tham gia làm hàng rào danh dự đón khách






Vì chụp hình thì không thể theo hàng lối được chớ không phải là muốn mất trật tư.




“Truyền thống” trốn họp - Tấm hình được chụp khi các Lãnh đạo đang trang trọng phát biểu trong lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập

trường Y Trung.





Thấy lấy được là lấy - Mỗi người hái 1 cành hoa quế, thì cây nào mà sống nổi.




Về chốn cũ ôn lại chuyện xưa chứ không làm gì bậy đâu – Hình chụp khi đi thăm Y Trung


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Đã liên lạc được với gia đình LS Trần Hữu Dân k7

Đi xa về, mở mail thì nhận được thư chị Trần Thị Đạt, chị gái LS Trần Hữu Dân k7. Chiều nay, theo số máy viết trong mail, gọi thì gặp ngay. Vậy là Dân ở cùng số nhà 45 Quang Trung với Huỳnh Hồng, Huỳnh Cúc.
Gặp chị Đạt mới hay: Trần Hữu Dân thuộc F304, hy sinh ngày 28/8/1972 gần Động Ông Gio. (Vậy là Dân cùng đơn vị với Đặng Bá Linh k6 và cả 2 bạn hy sinh gần nhau?). Đã nhiều lần gia đình cùng đồng đội vào Quảng Trị tìm mộ Dân mà không thấy. (Tới NTLS huyện Hải Lăng không có mộ, đã tìm về Quân đoàn 2 chỉ biết thông tin: mộ phần do đơn vị bạn quy tập).
Chuyện liên lạc đựơc với Trừơng Trỗi cũng là tình cờ vì thầy Trần Quý Đạm (ĐT: 04-7531334) sinh hoạt cùng chi bộ với chị Đạt ở Xuân La, q. Tây Hồ. Biết chị Đạt là chị gái LS Trần Hữu Dân, thầy cho chị mượn cuốn SRTKL tập 2, rồi vô tình lên Google chị tìm ra blog của k7 và tìm ra email của tôi. Vậy là đã tìm được 1 trong 12 gia đình của 12 LS chúng ta còn mất tích. Các bạn k7 liên lạc với chị Đạt (0913225924) nhé!
Thực ra Ban Liên lạc rất đau đáu với việc chưa tìm ra mộ phần của 12 LS Trỗi. Năm rồi nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cùng đồng đội Tăng-Thiết giáp và Võ Quốc Tấn k3 mà chúng ta đã đưa đựoc LS Lê Minh Tân về với gia đình.
Vậy 12 LS còn lại thì sao? Chúng ta sẽ cố gắng làm cho gia đình của 12 bạn chúng ta dịu bớt đi nỗi đau đã kéo dài hơn 30 năm qua.
Để làm được việc lớn như thế, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ! Chắc chắn anh em sẽ ủng hộ?
-----
Vừa gọi cho thầy Đạm. Đúng là thầy Trỗi có khác, rất cảnh giác, thầy hỏi vài câu xem ở khoá mấy, bạn học với ai? (Anh em ta nhớ mà học tập). Hôm 22/12, thầy Chiêu rủ đi họp mặt k5 ở Guilin Zhiuquan mà thầy Đạm bận không đi được. Thật tiếc!
-----
17g cùng ngày nhận được email của chị Đạt, xin trích đăng:
Chào Kiến Quốc
Tôi là Trần Thị Đạt, chị ruột Liệt sĩ Trần Hữu Dân, học Trường Trỗi khóa 7. Sinh năm 1955, hy sinh tại Hải lăng Quảng trị ngày 28/8/1972 (Sư 304).
Vào blog "Bantroikhoa7" thấy ảnh em Dân, tôi mừng quá! (Dân đang cầm cờ đứng hàng thứ 2, vị trí thứ 5 từ trái qua).
Thầy Trần Quí Đạm sinh hoạt cùng chi bộ với tôi (Tel 04.7531334) có cho xem 2 cuốn sách "Sinh ra trong khói lửa" nhưng rất tiếc mục Liệt sĩ Trần Hữu Dân không có ảnh. Tôi không biết cách nào liên lạc với các bạn.
Tôi nhiều lần vào Quảng trị tìm kiếm. Em tôi hy sinh tại vùng thượng nguyên và hiện được qui tập về NTLS Hải lăng (theo ngoại cảm) nhưng không tìm thấy mộ phần mà chỉ cóp nhặt được vài thông tin rất ít ỏi.

Ảnh chụp ở Trung Hà

Bài này HB gửi cho Chí Hòa xem dãy nhà nữ ở Trung Hà.
Hôm ấy cả mấy bạn K8 cũng đi, cả bọn đi lung tung trong trường trước sự ngạc nhiên của các "cháu học viên". Cũng có cậu đoán được là" các bác ấy trước đây đã học ở đây, giờ về thăm lại trường cũ đấy". Dãy nhà học của K7 còn nguyên, nhà nữ còn nguyên, cả nhà ăn, giếng nước ăn cũng vậy. Cổng trường cũ nay thành cổng sau. HB nhớ là có chụp cái cổng ấy, mà bây giờ không thấy đâu. Hôm nay không hiểu sao HB chỉ add được có 1 cái ảnh này thôi.
Hồi đó bọn nữ K7 ở 1 gian, K8 ở gian bên cạnh với cô Thục. HB không nhớ bên ấy có bị thủng trần nhà không, nhưng bên này có 1 lỗ thủng rất to, buổi tối nằm nhìn lên lỗ thủng ấy sợ lắm. Lại còn đêm đêm có những tiếng bước chân thình thịch trên trần nhà, sợ kinh khủng. Đến nỗi cô Thục phải báo cáo với nhà trường. Thế là có 1 đơn vị không biết là binh chủng gì phải đến trực đêm canh để xem tiếng bước chân ấy ở đâu ra. Sau đó các chú ấy kết luận là chuột (không hiểu sao chuột mà lại đi như bộ đội duyệt binh được?) Mà những hôm có bộ đội canh thì không có bước chân gì. Bộ đội rút đi thì lại có.
Một lần cả bọn đang ngủ thì "phựt", rồi có tiếng chân chạy lịch bịch bên ngoài. Dây căng màn đứt, tất cả dãy mắc màn vào 1 cái dây chăng từ đầu này sang đầu kia nên tất cả đều bị, cả lũ rú lên, cô Thục ở gian bên kia chạy sang thì thấy cả bọn đang lùng nhùng trong màn. Hồi sau thế nào thì HB không nhớ nữa, chỉ nhớ cảm giác sợ kinh khủng thôi. Còn nhiều chuyện li kỳ rùng rợn lắm, Chí Hòa có nhớ không?
(Bổ xung thêm ảnh Mai Bình K8 & Thái K8 đứng trước nhà C11, lần về thăm Trung hà nhân ngày 22/12/2006)

Giá cả và đời sống ở Thựơng Hải, Bắc Kinh

Xã hội nào, nước nào cũng có mặt phải và mặt trái (âm và dương). Ở TQ phát triển là quá rõ. Khen quá là thừa. Ở đây muốn nêu ra những mặt trái để cùng biết.

Chuyện đời sống và giá cả
Ở châu Á, có lẽ Thượng Hải, Bắc Kinh là thành phố đắt đỏ hiếm thấy. Như hướng dẫn viên Thu Lệ nói: Phải có thu nhập 2.000 tệ/tháng (trên 4 triệu VNĐ) mới có thể trụ được ở Thượng Hải. Tuy vậy thấy rất nhiều sinh viên Quảng Tây tốt nghiệp lên đây làm ăn.
Quanh các trung tâm du lịch (phố đi bộ Nam Kinh, khu Thành Hoàng Miếu...) thấy nhan nhản ăn xin các kiểu, lịch sự trong dáng học sinh, sinh viên cũng có, nhếch nhác kiếm đồ bỏ trong thùng rác cũng có. Trong vòng 20 năm qua, xã hội phân hoá khủng khiếp.
Chuyện thực: 1 lão nông ra Thựơng Hải chơi. Đêm về, lão tới 1 khách sạn 4 sao. Thấy quá "bô-lờ-nhếch", nghĩ rằng lão "mấyjẩu xẻng" (không có tiền) nên nhân viên bảo vệ đuổi quầy quậy. Tức mình bỏ về ngay trong đêm. Về quê, lão bán hết nhà cửa, ruộng vườn, được mớ tiền. Ra thành phố, đúng lúc khách sạn 4 sao nọ "lên sàn". Vậy là lão dồn tiền mua toàn bộ cổ phần. Và từ đó khách sạn vào tay lão. Đến nay lão vẫn là chủ và còn sống.
Vào Business center của khách sạn photocopy 4 tờ, vị chi là 12 tệ (3 tệ/tờ # 6.000đ!). Còn vào mạng tại đây thì mất 20 tệ/10' (45.000đ). Quá đắt so với ở VN!
Như ở Quế Lâm, ở cửa ga, bến tầu nhan nhản các chú rách việc trao cạc quảng cáo cho khách bộ hành. Nhất là quảng cáo cho các hãng hàng không của Hải Nam, Thượng Hải, Thiên Tân... (Hình như tỉnh nào cũng có hãng hàng không?).
Rất nhiều cửa hiệu "massage chân" truyền thống ghi giá 48 tệ. Bọn tôi hỏi đùa: 48 tệ cho 1 bàn? thì hướng dẫn viên giải thích: Các chú phải hết sức cảnh giác vì khi đã ngồi vào rồi là họ có đủ cách dụ để lấy hết tiền trong túi khách. Càng không biết tiếng càng dễ lấy tiền.
Chuyện mua pa-tin phát mầu mới là chuyện hay. Trời về đêm, thấy mấy chú lướt như bay trên phố, dưới gót chân loe loé ánh sáng đèn mầu. Thấy lạ, chúi mũi xem là mấy chú lao tới, mời mua và hô giá 55 tệ/cặp. Mặc cả xuống 20, nó lắc đầu. 25 - không! 30 - không, phải 45! Lắc đầu trả lời "pu mải" thì nó bỏ đi. Lát sau quay lại chào: 45! Không! Vậy 40! Không! ... Cuối cùng chốt được giá 30. Hí hửng mua. Khi gặp nhau mới biết bạn cùng đoàn mua chỉ 15 tệ/cặp. Vậy là hố! Ở Thuợng Hải ngoài chợ giời thì càng mua nhiều càng biết đúng giá là vậy. (Còn trong cửa hàng thì miễn mặc cả!). Khi lên tới Bắc Kinh, vào siêu thị ở Vương Phủ Tỉnh mới hay pa-tin xịn tốt hơn nhiều và giá những 300 tệ/cặp. Chất lượng khác hẳn. Đúng là ở TQ thì hàng nào cũng có, giá nào cũng có mà mua không cẩn thận là hố!
Hứơng dẫn viên dạy "mải" là mua và "mai" là bán. Mua thì cứ dùng máy tính mà mặc cả cho chắc. Không mua thì cứ nói "bố mày" (giống "pu mải") rồi bỏ đi chứ đừng lang thang gần đó là lại rơi vào vòng quây của chúng. Nhiều tiếp viên bán hàng nói tiếng Anh rất khá, mời chào quyết liệt. Không cẩn thận cũng dễ toi.
Giá cả, mua bán đúng là chuyện không bao giờ kết thúc!

Chuyện giao thông
Dù nhiều lọai phương tiện giao thông hiện đại như tầu đệm từ, métro đã đưa vào sử dụng thì phương tiện giao thông bình dân như xe đạp vẫn còn phổ biến. Người lao động đạp xe đến bến métro rồi gửi 1 tệ/xe, ngày và xuống métro ra ngọai ô làm việc. Dù là phương tiện thô sơ, người điều khiển vẫn chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Ờ Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn thấy nhiều troleybus (xe bus bánh cao su chạy điện, lòng thòng 2 sợi dây câu điện).
Chuyện xăng dầu: Những ngày này do khan hiếm xăng dầu nên chính quyền Thượng Hải quy định xe con vào cây xăng chỉ được mua trong phạm vi 50-100 tệ/lần. Thử hình dung 1 xã hội với số lượng xe khổng lồ thuờng xuyên chạy trên đường như thế thì quy định này quả là dã man!
Chuyện lương CSGT thì... như ở ta. Bình quân tổng thu nhập (cả trắng và đen) cho 1 sĩ quan cỡ 1,5 vạn tệ/tháng. Ai vào ngành này cũng "lục tốn" đầu tư nên phải cố thu hồi vốn. Cũng kiểu làm ăn "cưa đôi" khi vi phạm mà với số lượng xe đông như quân Nguyên thì chỉ cần "những mẩu ngón tay" ấy cũng làm nên sự nghiệp?!!!
Bên cạnh lực lượng CSGT duy trì trật tự giao thông còn có 1 lực lượng (kiểu Thanh niên xung phong ở ta) nhưng họ là những người đã về hưu, mặc đồng phục (tùy thành phố có mầu khác nhau), tay đeo băng, mồm tu huýt còi điều khiển giao thông các ngã tư (hướng dẫn cả người đi bộ). Họ trực suốt ngày, còn nhiều hơn cả CSGT (chủ yếu chỉ trực 2 giờ cao điểm trong ngày).

(Ảnh 1: Bác Chiến trên phố mua bán ở Thành Hoàng Miếu, Thượng Hải
Ảnh 2: Lực lượng tình nguyện viên giao thông (khóac áo sáng) ở ngã tư Thiên Mục Tây và Tân Cộng Hòa, Phố Tây).

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2007

CHUYẾN ĐI BỔ ÍCH

Như dự tính, tôi với Tạ Hoà sẽ ra Hà nội bằng chuyến máy bay sớm nhất. Nhưng mọi kế hoạch đã bị phá sản khi như thường lệ của HKVN máy bay trễ hơn 1h00, vì đợi mấy người khách transit. Ngoài mấy câu xin hành khách thông cảm, nhưng điều không hài lòng nhất là nói dối khách:"Do mạng máy tính nhà ga bị hư"cứ tưởng mang công nghệ TT ra lừa được thiên hạ, nếu hư làm sao khách lên được máy bay? Đã xảy ra cãi nhau giữa nhân viên phục vụ và hành khách, do trễ. Nhưng phần lớn thì coi đó là chuyện thường ngày ở huyện. Dân ta dễ tính thật!

Ra đến Nội bài, thời tiết vẫn ấm, mặc dù đang là chủ điểm mùa đông, nhận được tin nhắn của Bùi Việt Sơn báo đang kẹt xe phía Bắc Thăng long. Khoảng 30 phút thì Sơn phi xe tới, tưởng thế là ổn, nào ngờ xe qua trạm thu phí thì gặp ngay đoàn xe đang nối đuôi nhau dài dài, kiểu này toi rồi. Xe Sơn lách sang đường dành cho xe đạp vượt lên, gần 1 giờ thì thoát, may không có chú công an nào? Công an Hà nội đi đâu nhỉ? Chỗ cần các chú có mặt thì không thấy đâu, chỗ không cần thì luôn luôn có?
Qua cầu Thăng long, Sơn cho xe quẹo phải đi tắt qua đường đê.Theo như Sơn nói:Cho tụi mày hưởng chút hồn quê, chứ 10 năm nữa chắc không còn? Đúng thế thật, nông thôn đang dần bị đô thị hoá, đâu rồi cây đa, giếng nước, luỹ tre làng, cổng làng, điếm canh mà hồi xưa đi sơ tán mình vẫn gặp? Chợ thì học tập theo thành phố chia thành từng khu vực bán hàng. Thỉnh thoảng cũng gặp vài bãi bồi trên sông, có nương ngô. Tôi lại liên tưởng tới hồi ở trường hay mò ra bãi ăn trộm ngô, bị dân đuổi. Gần 12h00 xe qua thị trấn Sơn tây, Tạ Hoà đọc ngay bài thơ của Quang Dũng'"Đôi mắt người Sơn tây". Bụng bắt đầu đói, khẩu phần ăn trên máy bay hết từ khi nào? Cái giống cháo lại mau đói, thà không ăn gì còn chịu được. Điện thoại của mọi người gọi liên tục càng thêm sốt ruột, từ bỏ ý định sang Hưng hoá trước. Bọn nó đã hoàn tất thăm Hưng hoá và đã về Trung hà rồi! Chỉ kịp ghé Trung hà ăn liên hoan cùng đơn vị công binh.Tới Trung hà, Sơn cho xe đi lối cũ, khu rừng trước cổng trường trơ trụi, nếu Sơn không nói thì không nhận ra. Tới cổng, do được hiệu trưởng thông báo nên được vệ binh cho vô ngay. Xe vừa dừng thì cả đoàn đi trước cũng từ trong hội trường kéo ra, tay bắt,mặt mừng. Chụp vài kiểu ảnh rồi liên hoan cùng ban chỉ huy đơn vị. Tôi đóng góp 1 thùng rượu chuẩn bị trước ra mắt anh em ngoài Bắc. Ăn, uống một lúc theo kế hoạch tôi , Tạ Hoà,Bùi việt Sơn đi sang Hưng hoá thăm thầy Tâm, dạy Nga văn theo lời dặn của anh Quốc trước khi đi, mà mục đích chính của tôi là thế! Sau này khi trường Trỗi giải tán, tôi có được học thầy khi còn ở bộ đội, lên Lạng sơn ôn văn hoá. Liêm mèo xung phong dẫn đường. Đến cầu Trung hà, dừng lại chụp ảnh bến đò cũ, bến phà, nhà anh Khuê "dâm"cắt tóc, ông Ba"cháo gù". Phong cảnh khác xưa nhiều quá! Nhà anh Khuê còn mỗi cái lôcốt, bến đò thì mất tiêu rồi, ông Ba nếu còn thì cũng trên dưới 100 tuổi? Sang Hưng hoá, chúng tôi vô cổng sau, trước ngay sân bóng đá, gọi điện cho thầy Tâm tìm nhà. Xe vừa vòng ra khỏi ngõ đã thấy một ông già đứng trước cửa nhà ngó nghiêng, nhìn thì đúng thầy Tâm với cái miệng mom móm đặc trưng. Tụi tôi xuống xe, chào thầy. Sau một hồi tâm sự, thầy đã 72 tuổi, yếu, đi đứng không được khoẻ ,vợ thầy mang ra đĩa ngô luộc nóng hôi hổi bắt ăn, mặc dù mới ăn xong, nhưng mỗi đứa cũng phải ăn một cái, cô nói còn nhiều mang về HN, chúng tôi phải từ chối, không phải ngô không ngon, mà không thể mang nổi. Từ biệt thầy, chúng tôi về Sơn tây đến cơ sở của Sùng Hải, cuộc vui lại tiếp diễn hết hiệp 2 đến hiệp 3. Đến hiệp 3 thì tụi tôi chuồn chuồn về HN lúc đó đã gần 20h00 rồi.
Hôm sau, cùng Quang Vinh, Bùi Thắng, Liêm mèo, Bùi việt Sơn và một lô khoá 9 ăn sáng, uống cafe tại quán Văn Hùng, cậu ta khộng có ở đó. Khoảng 8h30 tôi, Quang Vinh, Bùi Thắng đi thăm mấy người bạn. Đến nhà Trần Bình, cậu tỏ ý tiếc vì bận họp nên không tham gia đựoc. Qua nhà Hồ Thăng Long thắp nhang cho bạn. Vinh đến giờ phải đi dự gặp mặt khoá 4 đón tiếp anh Dũng Sô ra Hà nội. Còn tôi và Bùi Thắng về lại quán Văn Hùng "quyết tâm phá kho thóc" nhà Hùng. Cùng" phá "với tụi tôi có Chí Hoà, Bùi Việt Sơn, thêm Đại "xệ" 32 năm nay, tôi mới liên lạc được. Chuyến đi này thành công ngoài mong đợi, ngoài gặp lại các bạn cũ, tôi gặp được thầy Tâm, mò ra được Ngọc Đại. Cám ơn các bạn ngoài Bắc cho tôi và Tạ Hoà một chuyến đi bổ ích.

Hồ Bá Đạt

36 PHỐ PHƯỜNG

hameo khóa 6 buồn quá lang thang các blog ghé chơi với anh em cho dzui. Ra mắt bằng bài thơ sưu tầm để anh em mình toàn là "dân Hà Nội" có biết 36 phố phường cái nào còn cái nào mất chăng.

Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,

Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,

Quanh đi đến phố hàng Da,

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phồn hoa thứ nhất Long thành,

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Phố Hàng Đào xưa

HMK6

Đã Phải Là Vô Địch Chưa?

Văn Hùng tại quán chè ở Quế Lâm chiều 28/10. Kinh chưa?
Không biết chuyến này có phải mang hàng ngược về không?

Chuyện vui từ Thượng Hải, Bắc Kinh

1. Vịt quay Bắc Kinh
(Chuyện này hình như có người đã kể nhưng chưa lên mạng. Lần rồi sang được nghe các bạn TQ kể. Nay xin trình làng!).
Tại 1 quán ăn đặc sản "Vịt quay Bắc Kinh". Buổi tối có 1 lão gia lại ăn. Khi hầu bàn mang món chính lên, khách đều lắc đầu: "Không phải vịt Bắc Kinh!". Lần thì cụ kêu là vịt Thượng Hải, lần thì Quảng Đông... Chủ nhà hàng chạy vạy khắp nơi mà không vừa ý khách. Cuối cùng chạy thật xa mang về chú vịt. Quay lên mời khách thì nghe: "Chà! Lây mới là vịt Pắc King! Hảo hảo!". Một phen hú vía vì gặp phải tay sành điệu. Bài học cho chủ nhà hàng.
Tuy vậy có 1 cháu tiếp viên chân dài tới nách, xinh như mộng, da hồng hào... chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện đã khóc sướt mướt và lạy lão gia:
- Cụ ơi, cụ có bí quyết nào để biết đây là vịt Bắc Kinh hay không? Vì con bị lạc cha mẹ từ lâu, nay không biết quê hương ở đâu. Mong cụ ra tay giúp đỡ!
- Tưởng chuyện gì. Xọet! Ta có pí quết là lã ngửi cái pao câu của ló là pết ló có là vịt Pắc King hay khôn à...

2. Đặc tính con người từng vùng
Tương tự như Hà Nội thì thủ đô Bắc Kinh là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa; còn Thựơng Hải là trung tâm kinh tế, thưong mại giống TpHCM... (Xin lỗi hơi khoe ngược!). Đặc tính con người từng vùng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệm vụ từng vùng.
Vừa rồi ở TQ bắt được 1 người ngòai hành tinh. Vậy nên xử lí thế nào?
- Chính quyền Bắc Kinh đề nghị mổ sẻ ra nghiên cứu và xem gen nó ra làm sao, có thể giúp gì cho thế hệ con cháu "hảo Hán" trong tương lai.
- Chính quyền Thượng Hải thì đề nghị đừng mổ sẻ làm gì mà đưa về vườn bách thú, bán vé cho mọi người vào xem và thu tiền để làm giàu.
- Còn chính quyền Quảng Đông thì đề nghị đừng mang về vườn bách thú làm gì. Nên nhanh chóng cho làm thịt, chế biến thành các món ăn, thử xem thịt người hành tinh lạ có khác gì thịt ta. Có ngon thật hay không?!

AI ĐÂY?

Mới sáng bảnh mắt, mặt mày tươi tỉnh thế này chắc vừa điểm tâm một chú...chuột nhắt QL.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007

Thăm lại Hưng hóa và Trung hà

Sáng 22/12/2007, đúng như thông báo 7h có mặt tại CLB Quân đội, lần lượt anh em đến, nhìn nét mặt mọi người hồ hởi, đã lâu anh em K8 chưa có chuyến nào cùng nhau đi xa, nhất là sau 37 năm tất cả mới có điều kiện hẹn cùng nhau về thăm lại Trung hà và Hưng hóa.

Thông báo là 7h, nhưng mọi người rải rác đến, người trước chờ người sau, phía Nam có Phương Tuấn, Lưu Mạnh Hà, đến 7h45 được gần 40 người BLL quyết định xuất phát cho đúng kế hoạch. Với số lượng người như vậy là vượt yêu cầu so với dự đoán, đúng 8h, hướng Trung hà,Hưng hóa 10 chiếc xe nối đuôi nhau xuất phát. Trên đường đi các xe luôn giữ cự ly hành quân và hẹn nhau tập kết tại chân cầu Trung hà. Vừa đi vừa chơi, 9h45 tất cả mọi người tập kết tại cầu Trung hà, điểm lại thấy thiếu 1 xe, đó là xe của Vũ Trung, 15 phút sau mới thấy xuất hiện với lý do khi qua Sơn tây chạy quá tốc độ bị công an giữ. Trong SG có Hồ Bá Đạt và Tạ Hòa ra (với chuyến bay sớm nhất) cùng tham gia, Bùi Việt Sơn chịu trách nhiệm đón, do tắc đường 12 h trưa mới có mặt tại Trung hà.

Theo kế hoạch điểm đến đầu tiên là Hưng hóa, đúng 10h có mặt tại cổng doanh trại đoàn công binh Hưng hóa. Do đã liên hệ trước, toàn bộ Ban chỉ huy lữ đoàn ra đón tiếp và mời vào nhà khách của lữ đoàn, tại đây thay mặt anh em, Bùi Chuẩn đã có vài lời phi lộ và xin phép BCH lữ đoàn cho mọi người thăm lại nơi học tập trước đây. Sau đó trực tiếp BCH lữ đoàn công binh dẫn anh em thăm quan lại gần như toàn bộ doanh trại. Quang cảnh doanh trại sau hơn 37 năm cũng đã có một số thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung hình ảnh, vị trí, dấu ấn một số ngôi nhà vẫn còn và cũng đủ để mọi người hình dung lại những kỉ niệm năm xưa. Vị trí nhà của C11 ngày xưa vãn còn nguyên như vậy, khi thăm lại khu vực này Tuệ “toét” nói vui: “Khu vực này ngày xưa đố thằng nào được bén mảng đến đây, nay thì vô tư đi…” Hôm nay, nữ C11 duy nhất có Hạ Hồng Hà đi cùng: Khu nhà này vẫn thế, cái giếng nước cổ vẫn như vậy, nước vẫn trong và vẫn đang được dùng bình thường. Thăm lại khu vực của các B ở ngày xưa, phía khu B3, B4 đã bị dỡ bỏ và đã được xây bằng 3 dãy nhà 2 tầng khác, phía dãy nhà mà B1, B2, B5 và B6 vẫn còn nguyên, mái nhà đã được cải tạo lại bằng mái tôn, nhả vẫn là những mẫu nhà của các doanh trại quân đội được thiết kế từ đầu thập niên 60. Khu vực nhà ăn cũ đã bị phá bỏ. Riêng cột cờ Hưng hóa, một chứng tích lịch sử của Thành Hưng hóa xưa kia vẫn còn nguyên và đang bị xuống cấp, theo lời của đ/c Phó chính ủy lữ đoàn, địa phương đang đề nghị nhà nước cấp ngân sách để phục hồi và giữ lại di tích này. Sau gần 1 giờ đồng hồ thăm lại đơn vị, đoàn hs K8 cảm ơn và xin phép đơn vị dời doanh trại. Trước khi quay lại Trung hà, tôi đề nghị Bùi Thắng B2, Phúc Sơn B2, Tô Tuấn B3, Minh Chính B4 đi sau cùng để tìm nhà và thăm lại thày Chi Tâm là giáo viên Nga văn trước kia đã từng dạy K8. Rất may khi chúng tôi tìm đến nhà, thày có nhà và đã đón tiếp chúng tôi. Thày đã gần 70 tuổi, vui và xúc động khi học trò cũ đã đến thăm, nhìn chung cuộc sống của thày và gia đình cũng tạm ổn. Chúng tôi hỏi đùa thầy: chắc ngày xưa khi trường ở đây thày đã tìm hiểu cô và lấy vợ, rồi định cư và gắn bó với thị trấn Hưng hóa cho đến giờ, thày chỉ cười. Hàn huyên một lúc, chúng tôi xin phép thày sang Trung hà, trước khi chia tay thày gửi lời hỏi thăm lại anh em K8 các thày cô ở Hà nội và hẹn gặp lại.

Tại Trung hà

Quay về Trung hà, Ban giám hiệu trường kỹ thuật nghiệp vụ BTL công binh đã tiếp đoàn anh em K8 tại nhà khách của Trường, cùng đón tiếp còn có 2 nữ cựu chiến binh là đồng ngũ của hiệu trưởng. Cuộc gặp gỡ cũng được thể hiện sự thịnh tình chân thành của nhà trường đối với anh em K8. BGH nhà trường cũng cho biết, từ khi nhà trưởng biết cách đây 39 năm nơi đây đã từng là nơi học tập và của rất nhiều thiếu sinh quân nên đã coi những học sinh của trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi là một phần truyền thống của nhà trường, những lần về thăm lại trường của nhiều đợt hs trường Trỗi đối với trường như những đứa con đi xa khi trở lại mái ấm gia đình. Cuộc gặp mặt hết sức thân mật trong tình đồng chí và anh em .

Cảnh xưa gần như vẫn vậy. Phía cổng cũ vẫn là con đường từ quả đồi trước mặt dẫn vào, vẫn là cây bàng nơi anh Cần “điếc” thỉnh thoảng hạ thủ một con trâu để làm thức ăn cho học sinh, vẫn là cái giếng nơi ngày xưa trong những buổi tối nóng bức mà bọn học sinh chúng ta vẫn nhảy xuống tắm trộm. Khu trung tâm trường vẫn là tòa nhà 2 tầng được xây dựng ngày 22/12/1962, phía bên trái là 2 dãy nhà 2 tầng, 1 dãy nhà cấp 4 của K8 vẫn còn đấy. Quang Tuệ còn bắt phải chụp cho cậu ta một bức ảnh trước gầm cầu thang nơi mà xưa kia cậu ta vẫn coi đấy là chuồng để nuôi trộm gà vịt. Những dãy nhà của K7 thì đã bị đập bỏ và ở đó được thay thế bằng dãy nhà 3 tầng. Dưới khu nhà hiệu bộ, bệnh xá và dãy nhà của C11 vẫn vậy. Phia bên trái khu trung tâm là kho kĩ thuật nơi mà anh em chúng ta ngày xưa vẫn vào ăn trộm kíp mìn thuốc nổ và lựu đạn để ném và nghịch vẫn còn nguyên vẹn, có chăng cảnh quan bây giờ trông ngăn nắp gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Đi về phía bến đò Trung hà cũ mọi cảnh vật tuy đã có sự thay đổi nhưng ngôi nhà mà ngày xưa dùng để nhốt cậu nào vi phạm kỷ luật vẫn còn, Thiết “ruồi” và Tuệ “toét” đã từng là “phạm nhân” ở đây cũng đã có một bức ảnh kỷ niệm trước ngôi nhà này. Ngoài ra cái Lô cốt từ thời Pháp, ở phía tây bắc doanh trại vẫn còn nguyên, chắc nó cũng sẽ là một chứng tích của thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp xâm lược Việt nam trước đây. Khu vực này ngày trường đóng quân còn là trận địa của đoàn tên lửa sông Đà. Phía sau khu trường cảnh quan vẫn không thay đổi gì. Sự thay đổi rõ nhất là cổng mới mở về phia tây bắc và con đường bê tông dẫn vào rất rộng và đẹp.

Đúng 12 h trưa khi chuẩn bị bữa cơm liên hoan và giao lưu với trường, chiếc xe do Bùi Việt Sơn đi đón Đạt “bột” và Tạ Hòa cũng kịp lên. Sau khi chụp ảnh kỷ niệm với BGH nhà trường, thay mặt anh em K8, Bùi Chuẩn tặng nhà trường bức tranh Khuê Văn Các Văn miếu, tượng trưng cho trường đại học đầu tiên của Việt nam, nơi đã đào tạo nhiều danh nhân cho đất nước. Cuối cùng bữa cơm liên hoan thân mật với nhà trường được tiến hành.

14h, buổi liên hoan kết thúc. Cảm ơn nhà trường về sự đón tiếp, mọi người chia tay và hẹn ngày gặp lại.

Xem ảnh tại Hưng hóa bấm tại đây

Xem ảnh tại Trung hà bấm tại đây




Ảnh từ trên xuống:

Ảnh 1: Cổng chính của Đoàn công binh Hưng hóa

Ảnh 2: Mặt chính doanh trại Đoàn công binh Hưng hóa

Ảnh 3: Chụp ảnh kỷ niệm với BCH Đoàn công binh HH

Ảnh 4: Di tích Cột cờ của thành Hưng hóa cổ (trong danh trại)

Ảnh 5: Bùi Chuẩn & Hạ Hồng Hà trước khu nhà C11 cũ

Ảnh 6: Chụp kỷ niệm với thày Tâm (g/v Nga văn của K8)

Ảnh 7: Gặp gỡ với BCH Trường NVKT Công binh tại Trung hà

Ảnh 8: PN Thiết & NQ Tuệ trước nhà kỷ luật cũ tại Trung hà

Ảnh 9: Giếng ở nhà ăn của K8 tại Trung hà

Ảnh 10: Chụp ảnh kỷ niệm với BGH Trường trước nhà của B3 K8 (1970)

Ảnh 11: Tuệ “Toét” ngó lại “chuồng gà” ngày xưa của mình

Ảnh 12: Chụp ảnh kỷ niệm với BGH trước sân bóng tại Trung hà

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007

Thành viên mới

Tôi là: Trịnh Chí Liêm, bí danh: Liêm "mèo"
Cựu học sinh B5, K8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi
Nghề nghiệp hiện nay: Đang chờ hưu.

Sau một thời gian tu nghiệp tại lớp đào tạo Blogger của trung tâm tin học gia đình. Hôm nay tôi chính thức là thành viên của ÚT TRỖI. Trước blog ÚT TRỖI tôi xin thề ! nguyện làm theo đúng tiêu chí của Blog ÚT TRỖI đã đề ra. Xin thề !
Rất mong được sự giúp đỡ, ủng hộ của các anh, chị và các bạn.

Xin tặng anh em câu chuyện của mấy thằng "bạn tôi"

Ba con chuột ngồi nói chuyện với nhau.

Con thứ nhất:
- Sáng nào tao cũng tập thể dục với bẫy chuột.
Con thứ hai:
- Nhằm nhò gì sáng nào tao cũng pha thuốc chuột uống với cafe PHỐ của ông Văn Hùng, còn chẳng thấy gì nữa là.
Con thứ 3 khẽ nhếch mép rút chiếc Nokia N95:
- Alo, Mèo hả. Ra Bờ Kè làm với tao vài ve rồi kiếm em nào "ngon ngon" đi hát đi

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2007

Những nghịch lý của cuộc sống

Trong cuộc sống hiện đại, có nhiều điều tưởng như bình thường, vì nó đã cuốn hút mọi người vào một guồng máy mưu sinh, kiếm tiền và làm giàu… Mải mê với những vấn đề đó mà con người đã tự đánh mất đi những tư duy, những suy nghĩ về giá trị cuộc sống của bản thân, của con người. Nhân những ngày nghỉ cuối tuần, một người bạn đã gửi cho ÚT TRỖI những nghịch lý của cuộc sống hiện nay để mọi người cùng tham khảo.

Có những điều hiển nhiên đến nỗi bạn không biết điều hiển nhiên ấy, những điều nhỏ nhặt ấy có rất nhiều điều để bạn suy ngẫm lại bản thân.

Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.

Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.

Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.

Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.

Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.

Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.

Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu.
Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.

Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.

ST

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2007

THÔNG BÁO !

Đoàn Phú Hùng B2 K8 xin trân trọng kính mời các bạn là cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi tới dự lễ thành hôn của 2 con chúng tôi là:

ĐOÀN PHÚ QUÂN và TRỊNH NHƯ NGỌC

Được tổ chức vào hồi 11h Thứ 5, ngày 27 tháng 12 năm 2007

Tại Phòng số 1 – Trung tâm triển lãm ICE

Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Xô

Số 4 phố Trần Bình Trọng, thành phố Hà nội.

Rất hân hạnh được đón tiếp các bạn

Nhà trai: ĐOÀN PHÚ HÙNG - NGUYỄN HOÀNG VÂN

Nhà gái: TRỊNH QUANG HIỀN - ĐỒNG THỊ BỘ

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

Thành phố HCM đón bạn Châu “TIU”

Châu tiu sau một thời gian làm ăn ở nước ngoài, đã quyết định về nước "đầu tư". Nhà "đầu tư"Châu chọn điểm đến là thành phố HCM. Có thể thấy đây là một quyết định đúng đắn?

Hôm qua các bạn khoá 8 có buổi gặp gỡ với Châu tại nhà hàng Jodee. Tuy thành phần hạn chế, nhưng cũng đủ để cho Châu gặp lại những kỷ niệm xưa. Các bạn cũng góp ý cho Châu những lời khuyên chân thành, trước khi quyết định đầu tư làm ăn tại đây. Câu chuyện làm ăn bàn mãi, rồi cũng chuyển đề tài, xem ai có thể tham gia chuyến đi sắp tới 22/12 về Trung hà, Hưng hoá là những địa điểm trường Trỗi đã từng tá túc khi về Việt nam. Truyền cho nhau kinh nghiệm, kỷ niệm những lần về thăm trước, những địa chỉ cần phải ghé. Chưa gì chuyến đi lần này có vẻ thành công rồi?
Không biết chúng nó còn ngồi đến mấy giờ, vì nghe chừng vẫn còn nhiều chuyện nói chưahết. Nên tính tiền đợt 1 chúng nó còn gọi tiếp nữa. Tôi và Phan Bắc về trước.

Mong việc "đầu tư" của Châu được suông sẻ, gặp nhiều thuận lợi. Bây giờ, nói theo kinh tế thị trường là các nhà đầu tư, chứ không nói “làm ăn” nữa! Làm ăn nghe có vẻ chụp dựt quá.

(Photo DĐ Hải )

TIN BUỒN

Được tin cô Vân, vợ bác Vũ Tuân, mẹ của Vũ việt Hưng K6 mất. Linh cữu quàn tại nhà tang lễ

Bệnh viện Thống nhất, thành phố HCM.

Lễ viếng từ ngày 19/12/2007 đến trưa ngày 20/12/2007 , hoả táng tại Bình hưng Hòa.

Thay mặt, BLL xin chia buồn cùng bạn Hưng và gia đình.

Các bạn tại thành phố HCM có thể đi viếng hết ngày 19/12/2007 và sáng ngày 20/12/2007

BLL