Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008
Hạnh phúc của những blogger
Vào Nam cũng vậy ở nhà phụ huynh mở "Connection to" thì cũng thấy cạnh nhà có 2 đường. Đến nhà Nghị "phệ" cũng rứa. Cháu Mý thấy bố dùng vậy thì phê bình là "chôm chỉa". Phải trả lời: Trời cho mà!
Đi đâu cũng được đáp ứng chả hạnh phúc thì là gì?!
Bài thuốc từ cây " Trinh nữ hoàng cung"
Nhân có bức ảnh cây “Trinh nữ hoàng cung” do Đắc Hòa post lên. “Pác” 4SG đã sưu tầm được bài thuốc từ cây “Trinh nữ hoàng cung” và đưa vào phần “com mèn”. Mạn phép "pác" 4SG UT đưa lên trang chính thành “báo CHỮ TO” để ACE ta tham khảo. Dưới đây là phần comments của “pác” 4SG:
Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung
Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Nhưng cũng có một số bệnh nhân uống thêm cùng với nước sắc trinh nữ hoàng cung một đơn thuốc bổ thận mà cũng khỏi.
Ðể tiện cho người dùng cũng như tiện cho thầy thuốc theo dỏi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên,
Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.
Có một phụ nử VN đang theo đuổi công trình cấp Nhà nước này: Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Các pác tự tìm hỉu.”
Tư SG
Tết Thiếu nhi
Hôm nay mùng Một tháng sàu
Các chù gửi tặng các chàu món qua
Thay mặt đơn vị mang ra
Chị nuôi, cán bộ ấy là đại biêu
Hoa nữa
Hoa gì?
Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008
Giới thiệu bài bị "lặn": Tập viết lại
Vào phần “quản lý bài đăng” của ÚT TRỖI thấy có bài “TẬP VIẾT LẠI” của 4Saigon ở đó, đọc thấy tâm sự của anh 4 SG rất chân thật và vui. Mạn phép anh Tư SG đăng lên để mọi người cùng đọc. Mong “pác” thông cảm!
“ Như đã nói trong bài ra mắt, tôi phải tập viết một cách bình thường, không còn cách hành văn bóng bảy của công văn hành chính thời nay (chủ đề này các pác phải khai thác, vì quá nhiểu công văn cấp... mà đọc xong chẳng hiểu nói cái gì... đại loại như các trả lời của các pố minister trước QH).
vì pác Tư này đăng cách đây mấy hôm (26/5), bài bị trôi xuống dưới, nên anh em có thể xem tại đây bài Tập viết lại
LẠI ẢNH HOA NỮA !
Tặng luôn tất cả
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008
Nên viết blog hay chơi game?
Không nên chơi game, rất nên viết blog! Vì rằng:
- Chơi game thì trình độ viết văn chẳng bao giờ “tiến bộ” được, trong khi viết blog thì trình độ viết văn của bạn sẽ nhanh chóng “lên tay” từng ngày;
- Chơi game thì trình độ vi tính của bạn mãi dậm chân tại chỗ vì bạn chủ yếu chỉ sử dụng các phím mũi tên lên, xuống, Enter… là cùng, trong khi viết blog thì bạn hầu như phải dùng toàn bộ các phím của keyboard, chưa kể bạn còn liên tục di chuột vì hết cắt lại dán, lại chèn…;
- Chơi game thì bạn sẽ không bao giờ nổi tiếng cả, trong khi viết blog không chừng một ngày nào đó bạn sẽ nổi tiếng cả thế giới! (Tôi chưa bao giờ nghe tên một game thủ đáng kính nào – trong khi chắc bạn cũng rõ là có khá nhiều blogger nổi tiếng!);
- Chơi game thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ thua “đau đớn” một trong các game thủ cao cường đang ngồi “tập luyện” đầy xung quanh bạn, trong khi viết blog thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ thua ai! (Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ có một cuộc thi viết blog để phân định thắng thua? Nếu có thì chắc sẽ là một cuộc thi dở hơi nhất trên quả đất này!);
- Chơi game thì dễ “cả thèm – chóng chán”, trong khi viết blog thì có nhiều cơ hội còm men bài của người khác, nhiều cơ hội được “phát biểu” – nguồn cảm hứng bất tận;
- Chơi game nhiều thì gặp bạn bè quen không lẽ bạn lại hỏi người ta “Cậu đã chơi cái trò xxx chưa?”, trong khi viết blog thì thỉnh thoảng có bài gì bạn cảm thấy “tâm đắc”, bạn có thể mời bạn mình “ghé thăm”, biết đâu họ lại chẳng khen mình “văn hay chữ tốt”;
- Chơi game nhiều khi phải mất công tìm tòi, “đầu tư” trò mới, tốn cả tiền bạc, trong khi viết blog thì chỉ cần có phần mềm Unikey (để gõ tiếng Việt) là ổn;
- Chơi game thì mãi chẳng hết giờ, trong khi viết blog thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến giờ ăn cơm;
…
Cuối cùng là 2 lý do quan trọng nhất nên viết blog:
- Muốn chơi game mới, hay, thì phải liên tục nâng cấp máy tính, trong khi cơ quan thì không phải lúc nào cũng có kinh phí. Còn viết blog thì dù không có kinh phí ta vẫn viết được;
- Chơi game thì rất dễ “lộ”, trong khi viết blog thì lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu”, mọi người cứ tưởng là ta đang “nghiên kíu” (cuối năm không chừng được chiến sĩ thi đua!);
Không thể kể hết được lý do không nên chơi game mà nên viết blog!
Bạn nghĩ thế nào?
Cái nhìn về Tầu hỏa VN
Từng phải kiếm tiền bằng việc dọn tầu hỏa ngày ở Đức, đi tầu VN lần này có vài cảm nhận. Ở ta tầu chậm là lẽ thường với vài câu xin lỗi là xong. Trừ tầu nhanh lọai VIP như SE1 (29 tiếng HN-SG) hay Golden-train (tuyến du lịch SG-Quy Nhơn), còn lại từ TN1, 2… đều như tầu chợ vì đều phải dừng nhiều (không bắt khách thì tránh đòan tầu VIP). Tiếng ồn thường trực vì toa tầu “hở” – ào ào như sôi. Cửa sổ vẫn dăng lưới thép chống ném đá. (May mà chuyến tôi đi không dính!).
Lọai tầu này dơ bẩn từ ghế, bàn đến thành tầu. Hình như không bao giờ được lau xà phòng (như hồi tụi tôi đi làm vệ sinh tầu ở
Ngòai chỗ ngồi, mỗi khách có thêm chai nước nhỏ, còn lại là mua. Nhân viên nhà tầu đẩy xe cháo (thấy cháo dính lên cả miệng xô đựng), xe nước ngọt, bia, cà-phê, bánh kẹo đi bán dọc tầu. Cơm trưa phải đặt trước, 15 khìn, có tí thịt bò xào, 1 quả cà, ít rau và 1 cốc nhựa canh (mà nội dung có 1 nửa. Chắc sợ đổ?).
Các toa ngồi lọai xòang không thiết kế WC, chỉ có chỗ rửa mặt. Bí thì chạy sang toa nằm. Chắc đây là bài tóan giảm định mức để giảm chi phí? Cứ 2 toa ngồi thì ghép 1 toa nằm. Thử “li lái” thì thấy tòan bộ “đầu ra” được phóng thẳng xuống đường ray. (Trừ tầu nằm ghế đệm thì có “thùng” gắn). Chả thế mà dân chúng sống dọc đường tầu căm thù nhà tầu và khách xả rác làm ô nhiễm môi truờng và trả thù bằng cách ném gạch đá lên tầu.
Để kiếm thêm tiền, nhân viên nhà tầu cũng cho khách không vé lên, ghép vào ghế trống nhưng họ bị mắng xơi xơi. Chuyến tôi đi thấy có thanh tra lên đột xuất, họ kiểm tra số lượng khách và doanh thu. Thấy mấy bà phụ trách toa nhớn nhác, mặt tái dại.
Cứ như thế thì tầu VN còn “ôm chặt đất anh hùng”!!!
Thông tin quanh LS Trần Hữu Dân k7
Trần Hữu Dân là 1 trong 12 LS của chúng ta hy sinh nhưng chưa tìm được mộ phần. Cách đây ít lâu, qua mạng mà chị Trần Thị Đạt (chị ruột Dân) tìm thấy chúng ta. Rồi Đỗ Nghĩa ra HN cùng anh em k7 đến thăm gia đình và trao tặng gia đình bức ảnh lịch sử có bạn Trần Hữu Dân đang trương lá cờ Quyết thắng ngày ở Quế Lâm (hè 1968).
"… Chỉ thương người bạn nhỏ quá ngoan, trắng trẻo cùng sơ tán, Liệt sỹ Trần Hữu Dân, con trai duy nhất cuả ông Trần Hữu Duyệt, Uỷ viên TƯ Đảng Lao động VN, Chủ tịch chủ tịch đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt nam bị pháo ép cho tan người..." .
Với chị Đạt thì: "…Thông tin này cũng không chính xác lắm tôi muốn hỏi nhưng không thể nhảy vào trang web đó và ngay chính người viết không cho địa chỉ Email.
Hy vọng cac Admin giup do
Xuantaoso@gmail.com
Tel: 0913 225924
Trần Thị Đạt”
Một bạn đã thử viết cho (Nickname) BrodaRu trên “Trai tim Viet Nam Online” (theo đường dẫn trên), tin nhắn sau: Ngày gửi - 13/01/2008 03:40
Ban co the cho biet them ve Liệt sĩ Trần Hữu Dân? Thanks.
Moi xem (http://bantroikhoa7sg.vnweblogs
Nhưng không thấy hồi âm nên cũng không để ý nữa. Hôm rồi vô tình vào TTVNOL thì lại thấy có thư trả lời sau:
BrodaRu
Xin lỗi bác vì trả lời chậm do ông già tôi bị ốm do các vết thương hành, trí nhớ không ổn định. Về chú Trần Hữu Dân, ông già tôi rất quý, nhưng không phải bạn thân vì chú ấy lứa dưới. Khi ông già tôi nhập ngũ, chú ấy còn bé, nhưng trắng trẻo, hiền lành, dễ thương. Vì ở khác đơn vị nên ông già tôi chỉ gặp chú ấy một lần tình cờ ở Quảng Trị. Sau đó, ông già bị thương do pháo hạm Mỹ khi đang bơi vượt sông Thạch Hãn vào tiếp viện cho anh em trong Thành Cổ. Và cũng nghe nói chú ấy hy sinh chứ không tận mắt chứng kiến.
Sở dĩ tại sao ông già nhắc đến chú ấy, vì con người này gặp một lần thôi cũng để lại cho người khác ấn tượng đặc biệt. Dạo đó bộ đội mình bị thương vong rất nặng nề ở Thành Cổ. Có thể nói, trong lịch sử các đại đơn vị chưa bao giờ phơi lưng ra cho phi pháo như vậy. B-52 và pháo bầy 203 mm đánh liên miên. So với Điện biên phủ thì mức độ ác liệt hơn rất nhiều và hậu cần bị cắt đứt, không có núi rừng che phủ. Thậm chí xe tank ta bị bom, hoả tiễn từ máy bay bắn cháy nhiều. Trông rất đau lòng. Đúng là vào nơi mà sức mạnh Mỹ phô trương hiệu quả ở đồng bằng. Bị thiệt hại rất nặng. Đào hầm hào không ăn thua với bom toạ độ thả vào một nơi rất hẹp. Cả một số thủ trưởng cũng mất tinh thần vì nhiều người cho rằng, nếu dồn đống vào giữ một cái thành bé tý, dứt khoát dần dà bị tiêu diệt hết. Hơn nữa, tư tưởng không thông vì cho rằng hy sinh quá nhiều mà vào bẫy thì không giữ nổi.
Lính thì khỏi nói. Nhiều người đã trốn ra.
Thế mà chú Dân lại xung phong vào trong đó. Chú là con cán bộ cao cấp. Là con "ông cốp" mà xung phong xuống đơn vị chiến đấu. Khi nhiều người mất tinh thần từ quan đến lính thì chú Dân lại không như những lính mới nhát sợ, mà rất hăng hái. Cái tinh thần cao cả đó làm mọi người rất trọng.
Được biết tin qua website của các bác nói chưa tìm được mộ của chú Dân, ông già đã tôi khóc. Tin mà ông già tôi nghe được là qua người quen kể sơ qua. Như vậy, rất tiếc là cụ không biết thêm thông tin gì nữa về chú Dân. Cụ cầu mong tìm được mộ chú ấy.
Còn nếu không, gia đình chú Dân cũng đừng quá buồn về chuyện này. Vì thi thể chú Dân mãi mãi nằm trong sự tôn kính của bao người Việt Nam có lòng biết ơn Ngày Hôm Qua.
Tập viết cho đở quên chử nghĩa
Đã viết mấy bài rồi nhưng dở dang vì không quen viết như kiểu thường tình. Đọc ra như công văn hành chính, thành lại cất chờ dịp khác. Tuy vậy, hôm nay cũng phải viết cái gì , chủ yếu là vài hồi ức trường Trổi chúng ta.
Những kiến thức quân sự vỡ lòng.
Tháng 5/1966. Lúc đó tôi vừa được Đảng và Bác cho ra tham quan Miền Bắc và tiện thể học hành luôn. Khi về nhà chú Năm, em Ba tôi, tôi thấy một tủ sách lớn. Đủ thứ: truyện thiếu nhi, truyện tranh, tiểu thuyết Cách mạng VN, truyện Liên Xô, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du, Đông Chu... Tất nhiên truyện Tàu thì tôi đọc ở SG nhiều rồi. Thành thử tôi tấn công vào những cuốn sách mỏng trước, khoản 3 ngày thì hết. Tới Chiến tranh và hòa bình, Anna Carenina..., thì thua...
Nhưng vốn là con nhà bộ đội, (hồi đó, dân Miền nam đi làm cách mạng đồng nghĩa với đi bộ đội, chỉ có phe ta mới có bộ đội, phe ng.. chỉ là lính mà thôi), tôi liền soát một loạt cuốn sách không dầy lắm, có cuốn chỉ chừng 25-30 trang), mang tên như Hải quân, Đổ bộ đường không, Không quân, Xe tăng, Bộ đội hóa học... của nhà xuất bản ĐND số 4 LýNam Đế... Quá hợp khẩu vị rồi!!
Thề là bắt đẩu tiếp xúc với pháo hạm, chiến liệt hạm, tuần dương hạm... hỏa khí.... Hồi đó, chúng ta còn sử dụng nhiều từ ngữ quân sự của TQ, vì chỉ huy, cán bộ quân ta còn đi học Thẫm Dương, Nam Kinh, Vũ Hán hơi bị nhiều. Tất nhiên tôi không tiêu hóa được đống kiến thức này ngay được. Nhưng cái gì đã qua con mắt rồi thì được bộ nhớ dài hạn lưu lại, chờ dịp xài.
Vài tuần sau, đi sơ tán cùng chị Hai của tôi, lên xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tôi đã đem theo mấy cuốn binh thư này, đọc tiếp. (Khi nào có dịp lên Đại Từ , tôi sẽ miêu tả Ký Phú, nếu theo bản đồ thời nay, thì từ Sông Công rẻ vào đường lên phố huyện Đại Từ thì có đi qua Ký Phú).
Năm 1967, nhà Xb QĐND mới in các cuốn hồi ký: Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn QTP308, Sư đoàn CT312, Sư đoàn ĐB320, Tiểu đoàn 19... Đọc tới đâu ngộ ra tới đó.
Sau này nữa, cùnh KViệt, QVinh (1A HVThụ), Hồng Hà... đọc Nhớ lại và suy nghĩ, Bộ TTM Xô Viết trong chiến tranh..., cùng nhiều hồi ký khác kể cả của các tướng GPQND trước thời CMVH như Trần Canh, Lý Thiên Hựu..., thật thích thú khi các cụm từ: đòn đột kích, chọc thủng phòng ngự, đột phá trong hành tiến, bàn đạp, vu hồi, cơ động... đã được tiếp nhận tự nhiên sẳn có và phát ngôn ra y như các sĩ quan BTTM vậy.
Viết ra tới đây, chắc các AE nghĩ : À !! Cái thằng chưa đi lính ngày nào, chưa biết cò súng nằm chồ nào, mà khoe khoang kiến thức sách vở nữa mùa hẳn!!!
Cũng đúng!!! Bởi lẽ đã viết nhăng viết cuội ra rồi.
Nhưng cũng không đúng!! Vì tôi chưa kết thúc mà!! Từ từ, không đi đâu mà vội. Tôi xin nhớ một chuyện nữa.
Lúc lên Trại Cau, khi phó CTV đại đội lấy lý lịch từng "con giời", thì AE bu xung quanh hóng hớt lý lịch các bác nhà lẩn nhau ( lúc đó các bác nhà vẫn chưa lên cụ, vì cụ còn nhiều, vẫn chưa theo Bác). Tôi cũng vậy...
Tới một thằng nhóc, khai tên bố, cấp bậc, địa chỉ cơ quan... xong đi ra. Tôi liền khều nó ra xa xa. Rồi hỏi bố mày có viết mấy cuốn sách như vầy như vầy không. Nó hỏi lại tôi, bộ mày đọc mấy cuốn đó hã? Tư tôi hỉnh mủi trả lời, không những đọc mà còn có ở nhà nữa, có điểu nặng quá nên tao không đem theo.
Thấy vậy, thằng nhóc tự hào nói, ờ bố tao viết đó, đọc hiểu không. Tôi trả lởi, hiểu chút đỉnh.
Vậy tôi hết lòng biết ơn người đã khai tâm cho tôi những kiến thức quân sự vỡ lòng đó, và không bao giờ tôi quên điều đó, cho dù sau này và ngày nay vào Wiki tôi còn biết nhiều điều mới hơn, hay hơn.
Vậy người đó là ai? Thằng Nhóc tên gì? Mời AE K7 giải đáp. Pác nào nói đúng, thưởng một ly Làng Vân.
Kho hiểu biết về nông thôn Miền Bắc 1966
Tất nhiên trường Trổi có tiếp nhận một số ít AE xuất thân từ nông thôn vào trường. Tôi nhờ một anh K6, hình như có tên Tiến bồ, con chủ tịch huyện Đại Từ năm đó, em vợ trung đội trưởng Nghinh (B3 K7). Các pác K6 có thể chỉnh sửa cho chính xác.
Tuy nhiên đối với tôi, Lại Xuân Lợi ( liệt sĩ) mới đúng là cậu nông tồ, đi thẳng từ ruộng đồng Nam Hà vào trường Trỗi. Nó với tôi là hai thái cực trong cái lò bát quái là trường Trổi, hiểu theo cái nghĩa là lò luyện nhào nặn mọi phần tử rời rạc để hình thành nên một đội ngủ mới, mang tính cách
mới...
Tôi, dân Sài Gòn chánh gốc, vừa mới từ cái thế giới "phồn hoa giả tạo" tới. Còn nó là đứa con đẻ thuần dòng của đất nước mặn đồng chua. Những gì tôi mang từ cái TP Bác Hồ nói với nó đều là viển vông. Còn những kiến thức thiên nhiên về nông thôn Bắc Bộ mà nó chỉ cho tôi đều là những gì quá đổi cần thiết cho cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chiến tranh. Tôi lại được ông bạn đồng môn khai tâm cho về thiên nhiên, cây cỏ, động vật của châu thổ Sông Hồng nói riêng, nông thôn Miền Bắc nói chung. Tất nhiên, tôi còn được nhiều bạn khác chỉ bảo cho thêm trong những ngày đầu trên Trại Cau, Trại Bưởi. Nhưng Lại Xuân Lợi vẫn là số một dách lẩu, vì không ai lớn lên ờ nhà quê như Lợi hết.
Tôi xin thắp một nén nhang cho người khai tâm cho tôi về nông thôn châu thổ sông Hồng.
Mỗi người đã trãi qua 4 -5 năm học tại Trường NVT ít nhiều cũng có vài người bạn, dù rất thân hoặc chí ít cũng thân. Mà mỗi người như vậy, ta đều có nhiều kỹ niệm, đến nổi dùng bao nhiêu trang giấy (bây giờ là page) cũng không thể kể hết. Thành thử tôi chỉ có thể trãi lòng trong giây lát với một vài người có kỹ niệm sâu nặng.
Chiếm bộ nhớ của blog và thời gian của AE hơi nhiều, tôi cũng phải kết thúc những dòng viết của mình tại đây. Mong các bạn đọc và hiểu cho nổi khổ tâm vỉ sự bất lực của chử nghĩa do mình viết ra chưa chuyển tãi được điều mình muốn nói.
CẢM NGHĨ VỀ TƯ SG - NGUYỄN HOÀ BÌNH
Hồi ở trường Trỗi tôi biết hắn, nhưng không quen. Chỉ thấy nó nói giọng miền
Khi học ôn văn hoá ở trường VHQĐ trên Lạng sơn, tôi chơi thân với anh Hoàng là sỹ quan đi học ôn ngoại ngữ để chuẩn bị đi nước ngoài đào tạo. Anh Hoàng hay sang tiểu đoàn có nhiều anh ở miền
Hồ Bá Đạt
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2008
Tập viết lại
Như đã nói trong bài ra mắt, tôi phải tập viết một cách bình thường, không còn cách hành văn bóng bảy của công văn hành chính thời nay (chủ đề này các pác phải khai thác, vì quá nhiểu công văn cấp... mà đọc xong chẳng hiểu nói cái gì... đại loại như các trả lời của các pố minister trước QH).
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008
Tin buồn
Đại tá, Bác sĩ Nguyễn Huy Thúy
Nguyên Chủ nhiệm khoa Mắt Bệnh viện TWQĐ 108 là thân sinh bạn Nguyễn Huy Tường B3 K8.
Do tuổi cao bệnh nặng, đã từ trần hồi 14h30’ ngày 24/5/2008 tại bệnh viện TWQĐ 108, Hà nội. Hưởng thọ 84 tuổi.
Lễ viếng: Từ 13h đến 14h30 ngày thứ ba 27/5/2008
Địa điểm: Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội. Lễ an táng cùng ngày, tại nghĩa trang Văn điển.
Út Trỗi xin kính báo.
Anh em Trỗi tập trung viếng lúc 14h ngày 27/5/2008
Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008
TIN BUỒN
Được tin má bạn TRẦN ĐÌNH QUYẾT mới mất, thọ 83 tuổi.
14h00 ngày 25/5/2008 liệm.
Lễ động quan hồi 6h00 ngày thứ Tư 28/5/2008
Các bạn sắp xếp thời gian đến chia buồn cùng bạn Quyết tại tư gia 284 Phan Văn Khoẻ, phường 5, quận 6, thành phố HCM.
Thay mặt các bạn khoá 7, 8 xin chia buồn cùng bạn Quyết và gia đình bạn.
BLL khoá 7, 8
Trình làng người tham gia mới.
Tôi tham gia blog Uttroi với nick : Tư Sài Gòn (và các biền thể cũa nó).
@ Vinhnq: Sắp tới sẽ còn nhiều dịp làm phiền nhờ cậy pác về chuyện các blog. Xin có lời cám ơn trước.
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008
30 NGÀY CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Lực lượng tuyến 1 là 5 quân đoàn và một số sư đoàn độc lập, với 200.000 quân.
Ở cả 2 tuyến, lúc cao điểm lực lượng TQ lên tới 600.000 quân, gồm 44 sư đoàn thuộc 11 quân đoàn của 5 đại quân khu : Côn Minh, Quảng Châu, Vũ Hán, Thành Đô và Bắc Kinh.
Binh chủng : 550 xe tăng thiết giáp, 3.000 pháo, 1.260 cối giàn hỏa tiễn các loại.
Đây là lực lượng quân TQ được huy động đông nhất trong lịch sử xâm lược VN của các triều đại Trung Hoa trước đây (Thế kỷ XI : 300.000 quân Tống, thế kỷ XIII : 500.000 quân Nguyên, thế kỷ XVIII : 200.000 quân Thanh ).
Mặt trận phía đông, do tướng Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu), tư lệnh ĐQK Quảng Châu, uỷ viên BCT ĐCSTQ chỉ huy, gồm :
- Các Quân đoàn chủ lực : 41 - 42 - 43 - 50 (thiếu) - 54 – 55
- Các đơn vị phối thuộc :
Sư đoàn bộ binh 58 thuộc quân đoàn chủ lực 20.
Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.
Sư đoàn pháo binh số 1.
Sư đoàn pháo cao xạ 70.
Mặt trận phía tây, do tướng Yang Dezhi (Dương Đắc Chí), tư lệnh ĐQK Côn Minh chỉ huy, gồm :
- Các Quân đoàn chủ lực 11 - 13 - 14
- Các đơn vị phối thuộc :
Sư đoàn bộ binh 149 thuộc quân đoàn chủ lực 50.
Trung đoàn xe tăng độc lập thuộc ĐQK Côn Minh.
Sư đoàn pháo binh số 4.
Sư đoàn pháo cao xạ 65.
4 trung đoàn và 3 tiểu đoàn biên phòng.
2 sư đoàn không quân (nhưng không tham chiến).
Ngoài ra TQ cũng đã chuẩn bị 1.700 máy bay các loại và 211 tàu chiến của hạm đội
Thiêt hại : chết 26.000, bị thương 37.000, bị bắt 260, thiệt hại 420 xe tăng thiết giáp, 66 khẩu pháo cối, 270 xe quân sự.
Trong quá trình chiến đấu quân TQ có sự tăng cường từ tuyến sau, một số đơn vị như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).
Dương Đắc Chí (trái) và Hứa Thế Hữu (phải)
VN
Gồm 11 sư đoàn và 9 trung đoàn độc lập, chia làm hai tuyến phòng thủ, tổng số 100.000 quân, ngoài ra còn có lực lượng biên phòng và dân quân bố trí dọc biên giới khoảng 150.000 người.
Tuyến 1 :
- Gồm các sư đoàn : 3 Sao Vàng, 304, 325b, 338, 346, 374;
- Các đơn vị phối thuộc :
Các trung đoàn 43, 49, 244, 576.
02 Trung đoàn xe tăng 407 QK1 và …..
Mỗi tỉnh có 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương
63 đồn biên phòng dọc biên giới (quân số mỗi đồn từ đại đội thiếu đến đại đội).
10 Tiểu đoàn dân quân của các công ty và huyện biên giới.
Tuyến 2 :
- Gồm các sư đoàn 242, 312, 327, 329, 431;
- Các đơn vị phối thuộc :
các trung đoàn 98, 196;
lữ đoàn 38;
27 đại đội công an vũ trang.
Khu vực HN có 2 sư đoàn 308 và 324 (không tham chiến).
Ngoài ra, Sư đoàn 242 làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực đảo Cát Bà (không tham chiến).
- Các đồn biên phòng, các đơn vị công an vũ trang, dân quân, tự vệ các bản làng, xã, huyện, thị xã, thị trấn, nông trường, lâm trường, xí nghiệp... thuộc 6 tỉnh biên giới.
- Các đơn vị tuyến sau ra tăng cường, ví dụ như các tiểu đoàn địa phương huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) được đưa lên Lạng Sơn.
...và lúc kết thúc
Chuyện lạ về "thần dược" cây lược vàng
Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.
Từ những chuyện thật khó tin
Rất tình cờ khi anh bạn đồng nghiệp nhắn nhủ: “Về miền Trung, nhớ ghé qua Thanh Hóa mua giùm mấy cây lược vàng làm thuốc”. Thấy tôi lúng túng vì chưa bao giờ nghe nhắc đến loại cây này, anh bạn tròn mắt: “Thần dược dân gian đấy! Chữa bách bệnh, từ cảm mạo thương hàn đến mỏi gối, đau răng. Nghe đồn còn chữa cả... ung thư (?)”. Vốn tậm tịt về kiến thức đông y, tôi chẳng dám đặt niềm tin vào lời đồn thổi lạ tai ấy, nhưng vẫn ghé về xứ Thanh bởi nể lời người bạn tri âm.
Cây lược vàng
Mãi tới khi có mặt tại TP. Thanh Hóa, chúng tôi mới ngỡ ngàng vì dư luận đang rất “nóng” bởi thông tin về tác dụng chữa bệnh của “thần dược” lược vàng. Tại trung tâm Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng, những vườn cây lược vàng mới được ươm trồng xen lẫn các loại cây thuốc nam đang lên xanh tốt. Ông Nguyễn Văn Thìn (phường Trường Thi – TP. Thanh Hóa) thành viên CLB Hàm Rồng vui mừng cho biết căn bệnh gút hành hạ ông suốt 5 năm nay đã khỏi hẳn chỉ sau 3 tháng chữa trị bằng cây lược vàng.
Từ năm 2003, cơn đau khớp âm ỉ từ căn bệnh gút đã làm ông Thìn mất ăn mất ngủ mỗi khi trở trời. Tháng 8-2008, nhờ người quen mách bảo về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, ông xin về trồng. Dùng thân ngâm rượu bóp và lấy lá ăn sống hàng ngày. Sau 3 tháng, cơn đau biến mất, bắt đầu tăng cân; qua kiểm tra xét nghiệm máu, nồng độ A-xít Uric từ 625 Mol/l đã giảm chỉ còn 457Mol/l.
Không chỉ riêng ông Thìn, nhiều người quanh khu phố như bà Tập bị bệnh tiểu đường, ông Phan Tiến Nhật bị tá tràng, ông Đỗ Văn Tất bị viêm lợi, lung lay răng, sau một thời gian sử dụng cây lược vàng đều đã thuyên giảm hoặc khỏi bệnh. Ông Đỗ Xuân Thắng, 60 tuổi (khu phố 4, đường Lê Thánh Tông, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) bị vôi hóa đĩa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt cách đây 5 năm, sau gần 1 năm dùng rượu lược vàng đã hết đau lưng và xẹp khối u xơ. Từ những tác dụng chữa bệnh hiệu quả trên, hầu hết các gia đình thành viên CLB Hàm Rồng đều tự trồng lược vàng trong vườn làm thuốc.
Có những gia đình như ông Trịnh Minh Hùng (phường Trường Thi), Lê Đức Việt (phường Điện Biên), Lê Ngọc Xướng (phường Đông Hưng) trồng tới hàng trăm cây. Nhiều người dân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội đã về tận Thanh Hóa mua giống cây lược vàng vì nghe đồn về tác dụng chữa bệnh của loại “thần dược” này. Có thời điểm, cây giống lược vàng bán rất chạy với giá 50.000 đến 70.000 đồng/cây.
Niềm hy vọng lớn cho những bệnh nhân nghèo
Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.
Từ lâu, cây lược vàng được sử dụng tại Thanh Hóa như một "thần dược" đối với người nghèo
Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.
Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.
Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ
Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.
Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008
Mười đạo quân thường thắng trong lịch sử Trung Quốc
Tư Saigon sưu tầm
Bài viết sau đây giới thiệu một cách nhìn của người Trung Quốc về ưu thế quân sự của Trung Quốc trong lịch sử, trong đó có phần liên quan đến Việt Nam. Chúng tôi mong rằng, tiếp xúc với những quan điểm của chính người Trung Quốc về mình, độc giả Việt
talawas
Một số nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã phân loại và xếp hạng 10 đạo quân thường thắng trong lịch sử Trung Quốc như sau:
Thứ 10: Quân thiết kỵ Mông Cổ +
Càn quét châu Âu, chiếm Trung Đông, diệt nhà Kim, bình Nam Tống, trong suốt thế kỷ 13 là vô địch thiên hạ. Một đội quân như thế ai mà không sợ. Khác với quân đội của dân tộc du mục truyền thống, đội quân này vừa có sức chiến đấu cá nhân hơn người, lại vừa có kỷ luật quân sự nghiêm khắc và trang bị vũ khí tiên tiến với sở trường của người Hán; vừa có thể tác chiến kỵ binh đại qui mô, lại vừa có thể có hỏa pháo tiên tiến nhất đương thời, có khả năng đả kích từ cự ly xa hùng mạnh. Đó thực sự là một điển hình kết hợp một cách hoàn mỹ ưu thế khoa học kỹ thuật và lực chiến đấu, không trách người châu Âu gọi đó là “họa da vàng”.
Thứ 9: Nhạc gia quân (quân đội nhà họ Nhạc)
Trong truyện Anh hùng xạ điêu có một tình tiết, Thành Cát Tư Hãn sau khi nghe Quách Tịnh kể xong câu chuyện Nhạc Phi đã cảm thán: giận là không sinh trước một trăm năm để đánh nhau với vị anh hùng này. Ngày nay trên vấn đề Nhạc gia quân và quân Mông Cổ ai mạnh ai yếu vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng tôi nhất định bỏ cho Nhạc gia quân một phiếu. Bởi vì quân Mông Cổ chỉ phải đối mặt với quân nhà Kim đã suy vong, thế mà vẫn không thể thắng nhanh, thường phải trong tình hình chiếm ưu thế binh lực tuyệt đối mà chiến thắng vẫn rất khó khăn. Còn Nhạc gia quân phải đối mặt với quân đội nhà Kim lúc đang thịnh vượng nhất, cho dù binh lực ở thế yếu mà vẫn chiến thắng, cho thấy sức chiến đấu rất mạnh. Điều quan trọng hơn là, quân đội Mông Cổ là một đàn cường bạo, còn Nhạc gia quân là đạo quân chính nghĩa chiến đấu để bảo vệ quê hương. Lấy chính nghĩa đối phó với tà ác làm sao quân Mông Cổ lại không thua, nếu Thành Cát ra đời sớm một trăm năm, tin chắc là trong dân ca của Mông Cổ sẽ lời hát bi ai: lay chuyển núi dễ, lay chuyển Nhạc gia quân khó.
Thứ 8: quân Hán
Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Lý Quảng, Triệu Sung Quốc, những cái tên lấp lánh ánh vàng khiến mỗi người Trung Quốc tự hào. Quân Hung Nô năm đó hoành hành châu Âu, liên quân 13 nước mà địch không nổi, đế quốc Tây La Mã nhanh chóng diệt vong. Đạo quân hùng mạnh như vậy, cuối cùng đã bại dưới gót sắt của quân Hán. Quân Hán là một đạo quân phát huy được cực cao tinh thần dã man của dân du mục và kỷ luật chiến thuật của người đời Hán. Huấn luyện nghiêm khắc và tướng lĩnh ưu tú đã tạo nên sức chiến đấu to lớn của đạo quân này. Người Hung Nô được người châu Âu gọi là chiếc roi lóe điện, nếu họ gặp quân Hán thì sao đây! Tin rằng họ vui lòng gặp quân Hung Nô chứ không muốn gặp những người như Hoắc Khứ Bệnh. Vương triều nhà Hán tồn tại trên 400 năm, chỗ không giống với các triều đại khác là cho dù đã vào thời kỳ cuối của sự thống trị, nhưng quân đội vẫn duy trì được sức chiến đấu hùng mạnh. Về điểm này, các vương triều khác không thể so sánh được.
Thứ 7: Quân Tần
Quân Tần diệt 6 nước mà được thiên hạ, binh uy mạnh tới mức trên đời ít thấy. Có thể nói quân Tần là đội quân thường thắng có tính chất quốc gia nhất trong lịch sử quân đội các đời Trung Quốc, so với vũ trang mang tính chất quân đội gia đình như Nhạc gia quân, quân đội Tần, bất kể do ai chỉ huy đều có thể giành được chiến công huy hoàng. Quân Tần có chế độ quân sự tốt nhất trên thế giới lúc đó, đủ để kích thích khát vọng chiến tranh trong lòng quân sĩ, quân Tần còn có kỷ luật quân sự nghiêm minh nhất trên thế giới lúc đó, quân lệnh như sơn, thề chết đi trước. Quân Tần còn có chiến xa và cung tên tốt nhất trên thế giới lúc đó. Tất cả những cái đó khiến Tần có thể xưng bá thiên hạ. Quân Hán đánh quân Hung Nô, trước sau gần một trăm năm, cuối cùng mới loại trừ được mối lo biên giới, còn quân Tần chỉ trong một trận Hà Thao hội chiến đã định càn khôn, đánh cho đến mức Hung Nô mười năm không dám xuống miền nam chăn ngựa. Có thể nói, thành công của quân sự đời Hán là kết quả hấp thu ưu điểm của quân Tần, nhưng giả sử hai đạo quân này gặp nhau, rõ ràng là quân Tần chiếm thế thượng phong.
Thứ 6: Bát kỳ Mãn châu
Vào thế kỷ 17 ở Đông Á, Bát kỳ Mãn châu đúng là một đạo quân vô địch, đấu triều Minh, bình Triều Tiên, đánh Sa hoàng Nga, nhất thống Trung Quốc. Đội quân này có thể nói là niềm huy hoàng cuối cùng trong quân sự cổ đại Trung Quốc. Trang bị của đạo quân này tương đối kém nhưng vũ khí tinh thần và sĩ khí của nó là xuất sắc nhất. Biên chế quân sự nghiêm nhặt, điều kiện sinh hoạt ác liệt, năng lực sinh tồn mạnh mẽ đã khiến đạo quân này cuối cùng đánh bại triều Minh, thống nhất Hoa Hạ. Tuy vậy cuối cùng đạo quân này cũng lặp lại bi kịch của đại quân Mông Cổ, sau khi chiếm lĩnh được Trung Nguyên đã nhanh chóng thoái hóa, tốc độ thoái hóa còn nhanh hơn quân đội Mông Cổ mấy lần; đến nửa cuối thế kỷ 17, đạo quân này về cơ bản đã biến thành những bao cỏ vô dụng. Chiến dịch đánh Đài Loan và bình Khiết Nhĩ Đan Mông Cổ về cơ bản đều do doanh quân Hán Lục gánh vác.
Thứ 5: thiết kỵ Quan Ninh của Viên Sùng Hoán
Thời Minh, đạo quân Nữ Chân nổi tiếng là hùng mạnh, nhưng rốt cuộc đạo quân này đã bị thư sinh Viên Sùng Hoán đánh bại. Triều Minh thực hiện chế độ quan văn cầm quân nhưng may làm sao lại có Viên Sùng Hoán có thiên tài quân sự. Trong đại chiến Ninh Viễn, 1 vạn tàn binh đã đánh bại 13 vạn quân thiết kỵ Bát kỳ, nhưng là trong tấn công và phòng ngự nên nhiều người chưa phục, tuy vậy trong hội chiến Ninh Cẩm, thiết kỵ Quan Ninh rõ ràng là đã đánh bại Bát kỳ trong dã chiến. Trong một trận đánh tại ngoại thành Bắc Kinh, chín ngàn kỵ binh Quan Ninh đã ngăn chặn được mười vạn quân Bát kỳ. Thiết kỵ Quan Ninh không thua đội ngũ kỵ binh tố chất cao của quân Bát kỳ Mãn Thanh mà trang bị hỏa khí lại hơn, kỵ binh phần lớn được trang bị súng hỏa long và súng bắn lửa, có thể nói là tấn công giỏi phòng thủ hay, rất tiếc là Viên Sùng Hoán không đủ thời gian để mở rộng đạo quân này.
Thứ tư: quân Bắc phủ Đông Tấn
Trận Phì Thủy là một chiến dịch lấy ít thắng nhiều đầu tiên nổi tiếng nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, 87 vạn quân Đê tộc bại trước 8 vạn quân Bắc phủ, để từ đó uy danh quân Bắc phủ vang dội thiên hạ. Đó là một đạo quân tinh nhuệ do nông dân miền Bắc chạy trốn xuống miền
Thứ ba: thủy sư Đại Minh
Bắt đầu từ trận thủy chiến trên hồ Phan Dương cho đến Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan, trong gần ba trăm năm triều Minh lập quốc, thủy sư Đại Minh chưa hề thất bại trận nào, có thể gọi là đạo quân thường thắng trong quân thường thắng. Điều đáng tiếc là quân sự cổ đại Trung Quốc xưa nay chỉ coi trọng lục quân mà xem thường thủy quân nên những chiến thắng huy hoàng đó của thủy sư Đại Minh đã bị che lấp mất. Trên thực tế thủy sư Đại Minh đúng là hạm đội hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc cũng như lịch sử cổ đại thế giới, mọi người đều biết Trịnh Hòa xuống Tây dương, trận thủy chiến bắt sống quốc vương Sri Lanka. Đáng tiếc sau này chính quyền triều Minh thực hiện cấm biển, hạn chế hải quân khiến giặc lùn (chỉ Nhật Bản) có cơ hội vượt lên. Tuy vậy nhờ Thích Kế Quang chỉnh đốn, nên lực lượng dần được phục hồi. Đến thế kỷ 16, thực dân Bồ Đào Nha tới, định biến Quảng Đông thành thuộc địa, nhưng bị thủy sư Đại Minh đánh bại nên mới xóa tan ý định bày. Cuối thế kỷ 16 Nhật Bản phát động chiến tranh Triều Tiên, nhưng thủy sư Đại Minh đã đánh bại hải quân Nhật. Ngay vào thời kỳ giữa và cuối đời Minh hủ bại đến tuyệt đỉnh, thủy sư Đại Minh vẫn hai lần đánh bại cuộc tấn công của Hà Lan tại Bành Hồ và cuối thế kỷ 17 đã một trận thu phục Đài Loan, đánh cho tên “phu đánh xe trên biển” (chỉ Hà Lan) chạy bán sống bán chết. Qui mô to lớn, trang bị tốt, sức chiến đấu hùng mạnh của hạm đội thủy sư Đại Minh đều đứng đầu trong lịch sử Trung Quốc, có hàng trăm chiến thuyền các loại trong đó pháo hạm chiến đấu chính có tới hơn 40 khẩu pháo, vượt xa qui mô của hạm đội vô địch Tây Ban Nha và hạm đội hoàng gia nước Anh cùng thời. Đáng tiếc là lực lượng hùng mạnh như vậy sau này bị Mãn Thanh thu phục, rồi bị giải tán. Cuối cùng thủy sư Mãn Thanh chỉ còn là đội chống buôn lậu trên biển, trong Chiến tranh Nha phiến bị người Anh đánh cho mảnh giáp không còn.
Thứ 2: Quân Đường
Hán, Đường là hai thời đại đỉnh cao của xã hội phong kiến Trung Quốc, trong đó triều Đường đã phát huy vũ công của Hoa Hạ đến cực điểm. Quân Đường là đạo quân chiến đấu hỗn hợp gồm người Hán là chính kiêm thêm các quân sĩ dân tộc thiểu số, thời vũ công cực thịnh đã xa đến tận vùng biển Caspian. Triều Hán đánh Hung Nô, phải trải qua trăm năm mới toàn thắng, lực lượng Đột Quyết thời Đường không yếu hơn Hung Nô, nhưng triều Đường chỉ một trận là định thiên hạ. Lý Tịnh tập kích ban đêm vào Âm sơn, bắt sống Khả Hãn Đột Quyết có thể coi là thiên cổ kỳ công. Sau này quân đội triều Đường khai cương phá thổ, ngoại Mông Cổ và Tây Vực đều vào bản đồ Trung Hoa. Đúng là thời đại huy hoàng của xã hội phong kiến Trung Quốc. Quân Đường trang bị tốt, ngựa đầy đủ, dùng phương thức tác chiến kỵ binh là chính bước đầu trang bị trang bị hỏa khí. Năng lực công kiên và dã chiến đều thuộc hàng đầu. Quốc lực sung túc và kinh tế phồn vinh đã cung cấp bảo đảm hùng mạnh cho đạo quân này. Đối thủ chủ yếu của quân Đường đều là các dân tộc hùng mạnh đương thời, sau này Đột Quyết hoành hành ở phương Tây, thiết lập đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đế quốc Ả Rập vắt ngang đại lục Âu, Á. Đế quốc Thổ Phiên hùng cứ cao nguyên Thanh Tạng, đe dọa Trung nguyên, nhưng trong giao chiến với quân Đường đều bại nhiều thắng ít. Mặc dù đến lúc đời Đường suy yếu, Thổ Phiên đã mấy lần tiến đánh Trường An (Tây An) nhưng vẫn không có sức tiến quân vào Trung nguyên. Còn đế quốc Ả Rập, trong mấy lần xung đột qui mô vừa trước đời Thiên Bảo đều thua quân Đường, sau này dốc hết sức cả nước phát động cuộc hội chiến Đát La Tư, 20 vạn quân Ả Rập đối mặt với 3 vạn quân Đường mà khó chiến thắng, cuối cùng chỉ nhờ vào sự làm phản trong nội bộ quân Đường mới đánh lùi được quân Đường, với tổn thất gấp mấy lần quân Đường. Thực tế là người Ả Rập tuy thắng nhưng xấu hổ, quân Đường tuy thua nhưng vinh dự. Sau này dù có loạn An Sử, Ả Rập cũng không dám tiến quân vào Tây Vực. Đáng tiếc là đạo quân hùng mạnh như thế cuối cùng bị cuộc nội chiến An Sử làm cho tan rã.
Thứ 1: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Đó là một đạo quân uy vũ, đó là một đạo quân văn minh, đó là một đạo quân thường thắng, đó là một đạo quân nhân dân, đó là đạo quân hùng mạnh nhất xuất hiện trong năm ngàn năm qua tại Trung Quốc, đó chính là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chỗ khác nhau của đạo quân này với các đạo quân khác trong lịch sử là ở chỗ, nó dường như hội tập được phẩm chất ưu tú và tín ngưỡng kiên trinh của mọi người Trung Quốc, nó dường như mang nặng tinh thần dân tộc rất đáng kiêu ngạo trong năm ngàn năm dân tộc Trung Hoa! Nó thực sự chiến đấu vì sự ổn định, hạnh phúc, của nhân dân và sự an ninh của người thân, mỗi một chiến sĩ của nó dường như đều mang gánh nặng gia đình, dường như nhẫn chịu những quở trách của xã hội, nhưng chỉ cần quân lệnh phát ra là người trước ngã kẻ sau xung phong tiến lên. Đó là một quân đội mà về phẩm chất và về tinh thần đều mãi mãi đáng cho chúng ta tôn trọng. Điều kiện đãi ngộ của họ thấp, điều kiện sinh hoạt kém, cho dù có hy sinh cũng chỉ được ít tiền trợ cấp nhỏ nhoi, nhưng bao giờ họ cũng tràn đầy tinh thần hy sinh và hiến dâng. Khi tổ quốc cần họ bất chấp tất cả xung phong tiến lên, cho dù đổ máu sa trường vẫn ngậm cười nơi chín suối. Trên chiến trường Triếu Tiên đấu quân Mỹ, đánh cho liên quân 24 nước nghe gió mà trốn chạy, tướng quân nước Anh đưa ra lời than thở “ai dám đánh nhau với Trung Quốc, kẻ đó là thằng điên”. Trên chiến trường Tây Tạng đấu Ấn Độ, dường như quân tới gần New Delhi, chiến trường Đông Bắc đánh Liên Xô, chiến dịch đảo Trân Bảo anh dũng đánh cho quân đội Liên Xô đã dùng hết loại vũ khí định dùng vũ lực trừng phạt Trung Quốc phải câm mồm im miệng. Chiến trường Tây Nam trừng phạt Việt Nam, đánh cho vùng Bắc Bộ Việt Nam có vô số thôn quả phụ, đánh cho chính quyền nhóc Việt cuối cùng phải nhận thua với Trung Quốc. Xây dựng đất nước 56 năm đạo quân đó đã qua hơn trăm trận đánh lớn nhỏ, mà không để mất một tấc đất, chưa hề bị thua một trận, nó dùng máu tươi và sinh mệnh của một tỉ nhân dân Trung Quốc đúc thành bức Trường thành gang thép. Đã để lại bao nhiêu tên tuổi anh hùng không đếm hết được, những anh hùng vô danh trong hữu danh, đã tạo nên một cái tên huy hoàng - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc! Vâng, đó là đội quân con em của chúng ta, đó là những người đáng yêu nhất đương đại. Đối mặt với đạo quân đó, có lý do gì mà bạn không tự hào là người Trung Quốc, có lý do gì mà bạn không tin là Trung Quốc nhất định trỗi dậy, sẽ hùng mạnh. Trung Quốc không thể mất, Trung Quốc nhất định hùng mạnh, bởi vì chúng ta có Quân Giải phóng Nhân dân, chúng ta có đạo quân con em của nhân dân, có những con người đáng yêu nhất đương đại.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: Bản tiếng Trung tại www.shangdu.com ngày 15 tháng 5 năm 2008, lấy từ Lịch sử đích thiên không ngày 24 tháng 4 năm 2008 với nhan đề: “Lịch sử thượng thập đại thường thắng quân”
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2008
TIN BUỒN
Ba của A. Huỳnh Tấn Lợi K5, đã mất đêm 20/5/2008
Theo kế hoạch - sáng 21 liệm, 7h 24 di quan, sẽ đưa về chôn tại NT Sơn Tịnh Quãng Ngãi.
BLL BTMT xin gửi lời chia buồn chân thành nhất đến anh LỢI và GĐ
& xin thông báo để BT các nơi biết và gửi điện chia buồn đến anh Lợi cùng gia quyến...
Các phi công “Át” (Ace) trong chiến tranh Việt Nam
Phi công / Lọai máy bay sử dụng / Số bắn rơi / Loại máy bay bắn rơi
Nguyễn Văn Cốc / MiG-21PF / 09 / 02 F-4D, 01 F-4B, 02 F-105F, 01 F-105D, 01 F-102A, 02….
Phạm Thanh Ngân / MiG-21F-13 / 08 / 01 RF-101C, 07….
Nguyễn Hồng Nhị / MiG-21 / 08 / 01 UAV, 1 F-4D, 01 F-105D, 05 ….
Mai Văn Cường / MiG-21 / 08 / 08 ….
Nguyễn Văn Bảy / MiG-17F / 07 / 02 F-8, 01 F-4B, 01 A-4C, 01 F-105D, 02….
Đặng Ngọc Ngự / MiG-21 / 07 / 01 F-4C, 06….
Nguyễn Đức Soát / MiG-21PFM / 06 / 03 F-4E, 01 F-4J, 01 A-7B, 01….
Nguyễn Ngọc Độ / MiG-21 / 06 / 01 F-105F, 01 RF-101C, 04….
Nguyễn Nhật Chiêu / MiG-17 & 21 / 06 / 01 F-4 (/MiG-17), 01 F-105D, 04….
Vũ Ngọc Đỉnh / MiG-21 / 06 / 03 F-105D, 01 F-4D, 1 HH-53C, 01….
Lê Thanh Đạo / MiG-21PFM / 06 / 01 F-4D, 01 F-4J, 04….
Nguyễn Tiến Sâm / MiG-21PFM / 06 / 01 F-4E, 05….
Lê Hải / MiG-17F / 06 / 01 F-4C, 01 F-4B, 04….
Lưu Huy Chao / MiG-17F / 06 / 01 RC-47 606 ACS, 05….
Nguyễn Văn Nghĩa / MiG-21PFM / 05 / 05….
Đại úy Phi công Richard S. Ritchie (không quân) / F-4D 65 & 66 & 67 / 05 / 05 MiG-21
Nhóm : Đại úy Phi công Randall H. Cunningham Và Trung úy Hoa tiêu William P. Driscoll (hải quân) / F-4 / 05 / 01 MiG-21, 04 MiG-17
· Các phi công bắn rơi từ 5 máy bay đối thủ trở lên thì được gọi là "Át" (ace).
. Các số liệu do phía Mỹ đưa ra. Phía Việt
· Các số chấm lửng (….) là loại máy bay không được xác định.
· Việt Nam xếp 02 phi công Nguyễn Văn Hùng, bắn rơi 6 máy bay và Nguyễn Phi Hùng, bắn rơi 5 máy bay vào hạng “Át”, nhưng Mỹ không đề cập (?.)
· F-4 có 1 phi công và 1 hoa tiêu, 2 người không nhất thiết thường xuyên bay với nhau.
· Theo quy định của Mỹ trong chiến tranh VN, mỗi phi công Mỹ chỉ thực hiện một số phi vụ nhật định (hình như là 6 – 12 phi vụ).
· “Chuck” B. DeBellevue được các phi công Mỹ gọi là “MiG – Sát thủ” (MiG's kills).
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008
Toàn Trung quốc tưởng niệm nạn nhân động đất
Photo: blog Cao Cẩm Quỳ