Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Giá cả và đời sống ở Thựơng Hải, Bắc Kinh

Xã hội nào, nước nào cũng có mặt phải và mặt trái (âm và dương). Ở TQ phát triển là quá rõ. Khen quá là thừa. Ở đây muốn nêu ra những mặt trái để cùng biết.

Chuyện đời sống và giá cả
Ở châu Á, có lẽ Thượng Hải, Bắc Kinh là thành phố đắt đỏ hiếm thấy. Như hướng dẫn viên Thu Lệ nói: Phải có thu nhập 2.000 tệ/tháng (trên 4 triệu VNĐ) mới có thể trụ được ở Thượng Hải. Tuy vậy thấy rất nhiều sinh viên Quảng Tây tốt nghiệp lên đây làm ăn.
Quanh các trung tâm du lịch (phố đi bộ Nam Kinh, khu Thành Hoàng Miếu...) thấy nhan nhản ăn xin các kiểu, lịch sự trong dáng học sinh, sinh viên cũng có, nhếch nhác kiếm đồ bỏ trong thùng rác cũng có. Trong vòng 20 năm qua, xã hội phân hoá khủng khiếp.
Chuyện thực: 1 lão nông ra Thựơng Hải chơi. Đêm về, lão tới 1 khách sạn 4 sao. Thấy quá "bô-lờ-nhếch", nghĩ rằng lão "mấyjẩu xẻng" (không có tiền) nên nhân viên bảo vệ đuổi quầy quậy. Tức mình bỏ về ngay trong đêm. Về quê, lão bán hết nhà cửa, ruộng vườn, được mớ tiền. Ra thành phố, đúng lúc khách sạn 4 sao nọ "lên sàn". Vậy là lão dồn tiền mua toàn bộ cổ phần. Và từ đó khách sạn vào tay lão. Đến nay lão vẫn là chủ và còn sống.
Vào Business center của khách sạn photocopy 4 tờ, vị chi là 12 tệ (3 tệ/tờ # 6.000đ!). Còn vào mạng tại đây thì mất 20 tệ/10' (45.000đ). Quá đắt so với ở VN!
Như ở Quế Lâm, ở cửa ga, bến tầu nhan nhản các chú rách việc trao cạc quảng cáo cho khách bộ hành. Nhất là quảng cáo cho các hãng hàng không của Hải Nam, Thượng Hải, Thiên Tân... (Hình như tỉnh nào cũng có hãng hàng không?).
Rất nhiều cửa hiệu "massage chân" truyền thống ghi giá 48 tệ. Bọn tôi hỏi đùa: 48 tệ cho 1 bàn? thì hướng dẫn viên giải thích: Các chú phải hết sức cảnh giác vì khi đã ngồi vào rồi là họ có đủ cách dụ để lấy hết tiền trong túi khách. Càng không biết tiếng càng dễ lấy tiền.
Chuyện mua pa-tin phát mầu mới là chuyện hay. Trời về đêm, thấy mấy chú lướt như bay trên phố, dưới gót chân loe loé ánh sáng đèn mầu. Thấy lạ, chúi mũi xem là mấy chú lao tới, mời mua và hô giá 55 tệ/cặp. Mặc cả xuống 20, nó lắc đầu. 25 - không! 30 - không, phải 45! Lắc đầu trả lời "pu mải" thì nó bỏ đi. Lát sau quay lại chào: 45! Không! Vậy 40! Không! ... Cuối cùng chốt được giá 30. Hí hửng mua. Khi gặp nhau mới biết bạn cùng đoàn mua chỉ 15 tệ/cặp. Vậy là hố! Ở Thuợng Hải ngoài chợ giời thì càng mua nhiều càng biết đúng giá là vậy. (Còn trong cửa hàng thì miễn mặc cả!). Khi lên tới Bắc Kinh, vào siêu thị ở Vương Phủ Tỉnh mới hay pa-tin xịn tốt hơn nhiều và giá những 300 tệ/cặp. Chất lượng khác hẳn. Đúng là ở TQ thì hàng nào cũng có, giá nào cũng có mà mua không cẩn thận là hố!
Hứơng dẫn viên dạy "mải" là mua và "mai" là bán. Mua thì cứ dùng máy tính mà mặc cả cho chắc. Không mua thì cứ nói "bố mày" (giống "pu mải") rồi bỏ đi chứ đừng lang thang gần đó là lại rơi vào vòng quây của chúng. Nhiều tiếp viên bán hàng nói tiếng Anh rất khá, mời chào quyết liệt. Không cẩn thận cũng dễ toi.
Giá cả, mua bán đúng là chuyện không bao giờ kết thúc!

Chuyện giao thông
Dù nhiều lọai phương tiện giao thông hiện đại như tầu đệm từ, métro đã đưa vào sử dụng thì phương tiện giao thông bình dân như xe đạp vẫn còn phổ biến. Người lao động đạp xe đến bến métro rồi gửi 1 tệ/xe, ngày và xuống métro ra ngọai ô làm việc. Dù là phương tiện thô sơ, người điều khiển vẫn chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Ờ Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn thấy nhiều troleybus (xe bus bánh cao su chạy điện, lòng thòng 2 sợi dây câu điện).
Chuyện xăng dầu: Những ngày này do khan hiếm xăng dầu nên chính quyền Thượng Hải quy định xe con vào cây xăng chỉ được mua trong phạm vi 50-100 tệ/lần. Thử hình dung 1 xã hội với số lượng xe khổng lồ thuờng xuyên chạy trên đường như thế thì quy định này quả là dã man!
Chuyện lương CSGT thì... như ở ta. Bình quân tổng thu nhập (cả trắng và đen) cho 1 sĩ quan cỡ 1,5 vạn tệ/tháng. Ai vào ngành này cũng "lục tốn" đầu tư nên phải cố thu hồi vốn. Cũng kiểu làm ăn "cưa đôi" khi vi phạm mà với số lượng xe đông như quân Nguyên thì chỉ cần "những mẩu ngón tay" ấy cũng làm nên sự nghiệp?!!!
Bên cạnh lực lượng CSGT duy trì trật tự giao thông còn có 1 lực lượng (kiểu Thanh niên xung phong ở ta) nhưng họ là những người đã về hưu, mặc đồng phục (tùy thành phố có mầu khác nhau), tay đeo băng, mồm tu huýt còi điều khiển giao thông các ngã tư (hướng dẫn cả người đi bộ). Họ trực suốt ngày, còn nhiều hơn cả CSGT (chủ yếu chỉ trực 2 giờ cao điểm trong ngày).

(Ảnh 1: Bác Chiến trên phố mua bán ở Thành Hoàng Miếu, Thượng Hải
Ảnh 2: Lực lượng tình nguyện viên giao thông (khóac áo sáng) ở ngã tư Thiên Mục Tây và Tân Cộng Hòa, Phố Tây).

1 nhận xét:

  1. Chuyện CSGT "kiếm ăn" thì ở đâu cũng vậy. Ở Mã Lai tụi nó nói : cứ 10 thằng CS thì có 9 thằng "ăn", chỉ còn 1 thằng vì bị ốm ko đi làm !!

    HMK6

    Trả lờiXóa