Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2007

Giới thiệu sách: NGŨ HÀNH và KHOA HỌC

Như một lần comment tôi nhắc đến Nguyễn Thế Hùng sắp xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về Học thuyết Ngũ hành. Trưa nay gặp và ăn trưa cùng Thế Hùng, Thế Hùng có tặng một cuốn, đọc lướt qua phần giới thiệu, thấy hay và có nhiều vấn đề có thể dùng thuyết Ngũ hành để lý giải. Qua trang tin ÚT TRỖI tôi xin trình bày lời giới thiệu của tác giả TS Nguyễn Thế Hùng nguyên là cựu học sinh B3 K8 trường Nguyễn Văn Trỗi, để mọi người có thể tìm đọc.

Đạo khả đạo phi thường đạo

Danh khả danh phi thường danh

Vô danh thiên địa chi thỉ

Hữu danh vạn vật chi mẫu

Lão Tử - ĐẠO ĐỨC KINH

LỜI NÓI ĐẦU

“ Tập sách này được viết nhờ sự khích lệ của một nhà nghiên cứu có thâm niên về tiền tệ và ngân hàng, vốn là bạn* của chúng tôi. Ông muốn có cái nhìn từ góc khác biệt với chuyên môn của ông. Ông hy vọng các môn khoa học tự nhiên có thể cung cấp những kiến giải phi truyền thống về dòng chảy tiền tệ, để nhận chân sự vận độngcủa đồng tiền trong nền kinh tế hiện đại.

Trong thực thế, chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài hợp nhất các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Hiện nay, các nhà khoa học gần như đã thống nhất rằng nhờ sự phát triển của máy tính và Tin học chúng ta có thể số hóa mọi quá trình và sự kiện trong thực tế. Điều đó cho phép nghĩ đến một giải pháp liên kết các môn khoa học trong một thể thống nhất, mà cơ sở là Toán học.

Quá trình đi tìm sự thống nhất đó vô cùng phức tạp, vì khó tìm thấy những sợi dây liên hệ nền tảng cho các lĩnh vực khác nhau, gồm xã hội học, văn hóa, kinh tế, y học, vật lý, hóa học, nông nghiệp, hàng hải, chính trị, tâm lý….Tuy nhiên, cái mà mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội và tự nhiên có thể chung với nhau là sự biến đổi và vận động không ngừng. Nhưng sự vận động và biến đổi ấy có hình thức như thế nào? Cái biên dạng, cái vỏ hình thức của chúng ra sao?

Thực ra, theo quan điểm toán học, hình thức của vận động được mô tả bằng các phương trình động học. Đó là các phương trình phi tuyến đa biến số. Và chỉ có các phương trình phi tuyến mới mô tả được các quá trình đầy biến động và luôn luôn dịch chuyển của cuộc sống xã hội và tự nhiên.

Mặt khác, ngày nay trên thế giới khái niệm “phát triển bền vững” đang ngày càng phổ biến. Xét về ngữ nghĩa thì “bền vững” nghĩa là dài lâu. Hiểu theo nghĩa đó thì những gì được phát kiến trong quá khứ mà tồn tại đến ngày nay thì được xem là bền vững. Điểm xuất phát càng sâu trong quá khứ thì càng bền vững, vì chính chúng ta đang mong muốn những gì chúng ta sáng tạo ra ngày hôm nay sẽ bền vững trong tương lại xa.

Xét trong lịch sử, Học thuyết Ngũ Hành có tuổi vài nghìn năm rồi. Cái tuổi đó được xem là bền vững. Nhưng Học thuyết đó rất huyền bí. Ví dụ, tại sao một người sinh tuổi Dậu thì đa tài nhưng lắm truân chuyên, tại sao khởi hành giờ Mão lại không thuận tiện,…Chính vì vậy mà Ngũ Hành được khoa học hiện đại xem là nhảm nhí, đôi khi phản khoa học nữa. Thực tế, chúng ta đang quay lưng lại với Ngũ Hành và quay lưng lại với một “khái niệm văn hóa đã và đang bền vững”. Về mặt toán học nếu vẽ đồ thị của các quá trình vận động của các đối tượng thực theo Ngũ Hành trong không gian pha thì đó chính là các đường cong diễn tả các phương trình phi tuyến.

Kết hợp hai khái niệm “bền vững và phi tuyến” để soi xét Học thuyết Ngũ Hành, dùng nó để lật bỏ tấm voan huyền bí đi, chúng ta thấy Ngũ Hành là khoa học. Cái khoa học này cho phép chúng ta tư duy mọi vấn đề từ tu thân, tề gia đến quản trị doanh nghiệp, xây dựng đất nước theo khoa học. Nó có thể dùng cho học sinh hay giám đốc, chiến sĩ, hay tướng lĩnh, thậm chí người hưu trí hay cán bộ đương chức đều có ít nhiều ích lợi, vì Ngũ Hành theo cách hiểu Khoa học chính là cái vô lăng của con tầu cuộc đời mỗi chúng ta.

Đây mới chỉ là khởi đầu cho các công trình nghiên cứu rộng lớn sau này, đặc biệt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Ngũ Hành và Dịch học, những nghiên cứu dùng Ngũ Hành trong quản lý Văn hóa và Kinh tế,….”

Sách được chia làm 4 chương

Chương I: CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN

Chương II: NGŨ HÀNH TRONG KINH TẾ

ChươngIII: NGŨ HÀNH VÀ VĂN HÓA

Chương IV: NGŨ HÀNH TRONG GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC

Cuốn sách đã được Thượng tướng HOÀNG MINH THẢO đọc và nhận xét như sau:

“Đồng chí đã nghiên cứu rất sâu sắc. Vậy có thể trả lời được bao giờ thì dân ta hết đói nghèo, nhân tài nở rộ, nước ta hiện đại hóa, công nghiệp hóa được không?”

Xin trân trọng giới thiệu để anh em quan tâm, có thể tìm đọc.

* Là một cựu học sinh K8 công tác tại Ngân hàng NNVN

2 nhận xét:

  1. Có những thứ không thể nhận thức được, bởi vì hạn chế sinh học của con người.
    Gần đây báo chí có đăng giả thuyết của một nữ khoa học người Mỹ, rằng thế giới có chiều thứ 5. Nếu nhận thức được nó thì thế giới sẽ khác hẳn.
    Giả thuyết này gần giống suy nghĩ của tôi, rằng thế giới như thế nào là do cảm nhận của mỗi người. Khi tất cả giống như nhau thì cảm nhận thế giới một cách "khách quan" như nhau.
    Bây giờ chúng ta cảm nhận thế giới 4 chiều, coi nó là hiển nhiên. Nhưng thực tế nó còn rất nhiều chiều (bậc tự do) mà cơ thể ta không thể cảm nhận. Đương nhiên các dẫn xuất/hệ quả của cái chiều đấy ta cũng không thể nhận thức được.
    Những người bây giờ gọi là ngoại cảm, có thể là những người vì một lí do đột biến nào đó đã cảm nhận được thêm một bậc tự do. Bản thân họ có thể không biết việc đó, nhưng tự cơ thể họ đã tiếp nhận được thông tin liên quan do bậc tự do đó đưa lại. Và trong XH họ là người kì dị, hoang nhân, ...
    Hầu hết những người ngoại cảm đều có thể mất khả năng vì một lí do nào đó, có thể thực ra vì họ không "đột biến" bền vững nên cơ thể họ trở lại bình thường, không cảm nhận được (thông tin từ) bậc tự do ấy nữa.
    Bởi thế những thứ như Kinh Dịch, Ngũ Hành, ... có thể xem như những cố gắng nhận thức không gian nhiều chiều từ một thế giới ít chiều hơn. Người ta có thể xét đoán một vật thể bằng các que thăm mềm mà không biết được sự biến hình của cái que ấy. Lúc trúng, lúc trật và không giải thích được.

    Trả lờiXóa
  2. Trời, cái món NGŨ HÀNH và KHOA HỌC này Cao Siêu lắm đấy, kfải dễ xơi đâu, nhưg mà nó Bổ Ích thì fải cố mà xơi. Tôi sẽ Cố Gắng đọc cuốn này, nhưg kdám chắc là HIỂU được nó, chỉ có cái này là CHẮC: rất Hãnh Diện vì K8 có nhữg người Học Rộng Hiểu Nhiểu như TS Nguyễn Thế Hùng

    Trả lờiXóa