Nhân việc đăng bài Tiềm ẩn trích từ Báo SGGP, nếu liên hệ với chính Bạn Trỗi (BT) chúng ta, cũng đã thấy có nhiều điều cần bộc bạch.
Nhớ khi xưa, các lớp BT về cơ bản là "rất ham chơi", bom đạn súng ống gì cũng quậy tuốt luốt... và đa số cùng lười học (khác với dốt), nhưng anh nào đã chịu học thì giỏi "khét tiếng". Nhờ thế khi chuyển về học tại các trường phổ thông cũng được chúng bạn "hơi" vì nể về sự học. (Đó cũng nhờ ăn theo các danh thủ thôi!).
Khóa 5 là thử thách lớn nhất, vì vừa giải tán Trường là phải thi tuyển đại học. (Bộ trưởng Tạ Quang Bửu chính thức yêu cầu tái lập kì thi này sau 5 năm chiến tranh tạm dừng để nâng cao chất lượng đầu vào. Kì thi chính thức được tổ chức lần đầu vào năm 1970. Thiên hạ trượt liểng xiểng, tuy chưa thống kê, nhưng BT khóa 5 thi đỗ đại học rồi về ĐHQS và ĐHQY "hơi" bị nhiều!
Khi chúng tôi, (Hà, Công, Học) về ĐHQY, đã nghe tiếng anh Thiện Nhân (nay là PTT-trước cũng thuộc diện nhập về ĐHQY vì bố là bác sĩ QY), đã thi đạt điểm tuyệt đối 3 x 10 = 30 điểm, (thậm chí còn được tặng 0,5 điểm vì đã chứng minh đề tóan ra chưa chặt!). Anh Nhân sau đó đi Tây học, nhưng mọi người (kể cả người yêu ở khóa dưới, là vợ anh bây giờ), khi nói về anh luôn với tình cảm ngưỡng mộ!
BT con nhà Y thường bị đưa về ĐHQY, dù thi đủ điểm du học nước ngoài và cho dù không thích ngành y (thế hệ mình khi đó là vậy). Nên năm đầu, anh em học cũng láng cháng và vì thuộc diện đi học nước ngoài (giống anh Nhân) nên chẳng được anh em lính cựu ưu ái cho lắm. Vì thế cả bọn BT tới năm cuối mới được kết nạp Đảng (ở đợt vét!).
Nhưng việc học thì luôn được trọng nể cho dù còn lười... Các năm sau do lòng tự trọng về truyền thống gia đình, nên học chăm hơn và được xếp vào loại khá giỏi, rồi cứ thế chăm chỉ riết tới bây giờ. Anh em cũng "ngọ nguậy" được vài thứ - nhưng tự thấy mình chưa bao giờ xứng là thuộc "dạng có tài nhưng "tiềm ẩn".
Nhớ khi xưa, các lớp BT về cơ bản là "rất ham chơi", bom đạn súng ống gì cũng quậy tuốt luốt... và đa số cùng lười học (khác với dốt), nhưng anh nào đã chịu học thì giỏi "khét tiếng". Nhờ thế khi chuyển về học tại các trường phổ thông cũng được chúng bạn "hơi" vì nể về sự học. (Đó cũng nhờ ăn theo các danh thủ thôi!).
Khóa 5 là thử thách lớn nhất, vì vừa giải tán Trường là phải thi tuyển đại học. (Bộ trưởng Tạ Quang Bửu chính thức yêu cầu tái lập kì thi này sau 5 năm chiến tranh tạm dừng để nâng cao chất lượng đầu vào. Kì thi chính thức được tổ chức lần đầu vào năm 1970. Thiên hạ trượt liểng xiểng, tuy chưa thống kê, nhưng BT khóa 5 thi đỗ đại học rồi về ĐHQS và ĐHQY "hơi" bị nhiều!
Khi chúng tôi, (Hà, Công, Học) về ĐHQY, đã nghe tiếng anh Thiện Nhân (nay là PTT-trước cũng thuộc diện nhập về ĐHQY vì bố là bác sĩ QY), đã thi đạt điểm tuyệt đối 3 x 10 = 30 điểm, (thậm chí còn được tặng 0,5 điểm vì đã chứng minh đề tóan ra chưa chặt!). Anh Nhân sau đó đi Tây học, nhưng mọi người (kể cả người yêu ở khóa dưới, là vợ anh bây giờ), khi nói về anh luôn với tình cảm ngưỡng mộ!
BT con nhà Y thường bị đưa về ĐHQY, dù thi đủ điểm du học nước ngoài và cho dù không thích ngành y (thế hệ mình khi đó là vậy). Nên năm đầu, anh em học cũng láng cháng và vì thuộc diện đi học nước ngoài (giống anh Nhân) nên chẳng được anh em lính cựu ưu ái cho lắm. Vì thế cả bọn BT tới năm cuối mới được kết nạp Đảng (ở đợt vét!).
Nhưng việc học thì luôn được trọng nể cho dù còn lười... Các năm sau do lòng tự trọng về truyền thống gia đình, nên học chăm hơn và được xếp vào loại khá giỏi, rồi cứ thế chăm chỉ riết tới bây giờ. Anh em cũng "ngọ nguậy" được vài thứ - nhưng tự thấy mình chưa bao giờ xứng là thuộc "dạng có tài nhưng "tiềm ẩn".
Cũng giống như bao BT, điều "tiềm ẩn" có sẵn trong chúng ta là điểm nhất định không làm điều gì để mình bị coi thường... Có lẽ vì thế nên BT ta tin, quí nhau gấp nhiều lần hơn tỷ lệ đỗ đạt và thành danh. Vì thế nên tôi và bạn có quyền tự hào là, trong chúng ta luôn "tiềm ẩn" nhiều cái "thực", chứ không phải thứ "ảo" mà báo đã nêu. Ngay việc bạn đang lướt "net" đọc được các dòng này cũng đã là kỳ tài đấy - vì cùng lứa với ta, nhiều "ông bà" đang là lãnh đạo đã mờ mắt, đau lưng, ngồi họp cả ngày, nhưng "báo này" không xem nổi lấy 1 lần!
Phúc Học k7 Đà Nẵng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét