Theo hẹn, tốp tiền trạm “về thăm lại chiến trường xưa” rời HN sớm 15/5/08. Đòan đi 2 xe: Ford Ranger của HThành (có Tuấn “hủi”, Tuấn “tỉn”, Phú Hòa) và Zace của Kiến Quốc (Đại Cương, Từ Ngữ, Hồng Hải, và 3 bạn K9: Dân, Vân Anh, Giang “mù”). HThành đi trước đến Thái Nguyên rẽ hồ Núi Cốc để khảo sát, xe sau trực chỉ ngã 3 Bờ Đậu. Thái Nguyên thay đổi nhiều.
Ở phố huyện Đại Từ không còn thấy cây cầu treo xưa. Hội quân ở đền thờ 27/7 nơi cách nay 61 năm quân dân địa phương đón nghe lời kêu gọi của Bác vì những người dũng cảm hy sinh vì dân vì nước. Đường vào Mỹ Yên cực xóc. Nhiều đọan cây đổ chắn ngang đường. (Sau mới biết hôm nay địa phương bàn giao mặt bằng cho dự án 22 tỷ “nhựa hóa con đường từ phố huyện về Mỹ Yên”).
Khi chạy sát con suối dẫn ra Đại Từ (Á1) bắt đầu hình dung ra đất cũ, nhất là khi đổ dốc tới “khu vực tiền tiêu” của C7 (k5). Ngầm qua suối Chì đã có cầu bê-tông. Con dốc dẫn lên Trại Cau ngày xưa thấy xa là thế, (Hạ Thanh Xuyên cứ lủi thủi đi học mỗi ngày), nay thì chưa đến cây số. (Chắc con mắt ngày bé nó to, còn ngày to thì nó bé). Hai xe nối nhau bằng bộ đàm, ý ới nhắc lại địa danh cũ. Lên khỏi dốc thấy lừng lững dãy Tam Đảo “kia là khe núi mà F105 thường bay lách từ Vĩnh Phú sang đánh phá khu Gang Thép... Đây là đường dẫn ra Gốc đa Hiệu bộ, mỗi đêm đi xem phim về đòan người, tay cầm đuốc như sao xa, rồng rắn về làng...”. Gốc đa ngày ấy không còn. Cả xã nằm gọn trong lòng chảo mà ở trung tâm là trụ sở UB, trường học, trạm xá, bưu điện… ngay trên đường từ Gốc đa về Đồi Cháy và La Yến.
Thời 9 năm, An Mỹ từng là nơi tá túc của trường Văn hóa, văn nghệ, của Quân y viện 354; thời chống Mỹ có Truờng Trỗi. Vậy mà mãi 2001 Mỹ Yên mới được công nhận là ATK. Sau khi ta chuyển quân sang Quế Lâm cuối 1966, thì đầu hè 1967 Mỹ ném bom vào khu vực xã. Cũng có tổn thất. Qua đây càng trân trọng sự đùm bọc và hy sinh của địa phương với anh em ta.
Tại trụ sở, anh Quang Bí thư và anh Điều Chủ tịch (2 vị từng về dự 40 năm trường ta) cùng anh chị em chờ đón. Dăm câu ba điều rồi sang quán cơm vì đã 11g30. Vợ chồng Từ Ngữ tranh thủ khảo sát trường mẫu giáo nơi định kêu gọi đầu tư. Bữa cơm ngon miệng với thịt vịt luộc, thịt trâu rừng xào, canh bí đao, thịt gà đi bộ chấm muối ớt ngâm măng… và không thể thiếu rượu quê. (Hai thùng bia và rượu HN mang theo thành quà cho xã). Cứ cạn li là lại bắt tay cám ơn (nghe nói đây là “thói quen” của quân dân Việt Bắc, Tây Bắc!).
Cơm xong lên xe về Đồi Cháy nơi đóng quân của k4. Thật may vì có Phó chủ tịch Khương (ngày ấy mới 4-5 tuổi hay được các anh Trỗi cho ăn kẹo bạc hà, có bà mẹ bán cung tiêu ở Đồi Cháy) dẫn đường. Anh em tìm lại giếng cũ và bếp ăn. Từ Ngữ mải gọi bạn mà trượt chân xuống ruộng nên hơi bị sốc, phải ngồi dưới bóng cây an thần. (A2. Hay có khi do dân Đồng Cháy không muốn cho về? Vì vợ chồng Từ Ngữ đang ấp ủ sẽ giúp xã 1 việc gọn mà chắc. Cảm ơn 2 bạn!). Tuấn “hủi” và Cương xin được gốc ớt chỉ thiên, HThành được bác chủ nhà (A3. Xưa bác dành nhà làm lớp học và thầy Tiệp đã tá túc) cho cái cối đá cũ.
Tạm biệt gia đình, vòng lên Bom Bom bằng đường tắt thì xe bị ba-ti-nê. Dùng xe Ranger nối dây kéo không xong, máy khét lẹt. May có bà con đi làm đồng qua nhấc hộ 1 đầu xe lên mới thoát hiểm. Qua thăm nhà anh Quang (ngay Gốc đa) rồi lên thác. Hai cây đa đã bị chặt để lấy chỗ cho dân về khi thực hiện chủ trương “mạ xuống sân, dân vô rú…”.
Từ đồi trẩu nhìn thẳng xuống suối bọn k5 vẫn xuống đánh răng và tắm giặt. Ngày xưa có cầu là cây trám bắc ngang, bị lũ cuốn trôi hè 1966. Dân chúng về sống đông đúc ở La Hang, ngay đường vào cửa rừng. GPS của HThành đánh dấu bên kia là Tây Thiên và khu nghỉ Tam Đảo. Con đường ngày xưa xe lâm nghiệp lên lấy gỗ rất khó đi nên không lên được bãi sỏi nơi khai giảng năm 1966. Dừng ở ngã 3, anh em xuống Bom Bom. Cạnh đó là trạm nước sạch (A4) lấy từ trên núi về cung cấp cho 1000 hộ dân. Ngày xưa chỉ dừng ở Bom Bom vì rừng rậm rạp, còn nay thì dọc theo suối nhìn thấy cả đỉnh. Suối vẫn có nước nhưng mùa này trơ đá (A5). Cánh Tuấn “hủi”, Hồng Hải, Tuấn “tỉn” mò xuống thác bơi.
Còn 2 gia đình (Từ Ngữ và tôi - A6) ngồi trên suối ngâm chân, bốc phét. Nước trong vắt, nghe tiếng suối chảy róc rách mà sảng khóai! Nhìn quanh không thấy GM, hóa ra hắn vì quá “xưa” nên ngồi lại “trông xe”. Khi hội quân thì thấy Tuấn “tỉn” ướt ngang ngực.
Lên xe vòng về nhà anh Quang đã 5g chiều. Mặt trời đã sắp khuất núi. Thêm vài tuần trà, dăm lon bia rồi lên xe ra Trại Cau. Anh Quang và anh Điều tháp tùng. Anh em vòng ra tìm bếp ăn và giếng cũ. Thấy người vào thăm, chủ nhà hỏi “Có phải dân Nguyễn Văn Trôi?” (mà “Trôi” chứ không phải “Trỗi”). Hóa ra đó là anh Thòi Mòi chuyên dẫn lính ta đi bắt sáo. Tuấn “tỉn” nhớ cả chuyện anh ta thò vào tổ chim trong hốc cây nhưng không rút tay ra được, cứ ngồi trói trên cao. Hàng cau trên sân đã bị đốn sạch. Ngồi uống nước, gợi lại chuyện cũ, cụ chủ nhà đã 85 vẫn nhớ tới bác Quỳnh. Nghe nói năm 2001 cũng có trận lũ quét lịch sử kéo dài 2 tiếng đồng hồ, xóa sổ 12 hộ dân. Ông Nguyễn Huy Hiệu về chỉ huy cứu nạn. Chúng tôi chia tay rồi hẹn tháng 10 tới quay lại. Bà con ta vẫn chất phác, chân thành và nhớ tới anh em. Hơi tiếc là không thăm đuợc doanh trại cũ ở Suối Chì.
Về tới Thái Nguyên thì phố đã lên đèn. Phải dừng 15’ ở đầu Sông Công vì xe container làm tắc đường. May mà thoát nhanh. Dừng xe ở quán giữa đường ăn cơm tối. Có rau mồng tơi và măng luộc chấm muối ớt cùng thịt gà đồi. Ngon!
Về tới HN đã 9g. Một chuyến đi thú vị và ý nghĩa. Lo lắng hơn là phải làm gì để tri ân bà con Mỹ Yên?
Ở phố huyện Đại Từ không còn thấy cây cầu treo xưa. Hội quân ở đền thờ 27/7 nơi cách nay 61 năm quân dân địa phương đón nghe lời kêu gọi của Bác vì những người dũng cảm hy sinh vì dân vì nước. Đường vào Mỹ Yên cực xóc. Nhiều đọan cây đổ chắn ngang đường. (Sau mới biết hôm nay địa phương bàn giao mặt bằng cho dự án 22 tỷ “nhựa hóa con đường từ phố huyện về Mỹ Yên”).
Khi chạy sát con suối dẫn ra Đại Từ (Á1) bắt đầu hình dung ra đất cũ, nhất là khi đổ dốc tới “khu vực tiền tiêu” của C7 (k5). Ngầm qua suối Chì đã có cầu bê-tông. Con dốc dẫn lên Trại Cau ngày xưa thấy xa là thế, (Hạ Thanh Xuyên cứ lủi thủi đi học mỗi ngày), nay thì chưa đến cây số. (Chắc con mắt ngày bé nó to, còn ngày to thì nó bé). Hai xe nối nhau bằng bộ đàm, ý ới nhắc lại địa danh cũ. Lên khỏi dốc thấy lừng lững dãy Tam Đảo “kia là khe núi mà F105 thường bay lách từ Vĩnh Phú sang đánh phá khu Gang Thép... Đây là đường dẫn ra Gốc đa Hiệu bộ, mỗi đêm đi xem phim về đòan người, tay cầm đuốc như sao xa, rồng rắn về làng...”. Gốc đa ngày ấy không còn. Cả xã nằm gọn trong lòng chảo mà ở trung tâm là trụ sở UB, trường học, trạm xá, bưu điện… ngay trên đường từ Gốc đa về Đồi Cháy và La Yến.
Thời 9 năm, An Mỹ từng là nơi tá túc của trường Văn hóa, văn nghệ, của Quân y viện 354; thời chống Mỹ có Truờng Trỗi. Vậy mà mãi 2001 Mỹ Yên mới được công nhận là ATK. Sau khi ta chuyển quân sang Quế Lâm cuối 1966, thì đầu hè 1967 Mỹ ném bom vào khu vực xã. Cũng có tổn thất. Qua đây càng trân trọng sự đùm bọc và hy sinh của địa phương với anh em ta.
Tại trụ sở, anh Quang Bí thư và anh Điều Chủ tịch (2 vị từng về dự 40 năm trường ta) cùng anh chị em chờ đón. Dăm câu ba điều rồi sang quán cơm vì đã 11g30. Vợ chồng Từ Ngữ tranh thủ khảo sát trường mẫu giáo nơi định kêu gọi đầu tư. Bữa cơm ngon miệng với thịt vịt luộc, thịt trâu rừng xào, canh bí đao, thịt gà đi bộ chấm muối ớt ngâm măng… và không thể thiếu rượu quê. (Hai thùng bia và rượu HN mang theo thành quà cho xã). Cứ cạn li là lại bắt tay cám ơn (nghe nói đây là “thói quen” của quân dân Việt Bắc, Tây Bắc!).
Cơm xong lên xe về Đồi Cháy nơi đóng quân của k4. Thật may vì có Phó chủ tịch Khương (ngày ấy mới 4-5 tuổi hay được các anh Trỗi cho ăn kẹo bạc hà, có bà mẹ bán cung tiêu ở Đồi Cháy) dẫn đường. Anh em tìm lại giếng cũ và bếp ăn. Từ Ngữ mải gọi bạn mà trượt chân xuống ruộng nên hơi bị sốc, phải ngồi dưới bóng cây an thần. (A2. Hay có khi do dân Đồng Cháy không muốn cho về? Vì vợ chồng Từ Ngữ đang ấp ủ sẽ giúp xã 1 việc gọn mà chắc. Cảm ơn 2 bạn!). Tuấn “hủi” và Cương xin được gốc ớt chỉ thiên, HThành được bác chủ nhà (A3. Xưa bác dành nhà làm lớp học và thầy Tiệp đã tá túc) cho cái cối đá cũ.
Tạm biệt gia đình, vòng lên Bom Bom bằng đường tắt thì xe bị ba-ti-nê. Dùng xe Ranger nối dây kéo không xong, máy khét lẹt. May có bà con đi làm đồng qua nhấc hộ 1 đầu xe lên mới thoát hiểm. Qua thăm nhà anh Quang (ngay Gốc đa) rồi lên thác. Hai cây đa đã bị chặt để lấy chỗ cho dân về khi thực hiện chủ trương “mạ xuống sân, dân vô rú…”.
Từ đồi trẩu nhìn thẳng xuống suối bọn k5 vẫn xuống đánh răng và tắm giặt. Ngày xưa có cầu là cây trám bắc ngang, bị lũ cuốn trôi hè 1966. Dân chúng về sống đông đúc ở La Hang, ngay đường vào cửa rừng. GPS của HThành đánh dấu bên kia là Tây Thiên và khu nghỉ Tam Đảo. Con đường ngày xưa xe lâm nghiệp lên lấy gỗ rất khó đi nên không lên được bãi sỏi nơi khai giảng năm 1966. Dừng ở ngã 3, anh em xuống Bom Bom. Cạnh đó là trạm nước sạch (A4) lấy từ trên núi về cung cấp cho 1000 hộ dân. Ngày xưa chỉ dừng ở Bom Bom vì rừng rậm rạp, còn nay thì dọc theo suối nhìn thấy cả đỉnh. Suối vẫn có nước nhưng mùa này trơ đá (A5). Cánh Tuấn “hủi”, Hồng Hải, Tuấn “tỉn” mò xuống thác bơi.
Còn 2 gia đình (Từ Ngữ và tôi - A6) ngồi trên suối ngâm chân, bốc phét. Nước trong vắt, nghe tiếng suối chảy róc rách mà sảng khóai! Nhìn quanh không thấy GM, hóa ra hắn vì quá “xưa” nên ngồi lại “trông xe”. Khi hội quân thì thấy Tuấn “tỉn” ướt ngang ngực.
Lên xe vòng về nhà anh Quang đã 5g chiều. Mặt trời đã sắp khuất núi. Thêm vài tuần trà, dăm lon bia rồi lên xe ra Trại Cau. Anh Quang và anh Điều tháp tùng. Anh em vòng ra tìm bếp ăn và giếng cũ. Thấy người vào thăm, chủ nhà hỏi “Có phải dân Nguyễn Văn Trôi?” (mà “Trôi” chứ không phải “Trỗi”). Hóa ra đó là anh Thòi Mòi chuyên dẫn lính ta đi bắt sáo. Tuấn “tỉn” nhớ cả chuyện anh ta thò vào tổ chim trong hốc cây nhưng không rút tay ra được, cứ ngồi trói trên cao. Hàng cau trên sân đã bị đốn sạch. Ngồi uống nước, gợi lại chuyện cũ, cụ chủ nhà đã 85 vẫn nhớ tới bác Quỳnh. Nghe nói năm 2001 cũng có trận lũ quét lịch sử kéo dài 2 tiếng đồng hồ, xóa sổ 12 hộ dân. Ông Nguyễn Huy Hiệu về chỉ huy cứu nạn. Chúng tôi chia tay rồi hẹn tháng 10 tới quay lại. Bà con ta vẫn chất phác, chân thành và nhớ tới anh em. Hơi tiếc là không thăm đuợc doanh trại cũ ở Suối Chì.
Về tới Thái Nguyên thì phố đã lên đèn. Phải dừng 15’ ở đầu Sông Công vì xe container làm tắc đường. May mà thoát nhanh. Dừng xe ở quán giữa đường ăn cơm tối. Có rau mồng tơi và măng luộc chấm muối ớt cùng thịt gà đồi. Ngon!
Về tới HN đã 9g. Một chuyến đi thú vị và ý nghĩa. Lo lắng hơn là phải làm gì để tri ân bà con Mỹ Yên?
Bom bom ngày xưa nước mát lạnh và sâu sao các anh khg chụp hình?
Trả lờiXóaNhớ là còn một con suối chảy dọc đường từ cây đa, mua bưởi xong dục xuống suối cho nó trôi về gần nhà. Không biết bây giờ còn khg?
Trước đây tôi có ra HN đi dự lễ khánh thành và bàn giao nhà bệnh xá do trường mình và bệnh viện 354 giúp đỡ xây dựng.Suối bom bom cạn,hai bên bờ trơ trụi.Cây đa không còn.Nhìn lên núi Tam đảo phía Thái nguyên không còn bóng cây,chỉ có mấy cây chuối.Đi cả ngày không thấy bóng chim,tăm cá.Cả đêm không nghe tiêng ếch,nhái.Dân ở đấy cỡ u60 trở lên còn nhớ các chú nghịch lắm,hay đánh nhau với trai làng.Còn uống rượu thì cứ xong 1 ly lại bắt tay 1 cái, nói như cậu lái xe bữa đó là :"Rức hết cả lách".Cái trạm xá sao rồi anh Quốc ơi?Không thấy nhắc đến?
Trả lờiXóa- Trạm xá vẫn làm việc tốt. Anh Từ Ngữ có thể giúp đưa y sĩ của xã đi học đại học rồi về làm tại đây, không phải mượn người của Trung tâm Y tế huyện nữa. Xã đã ghi nhận việc này.
Trả lờiXóa- Tháng tới, vợ chồng anh Ngữ sẽ tổ chức hội thảo về dinh dưỡng ngay tại xã, tạo tiền đề cho việc đầu tư gọn, nhỏ sau.
- Thác Bom Bom có tin chi tiết trên Bantroi, Nghĩa ạ!