Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007

Thăm lại Hưng hóa và Trung hà

Sáng 22/12/2007, đúng như thông báo 7h có mặt tại CLB Quân đội, lần lượt anh em đến, nhìn nét mặt mọi người hồ hởi, đã lâu anh em K8 chưa có chuyến nào cùng nhau đi xa, nhất là sau 37 năm tất cả mới có điều kiện hẹn cùng nhau về thăm lại Trung hà và Hưng hóa.

Thông báo là 7h, nhưng mọi người rải rác đến, người trước chờ người sau, phía Nam có Phương Tuấn, Lưu Mạnh Hà, đến 7h45 được gần 40 người BLL quyết định xuất phát cho đúng kế hoạch. Với số lượng người như vậy là vượt yêu cầu so với dự đoán, đúng 8h, hướng Trung hà,Hưng hóa 10 chiếc xe nối đuôi nhau xuất phát. Trên đường đi các xe luôn giữ cự ly hành quân và hẹn nhau tập kết tại chân cầu Trung hà. Vừa đi vừa chơi, 9h45 tất cả mọi người tập kết tại cầu Trung hà, điểm lại thấy thiếu 1 xe, đó là xe của Vũ Trung, 15 phút sau mới thấy xuất hiện với lý do khi qua Sơn tây chạy quá tốc độ bị công an giữ. Trong SG có Hồ Bá Đạt và Tạ Hòa ra (với chuyến bay sớm nhất) cùng tham gia, Bùi Việt Sơn chịu trách nhiệm đón, do tắc đường 12 h trưa mới có mặt tại Trung hà.

Theo kế hoạch điểm đến đầu tiên là Hưng hóa, đúng 10h có mặt tại cổng doanh trại đoàn công binh Hưng hóa. Do đã liên hệ trước, toàn bộ Ban chỉ huy lữ đoàn ra đón tiếp và mời vào nhà khách của lữ đoàn, tại đây thay mặt anh em, Bùi Chuẩn đã có vài lời phi lộ và xin phép BCH lữ đoàn cho mọi người thăm lại nơi học tập trước đây. Sau đó trực tiếp BCH lữ đoàn công binh dẫn anh em thăm quan lại gần như toàn bộ doanh trại. Quang cảnh doanh trại sau hơn 37 năm cũng đã có một số thay đổi nhất định, nhưng nhìn chung hình ảnh, vị trí, dấu ấn một số ngôi nhà vẫn còn và cũng đủ để mọi người hình dung lại những kỉ niệm năm xưa. Vị trí nhà của C11 ngày xưa vãn còn nguyên như vậy, khi thăm lại khu vực này Tuệ “toét” nói vui: “Khu vực này ngày xưa đố thằng nào được bén mảng đến đây, nay thì vô tư đi…” Hôm nay, nữ C11 duy nhất có Hạ Hồng Hà đi cùng: Khu nhà này vẫn thế, cái giếng nước cổ vẫn như vậy, nước vẫn trong và vẫn đang được dùng bình thường. Thăm lại khu vực của các B ở ngày xưa, phía khu B3, B4 đã bị dỡ bỏ và đã được xây bằng 3 dãy nhà 2 tầng khác, phía dãy nhà mà B1, B2, B5 và B6 vẫn còn nguyên, mái nhà đã được cải tạo lại bằng mái tôn, nhả vẫn là những mẫu nhà của các doanh trại quân đội được thiết kế từ đầu thập niên 60. Khu vực nhà ăn cũ đã bị phá bỏ. Riêng cột cờ Hưng hóa, một chứng tích lịch sử của Thành Hưng hóa xưa kia vẫn còn nguyên và đang bị xuống cấp, theo lời của đ/c Phó chính ủy lữ đoàn, địa phương đang đề nghị nhà nước cấp ngân sách để phục hồi và giữ lại di tích này. Sau gần 1 giờ đồng hồ thăm lại đơn vị, đoàn hs K8 cảm ơn và xin phép đơn vị dời doanh trại. Trước khi quay lại Trung hà, tôi đề nghị Bùi Thắng B2, Phúc Sơn B2, Tô Tuấn B3, Minh Chính B4 đi sau cùng để tìm nhà và thăm lại thày Chi Tâm là giáo viên Nga văn trước kia đã từng dạy K8. Rất may khi chúng tôi tìm đến nhà, thày có nhà và đã đón tiếp chúng tôi. Thày đã gần 70 tuổi, vui và xúc động khi học trò cũ đã đến thăm, nhìn chung cuộc sống của thày và gia đình cũng tạm ổn. Chúng tôi hỏi đùa thầy: chắc ngày xưa khi trường ở đây thày đã tìm hiểu cô và lấy vợ, rồi định cư và gắn bó với thị trấn Hưng hóa cho đến giờ, thày chỉ cười. Hàn huyên một lúc, chúng tôi xin phép thày sang Trung hà, trước khi chia tay thày gửi lời hỏi thăm lại anh em K8 các thày cô ở Hà nội và hẹn gặp lại.

Tại Trung hà

Quay về Trung hà, Ban giám hiệu trường kỹ thuật nghiệp vụ BTL công binh đã tiếp đoàn anh em K8 tại nhà khách của Trường, cùng đón tiếp còn có 2 nữ cựu chiến binh là đồng ngũ của hiệu trưởng. Cuộc gặp gỡ cũng được thể hiện sự thịnh tình chân thành của nhà trường đối với anh em K8. BGH nhà trường cũng cho biết, từ khi nhà trưởng biết cách đây 39 năm nơi đây đã từng là nơi học tập và của rất nhiều thiếu sinh quân nên đã coi những học sinh của trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi là một phần truyền thống của nhà trường, những lần về thăm lại trường của nhiều đợt hs trường Trỗi đối với trường như những đứa con đi xa khi trở lại mái ấm gia đình. Cuộc gặp mặt hết sức thân mật trong tình đồng chí và anh em .

Cảnh xưa gần như vẫn vậy. Phía cổng cũ vẫn là con đường từ quả đồi trước mặt dẫn vào, vẫn là cây bàng nơi anh Cần “điếc” thỉnh thoảng hạ thủ một con trâu để làm thức ăn cho học sinh, vẫn là cái giếng nơi ngày xưa trong những buổi tối nóng bức mà bọn học sinh chúng ta vẫn nhảy xuống tắm trộm. Khu trung tâm trường vẫn là tòa nhà 2 tầng được xây dựng ngày 22/12/1962, phía bên trái là 2 dãy nhà 2 tầng, 1 dãy nhà cấp 4 của K8 vẫn còn đấy. Quang Tuệ còn bắt phải chụp cho cậu ta một bức ảnh trước gầm cầu thang nơi mà xưa kia cậu ta vẫn coi đấy là chuồng để nuôi trộm gà vịt. Những dãy nhà của K7 thì đã bị đập bỏ và ở đó được thay thế bằng dãy nhà 3 tầng. Dưới khu nhà hiệu bộ, bệnh xá và dãy nhà của C11 vẫn vậy. Phia bên trái khu trung tâm là kho kĩ thuật nơi mà anh em chúng ta ngày xưa vẫn vào ăn trộm kíp mìn thuốc nổ và lựu đạn để ném và nghịch vẫn còn nguyên vẹn, có chăng cảnh quan bây giờ trông ngăn nắp gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Đi về phía bến đò Trung hà cũ mọi cảnh vật tuy đã có sự thay đổi nhưng ngôi nhà mà ngày xưa dùng để nhốt cậu nào vi phạm kỷ luật vẫn còn, Thiết “ruồi” và Tuệ “toét” đã từng là “phạm nhân” ở đây cũng đã có một bức ảnh kỷ niệm trước ngôi nhà này. Ngoài ra cái Lô cốt từ thời Pháp, ở phía tây bắc doanh trại vẫn còn nguyên, chắc nó cũng sẽ là một chứng tích của thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp xâm lược Việt nam trước đây. Khu vực này ngày trường đóng quân còn là trận địa của đoàn tên lửa sông Đà. Phía sau khu trường cảnh quan vẫn không thay đổi gì. Sự thay đổi rõ nhất là cổng mới mở về phia tây bắc và con đường bê tông dẫn vào rất rộng và đẹp.

Đúng 12 h trưa khi chuẩn bị bữa cơm liên hoan và giao lưu với trường, chiếc xe do Bùi Việt Sơn đi đón Đạt “bột” và Tạ Hòa cũng kịp lên. Sau khi chụp ảnh kỷ niệm với BGH nhà trường, thay mặt anh em K8, Bùi Chuẩn tặng nhà trường bức tranh Khuê Văn Các Văn miếu, tượng trưng cho trường đại học đầu tiên của Việt nam, nơi đã đào tạo nhiều danh nhân cho đất nước. Cuối cùng bữa cơm liên hoan thân mật với nhà trường được tiến hành.

14h, buổi liên hoan kết thúc. Cảm ơn nhà trường về sự đón tiếp, mọi người chia tay và hẹn ngày gặp lại.

Xem ảnh tại Hưng hóa bấm tại đây

Xem ảnh tại Trung hà bấm tại đây




Ảnh từ trên xuống:

Ảnh 1: Cổng chính của Đoàn công binh Hưng hóa

Ảnh 2: Mặt chính doanh trại Đoàn công binh Hưng hóa

Ảnh 3: Chụp ảnh kỷ niệm với BCH Đoàn công binh HH

Ảnh 4: Di tích Cột cờ của thành Hưng hóa cổ (trong danh trại)

Ảnh 5: Bùi Chuẩn & Hạ Hồng Hà trước khu nhà C11 cũ

Ảnh 6: Chụp kỷ niệm với thày Tâm (g/v Nga văn của K8)

Ảnh 7: Gặp gỡ với BCH Trường NVKT Công binh tại Trung hà

Ảnh 8: PN Thiết & NQ Tuệ trước nhà kỷ luật cũ tại Trung hà

Ảnh 9: Giếng ở nhà ăn của K8 tại Trung hà

Ảnh 10: Chụp ảnh kỷ niệm với BGH Trường trước nhà của B3 K8 (1970)

Ảnh 11: Tuệ “Toét” ngó lại “chuồng gà” ngày xưa của mình

Ảnh 12: Chụp ảnh kỷ niệm với BGH trước sân bóng tại Trung hà

14 nhận xét:

  1. Các đ/c BChuẩn, TríDũng, LiêmMèo...làm việc, tôi yên tâm - nhưg trong tấm ảnh này tôi không yên tâm lắm: tay trái của đ/c BCh làm ae hơi sốt ruột, mặc dù đ/c là 1 Sĩ Quan Điều Lệnh lâu năm :-D

    Trả lờiXóa
  2. Yên tâm đi bạn. HHH đã báo cáo với Ban Liên lạc là Bùi Chuẩn trông vậy thôi nhưng không được "mạnh dạn" lắm. Cách đánh giá cán bộ như ADM thật nguy hiểm (!?)
    Hôm trước được Bùi Chuẩn thông báo chuyến vi hành về TH va HH. Nhớ lắm, thèm lắm, nhưng vì vướng bận chút việc nên không tham gia được. Thật may mắn hôm qua Bá Đạt, Bùi Thắng, Quang Vinh qua nhà chơi và cho xem ảnh, hôm nay lại được đọc bài của UtTroi, nên đã hình dung được chuyến đi của các bạn rất vui vẻ và thành công.
    Hẹn ngày tái ngộ với anh em K8.
    Trần Bình B5.

    Trả lờiXóa
  3. TrB + BCh đã ở chung 1 nhà với nhau(tầng trên tầng dưới), cùng Mẫu Giáo, Vỡ Lòng, NBNgọc, Trỗi B5...nên quả Xác Minh này có thể không Khách Quan
    Còn một thắc mắc nữa là tay fải của Chuẩn Tướng PhNgọcThiết bị làm sao ? mới nhìn tưởng anh La Văn Cầu. Nhưg xem trong Album thì rõ ràng PNThiết thu hết Tàn Lực vào tay trái

    Trả lờiXóa
  4. Thấy cảnh anh em k8 về Hưng Hoá, Trung Hà là cảm thấy lính Trỗi vẫn còn trẻ lắm, vui lắm. Nhưng nhìn thấy thầy Tâm mà xúc động. Theo thời gian thầy già đi nhanh quá, đã 72 rồi. Lần trứơc, cuối 2003, cùng Hà "cối" và anh em k5 lên Hưng Hoá cũng vào thăm thầy cô, còn mời thầy cô đi ăn cơm. Nay đã thế này!

    Trả lờiXóa
  5. OK, TB, tôi hiểu. Nhưg chta fải Đạo Mạo ở CQ, GĐ rồi, vào đây để giỡn với nhau thôi, nó là nơi nhỏ bé và riêng tư của 1 nhóm người, kfải là Cơ Quan Ngôn Luận gì ghê gớm. Và tôi cũng k nghĩ rằng 1 lời Bông Đùa lại có thể ảnh hưởng xấu đến Sự Nghiệp 1 người Bạn
    Chính tại Blog này, tôi đã là Nạn Nhân bị bôi nhọ chuyện đời tư, nhưg TB thấy dấy, ae vẫn mến tôi.

    Trả lờiXóa
  6. Xem ảnh thứ 3 ở HHoá, d/c ngồi giữa Liêm và Lưu Manh tên là gì nhỉ, B nào?!
    Mình dở quá, k nhớ tên bạn. Ai nhớ nói dùm nhe!

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta vẫn quý nhau mà, ADM. Chỉ tội nghiệp cho chuẩn tướng Thiết "ruồi". Bây giờ mà có ai chụp ảnh hắn, thì chắc anh em lại phải chứng kiến cái tay trái đang băng thôi. Hic... hic... :(.

    Trả lờiXóa
  8. Học với nhau từ Mẫu Giáo lên đến các lớp trên, rùi chơi với nhau đến giờ...cái VỐN QUÝ đó rất ít người có được, TB nhỉ :-D

    Trả lờiXóa
  9. Ngồi giữa Hà LM và Liêm là Mạnh Hà B4 (Không nhớ họ),học ngành Máy xây dựng K14 ĐH Giao thông.

    Trả lờiXóa
  10. Đính chính:
    Ngồi giữa Hà LM và Liêm là Lê Quang Hà B4,học Máy xây dựng K14 ĐH Giao thông.

    Trả lờiXóa
  11. ADM yên tâm đi! không ai bôi nhọ đâu. Mình thế nào anh em biết cả, học với nhau từ thuở bắn bi đến lúc sắp " phơ phơ đầu bạc" có j đâu mà bôi nhọ. Người quân tử fải chịu gian nan mà. Điều cơ bản là mình không xấu hổ với chính mình.

    Trả lờiXóa
  12. "Điều cơ bản là mình không xấu hổ với chính mình" -
    Ông LêThanh nói câu nay được đấy, đúng lúc, đúng chỗ.
    H. nào phải gặp mặt offline.

    Trả lờiXóa
  13. Vinh ơi! Mạnh Hà này hay đi họp phết, mà sao k có trong Danh sách ???
    Số đ thoại ?
    Hỏi lại xem hôm trước đi cùng xe ai?

    BThắng b2

    Trả lờiXóa
  14. Là Lê Quang Hà B4, tôi đã bổ xung số Mobile.

    Trả lờiXóa