Cuối những năm của thế kỷ XX thường đến thăm các chú Trần Độ, Lê Tòan Thư, Nguyễn Thọ Chân… Biết cha chúng tôi chưa được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh, các chú đều nói: Nhà nước trao tặng cho chúng tao từ những năm 1986-87, cha các cháu là bậc đàn anh mà chưa đựơc thì đây là một thiếu sót lớn.
Đã từ lâu thấm nhuần tư tưởng “không ai thương mình bằng chính mình” và “con có khóc thì mẹ mới vạch ti cho bú”, vốn quen tự thân vận động mà anh em tôi tìm hiểu chính sách rồi đề đạt với Bộ Ngọai giao - cơ quan cuối cùng của cụ. Phòng Thi đua khen thưởng hiểu việc phải làm và cuối 2001, cha chúng tôi được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Đầu năm 2002, Bộ truởng Nguyễn Di Niên thay mặt Chủ tịch nước trao cho gia đình huân chương cao quý này. Sau buổi lễ, chúng tôi ra nghĩa trang báo cáo với cha mẹ niềm vui này.
Vài năm sau, ông anh làm ở Ban Khoa giáo TW thông báo: Nhà nước đang dự thảo điều chỉnh “Luật Thi đua khen thưởng” và cha có thể “vào diện đuợc điều chỉnh” vì từng là Thường vụ Xứ ủy lãnh đạo khởi nghĩa Hà Nội. Quả thật vài chục năm trước, ta có tư duy: thành quả cách mạng là của chung tập thể và quên đi vai trò cá nhân trong lịch sử. Nay đã khác! Như vậy đây là dịp để lịch sử đánh giá lại đúng công lao của thế hệ đi truớc.
Những điều trăn trở
Việc góp phần để xã hội đánh giá đúng công lao của những chiến sĩ đã hy sinh vì nước, vì dân là việc làm vô cùng cần thiết. Làm xong việc lớn cho cha mẹ, tôi muốn tư vấn - trước hết – là gia đình các bạn Trỗi. Từng gửi huớng dẫn thực hiện “Luật Thi đua khen thưởng” tới nhiều bạn. Mong các bạn gửi trích ngang của các cụ tới cơ quan cuối cùng các cụ công tác. (Trong Luật hướng dẫn rất cụ thể ở truờng hợp nào, cương vị nào thì được điều chỉnh). Hôm rồi trên blog có tay nào đấy bảo tôi “chạy huân chuơng”. Đồ vô lại! Các bạn nên nhớ công lao của các cụ phải được đánh giá thật khách quan, không cho phép chúng ta “chạy” bằng bất cứ đồng xu nào!
Năm rồi tại Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc có nhắc lại Quyết định của Hồ Chủ tịch kí năm 1948 trao tặng huân chương cho các chiến sĩ Nam Bộ, Bắc Sơn và 34 chiến sĩ VNTTGPQ nhưng đến nay chưa một chiến sĩ nào đựơc trao tặng(!). Mà các cụ lứa đó đi đã gần hết?
Không kém trăn trở khi bao tướng lĩnh quân đội (cha mẹ nhiều lính Trỗi) hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc suốt mấy chục năm qua, trực tiếp đuơng đầu với 2 đế quốc lớn mà, dường như, không có (ít nhất) là Độc lập hạng Ba(?). Còn nhiều quan chức thế hệ con cháu chỉ cần “có ghế” thứ, bộ truởng là nghiễm nhiên được trao tặng huân chương. Thật nực cười! Nực cười hơn khi nay có kiểu “chúng ta tự gắn huân chương cho chúng ta”! Thiết nghĩ hãy để cho thế hệ sau đánh giá lại công lao của thế hệ người đi truớc mới là cách nhìn nhận khách quan, chính xác!
Đó gọi là huân chưong theo cấp bậc,khg phải huân chương đánh giá công lao?Nhiều bậc cha , chú khg thích kể công với nhà nước do mình lập nên.Tự nhà nước phải có trách nhiệm việc đó.Vua ,chúa hồi xưa mỗi khi xong việc giành lại non,sông thường thưởng công cho những ai góp phần làm nên chiến thắng.Kể cả cô gái hát ả đào còn đuọc lập miếu thờ cơ mà.
Trả lờiXóaĐạt nói đúng! Đấy là nghịch lí vì huân, huy chương là phần thưởng mà tổ chức phải tìm người có công để trao chứ không bắt người ta phải làm đơn xin.
Trả lờiXóaChẳng dám so sánh với các cụ. Đến ngay bản thân tham gia quân đội được 27 năm, loại huân chương niên hạn "giẻ rá…..ch" nhất là chiến sĩ “vắng vẻ" mà mới được 1 cái hạng 3, khi chuyển ngành nếu có thắc mắc thấy cũng ngượng nên cũng “quên” luôn. Huống hồ huân chương cao quí của các cụ “công thần” với nước !!!
Trả lờiXóa