Bài viết góp ý này – mong AE có người thông báo đến A. Nhân, để được xem qua ít ra một lần.
Nội trú, Chuyên khoa I, II
Riêng ngành Y có danh xưng "NỘI TRÚ, CHUYÊN KHOA I, CHUYÊN KHOA II"
Gọi là 'Danh xưng' thì chưa phải là đúng hoàn toàn đâu, nhưng bảo là Danh vị (Học vị) thì cũng chẳng phải !
Từ điển đã định nghĩa :
*Học vị - là Danh vị cấp cho một người đã tốt nghiệp một trường đại học, hoặc có trình độ cao hơn.
*Học vị: là danh hiệu khoa học đánh giá trình độ học vấn trên đại học cho những người hoạt động ở tất cả các lĩnh vực khoa học. Ở Việt Nam hiện nay có Học vị: thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Để được nhận những học vị này, nhất thiết phải bảo vệ luận án hoặc một công trình khoa học tương đương.
* Học hàm – là Cấp bậc của cán bộ giảng dạy ở một trường đại học
Rõ ràng với các định nghĩa trong từ điển như đã nêu, thì nội trú, chuyên khoa không có trong hệ thống danh vị.
Và ngay cả Bác sĩ - lúc thì xếp là cử nhân (trong hồ sơ quản lý cán bộ), khi thì ngang tiến sĩ !
Thực ra - ở nước ngoài, hệ thống danh xưng riêng trong ngành y này cũng có ở một số nước (Pháp, Đức); còn Mỹ, Anh thì chưa thấy thống nhất.
Bộ giáo dục đào tạo thì đã và đang dùng giải pháp 'chuyển đổi', có vẻ làm rối thêm.
Trong thời đại hòa nhập hiện nay, tại sao không coi đó là danh vị của bác sĩ Việt nam?, nếu chỉ theo riêng lối Pháp hay Mỹ gì thì cũng là phiến diện.
Nếu Bộ Giáo dục-Đào tạo lưu ý về ý kiến này, (của một người đã từng là sinh viên nội trú, học chuyên khoa, học cao học, bảo vệ đề cương NCS đi học nước ngoài...); thì đâu có gì rắc rối, khó xử, chỉ việc chính thức ra quyết định - ví dụ như:
"Với ngành Y tế Việt nam, danh vị: bác sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ CK I, CK II, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học là học vị đại học và trên đại học ".
Được như thế, đến từ điển định nghĩa cũng dễ, lại khỏi phải quá chú trọng danh vọng, dành thời gian mà tập trung rèn luyện y đức. Ai muốn thêm danh vị hay muốn làm lãnh đạo, thì cứ thi mà học theo…
Cứ rõ ràng: Bác sĩ là nền chung, Chuyên khoa I, II định hướng chính là ‘làm’, là ‘quản lý’; Thạc sĩ, tiến sĩ là ‘dạy’ là ‘nghiên cứu’; thời xưa chẳng phải có cả tiến sĩ văn, tiến sĩ võ đó sao ?.
Riêng về nội trú - nên chia 2 cấp:
- Bác sĩ nội trú: là danh vị của người đã tốt nghiệp đại học, hướng đào tạo là thành giáo viên giảng dạy ở các trường đại học Y, hay ở bệnh viện của trường đại học, hoặc bệnh viện có sinh viên đại học tới thực tập là chính. Hướng phát triển của họ là thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên chính, giảng viên cao cấp...
- Sinh viên nội trú: là danh xưng của sinh viên giỏi, chuyên sâu cuả bậc đại học Y, (như với học sinh các trường Lê Quí Đôn...của hệ phổ thông - cũng vẫn chưa là người tốt nghiệp phổ thông). Hướng đào tạo của họ là trở thành BS nội trú.
Để là Sinh viên nội trú - thì mỗi trường ĐH Y đều phải có Qui chế, lựa chọn từ sinh viên giỏi, thi tuyển ngiêm túc, và đào tạo bài bản, để xây dựng đội ngũ cho chính mình, để giữ lại người giỏi cho mình, để xây dựng thương hiệu cho Trường...có lẽ điều này cả thế giới cũng đã và sẽ còn thực hiện lâu dài...
Nội trú, Chuyên khoa I, II
Riêng ngành Y có danh xưng "NỘI TRÚ, CHUYÊN KHOA I, CHUYÊN KHOA II"
Gọi là 'Danh xưng' thì chưa phải là đúng hoàn toàn đâu, nhưng bảo là Danh vị (Học vị) thì cũng chẳng phải !
Từ điển đã định nghĩa :
*Học vị - là Danh vị cấp cho một người đã tốt nghiệp một trường đại học, hoặc có trình độ cao hơn.
*Học vị: là danh hiệu khoa học đánh giá trình độ học vấn trên đại học cho những người hoạt động ở tất cả các lĩnh vực khoa học. Ở Việt Nam hiện nay có Học vị: thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Để được nhận những học vị này, nhất thiết phải bảo vệ luận án hoặc một công trình khoa học tương đương.
* Học hàm – là Cấp bậc của cán bộ giảng dạy ở một trường đại học
Rõ ràng với các định nghĩa trong từ điển như đã nêu, thì nội trú, chuyên khoa không có trong hệ thống danh vị.
Và ngay cả Bác sĩ - lúc thì xếp là cử nhân (trong hồ sơ quản lý cán bộ), khi thì ngang tiến sĩ !
Thực ra - ở nước ngoài, hệ thống danh xưng riêng trong ngành y này cũng có ở một số nước (Pháp, Đức); còn Mỹ, Anh thì chưa thấy thống nhất.
Bộ giáo dục đào tạo thì đã và đang dùng giải pháp 'chuyển đổi', có vẻ làm rối thêm.
Trong thời đại hòa nhập hiện nay, tại sao không coi đó là danh vị của bác sĩ Việt nam?, nếu chỉ theo riêng lối Pháp hay Mỹ gì thì cũng là phiến diện.
Nếu Bộ Giáo dục-Đào tạo lưu ý về ý kiến này, (của một người đã từng là sinh viên nội trú, học chuyên khoa, học cao học, bảo vệ đề cương NCS đi học nước ngoài...); thì đâu có gì rắc rối, khó xử, chỉ việc chính thức ra quyết định - ví dụ như:
"Với ngành Y tế Việt nam, danh vị: bác sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ CK I, CK II, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học là học vị đại học và trên đại học ".
Được như thế, đến từ điển định nghĩa cũng dễ, lại khỏi phải quá chú trọng danh vọng, dành thời gian mà tập trung rèn luyện y đức. Ai muốn thêm danh vị hay muốn làm lãnh đạo, thì cứ thi mà học theo…
Cứ rõ ràng: Bác sĩ là nền chung, Chuyên khoa I, II định hướng chính là ‘làm’, là ‘quản lý’; Thạc sĩ, tiến sĩ là ‘dạy’ là ‘nghiên cứu’; thời xưa chẳng phải có cả tiến sĩ văn, tiến sĩ võ đó sao ?.
Riêng về nội trú - nên chia 2 cấp:
- Bác sĩ nội trú: là danh vị của người đã tốt nghiệp đại học, hướng đào tạo là thành giáo viên giảng dạy ở các trường đại học Y, hay ở bệnh viện của trường đại học, hoặc bệnh viện có sinh viên đại học tới thực tập là chính. Hướng phát triển của họ là thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên chính, giảng viên cao cấp...
- Sinh viên nội trú: là danh xưng của sinh viên giỏi, chuyên sâu cuả bậc đại học Y, (như với học sinh các trường Lê Quí Đôn...của hệ phổ thông - cũng vẫn chưa là người tốt nghiệp phổ thông). Hướng đào tạo của họ là trở thành BS nội trú.
Để là Sinh viên nội trú - thì mỗi trường ĐH Y đều phải có Qui chế, lựa chọn từ sinh viên giỏi, thi tuyển ngiêm túc, và đào tạo bài bản, để xây dựng đội ngũ cho chính mình, để giữ lại người giỏi cho mình, để xây dựng thương hiệu cho Trường...có lẽ điều này cả thế giới cũng đã và sẽ còn thực hiện lâu dài...
Nhưng viết thế đã đủ chưa hả Học? Đề nghị Hà Văn Công in bài này và chuyển cho Bộ truởng.
Trả lờiXóaChưa thể đủ - nhưng nếu chuyển được tới đích... thì cùng nhiều ý kiến khác của các bác uyên thâm hơn cộng vào, có lẽ cũng bớt 'ngô ngê' hơn hiện trạng. xin cảm ơn thiện chí.
Trả lờiXóaVề cái vụ học hàm, học vị này thì chắc chắn Dr.Nhân rành rẽ hơn ai hết, từ ta qua tây, từ âu sang mỹ. Nhưng chắc khó mà thay đổi ngay được suy nghĩ của cả 1 hàng ngũ tập thể hỗn loạn các nhà trí thức, trí ngủ - học thật, học giả - bằng già, bằng thật.
Trả lờiXóaHMK6
Dr Học :Thôi cậu ơi,quên nó đi,chẳng giải quyết được gì đâu.Lo việc trồng "người" đi...!Thân.
Trả lờiXóaCó "nội trú" mà không có "ngọai trú" à? Ở ĐH Tổng hợp "Sinh viên nội trú" là những đứa ớ Ký túc xá, còn "Sinh viên ngọai trú" là những đứa ở nhà. Từ điển giải thích làm sao? JM
Trả lờiXóaHồi xưa, học sinh trường miền nam (trên đất bắc) được gọi là học sinh nội trú. Học sinh các trường phổ thông (nói chung) gọi là học sinh ngoại trú.
Trả lờiXóaBTk8:
Trả lờiXóaĐồng ý với ak7, chẳng giải quyết vấn đề gì đâu mấy cái vụ phong Danh, Tước là gì. Cố gắng lấy cái năng lực thực chất mà hành động. Thời buổi này, xin lỗi ae, mua q bán ch ấy mà.
HMK6 nói cũng đúng, có phân biệt đựợc tốt-xấu, thật-giả đâu!
Cứ họp đều với ae, chia sẻ rồi tìm đường khác mà đi thôi!
nhất trí với ak7 và BTK8 là "Cố gắng lấy cái năng lực thực chất". hãy coi chất xám là một dạng hàng hóa, nơi nào trả cao thì ta bán. Thế thôi, thoải mái và ko mệt đầu.
Trả lờiXóa