Đã viết mấy bài rồi nhưng dở dang vì không quen viết như kiểu thường tình. Đọc ra như công văn hành chính, thành lại cất chờ dịp khác. Tuy vậy, hôm nay cũng phải viết cái gì , chủ yếu là vài hồi ức trường Trổi chúng ta.
Những kiến thức quân sự vỡ lòng.
Tháng 5/1966. Lúc đó tôi vừa được Đảng và Bác cho ra tham quan Miền Bắc và tiện thể học hành luôn. Khi về nhà chú Năm, em Ba tôi, tôi thấy một tủ sách lớn. Đủ thứ: truyện thiếu nhi, truyện tranh, tiểu thuyết Cách mạng VN, truyện Liên Xô, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du, Đông Chu... Tất nhiên truyện Tàu thì tôi đọc ở SG nhiều rồi. Thành thử tôi tấn công vào những cuốn sách mỏng trước, khoản 3 ngày thì hết. Tới Chiến tranh và hòa bình, Anna Carenina..., thì thua...
Nhưng vốn là con nhà bộ đội, (hồi đó, dân Miền nam đi làm cách mạng đồng nghĩa với đi bộ đội, chỉ có phe ta mới có bộ đội, phe ng.. chỉ là lính mà thôi), tôi liền soát một loạt cuốn sách không dầy lắm, có cuốn chỉ chừng 25-30 trang), mang tên như Hải quân, Đổ bộ đường không, Không quân, Xe tăng, Bộ đội hóa học... của nhà xuất bản ĐND số 4 LýNam Đế... Quá hợp khẩu vị rồi!!
Thề là bắt đẩu tiếp xúc với pháo hạm, chiến liệt hạm, tuần dương hạm... hỏa khí.... Hồi đó, chúng ta còn sử dụng nhiều từ ngữ quân sự của TQ, vì chỉ huy, cán bộ quân ta còn đi học Thẫm Dương, Nam Kinh, Vũ Hán hơi bị nhiều. Tất nhiên tôi không tiêu hóa được đống kiến thức này ngay được. Nhưng cái gì đã qua con mắt rồi thì được bộ nhớ dài hạn lưu lại, chờ dịp xài.
Vài tuần sau, đi sơ tán cùng chị Hai của tôi, lên xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tôi đã đem theo mấy cuốn binh thư này, đọc tiếp. (Khi nào có dịp lên Đại Từ , tôi sẽ miêu tả Ký Phú, nếu theo bản đồ thời nay, thì từ Sông Công rẻ vào đường lên phố huyện Đại Từ thì có đi qua Ký Phú).
Năm 1967, nhà Xb QĐND mới in các cuốn hồi ký: Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn QTP308, Sư đoàn CT312, Sư đoàn ĐB320, Tiểu đoàn 19... Đọc tới đâu ngộ ra tới đó.
Sau này nữa, cùnh KViệt, QVinh (1A HVThụ), Hồng Hà... đọc Nhớ lại và suy nghĩ, Bộ TTM Xô Viết trong chiến tranh..., cùng nhiều hồi ký khác kể cả của các tướng GPQND trước thời CMVH như Trần Canh, Lý Thiên Hựu..., thật thích thú khi các cụm từ: đòn đột kích, chọc thủng phòng ngự, đột phá trong hành tiến, bàn đạp, vu hồi, cơ động... đã được tiếp nhận tự nhiên sẳn có và phát ngôn ra y như các sĩ quan BTTM vậy.
Viết ra tới đây, chắc các AE nghĩ : À !! Cái thằng chưa đi lính ngày nào, chưa biết cò súng nằm chồ nào, mà khoe khoang kiến thức sách vở nữa mùa hẳn!!!
Cũng đúng!!! Bởi lẽ đã viết nhăng viết cuội ra rồi.
Nhưng cũng không đúng!! Vì tôi chưa kết thúc mà!! Từ từ, không đi đâu mà vội. Tôi xin nhớ một chuyện nữa.
Lúc lên Trại Cau, khi phó CTV đại đội lấy lý lịch từng "con giời", thì AE bu xung quanh hóng hớt lý lịch các bác nhà lẩn nhau ( lúc đó các bác nhà vẫn chưa lên cụ, vì cụ còn nhiều, vẫn chưa theo Bác). Tôi cũng vậy...
Tới một thằng nhóc, khai tên bố, cấp bậc, địa chỉ cơ quan... xong đi ra. Tôi liền khều nó ra xa xa. Rồi hỏi bố mày có viết mấy cuốn sách như vầy như vầy không. Nó hỏi lại tôi, bộ mày đọc mấy cuốn đó hã? Tư tôi hỉnh mủi trả lời, không những đọc mà còn có ở nhà nữa, có điểu nặng quá nên tao không đem theo.
Thấy vậy, thằng nhóc tự hào nói, ờ bố tao viết đó, đọc hiểu không. Tôi trả lởi, hiểu chút đỉnh.
Vậy tôi hết lòng biết ơn người đã khai tâm cho tôi những kiến thức quân sự vỡ lòng đó, và không bao giờ tôi quên điều đó, cho dù sau này và ngày nay vào Wiki tôi còn biết nhiều điều mới hơn, hay hơn.
Vậy người đó là ai? Thằng Nhóc tên gì? Mời AE K7 giải đáp. Pác nào nói đúng, thưởng một ly Làng Vân.
Kho hiểu biết về nông thôn Miền Bắc 1966
Tất nhiên trường Trổi có tiếp nhận một số ít AE xuất thân từ nông thôn vào trường. Tôi nhờ một anh K6, hình như có tên Tiến bồ, con chủ tịch huyện Đại Từ năm đó, em vợ trung đội trưởng Nghinh (B3 K7). Các pác K6 có thể chỉnh sửa cho chính xác.
Tuy nhiên đối với tôi, Lại Xuân Lợi ( liệt sĩ) mới đúng là cậu nông tồ, đi thẳng từ ruộng đồng Nam Hà vào trường Trỗi. Nó với tôi là hai thái cực trong cái lò bát quái là trường Trổi, hiểu theo cái nghĩa là lò luyện nhào nặn mọi phần tử rời rạc để hình thành nên một đội ngủ mới, mang tính cách
mới...
Tôi, dân Sài Gòn chánh gốc, vừa mới từ cái thế giới "phồn hoa giả tạo" tới. Còn nó là đứa con đẻ thuần dòng của đất nước mặn đồng chua. Những gì tôi mang từ cái TP Bác Hồ nói với nó đều là viển vông. Còn những kiến thức thiên nhiên về nông thôn Bắc Bộ mà nó chỉ cho tôi đều là những gì quá đổi cần thiết cho cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chiến tranh. Tôi lại được ông bạn đồng môn khai tâm cho về thiên nhiên, cây cỏ, động vật của châu thổ Sông Hồng nói riêng, nông thôn Miền Bắc nói chung. Tất nhiên, tôi còn được nhiều bạn khác chỉ bảo cho thêm trong những ngày đầu trên Trại Cau, Trại Bưởi. Nhưng Lại Xuân Lợi vẫn là số một dách lẩu, vì không ai lớn lên ờ nhà quê như Lợi hết.
Tôi xin thắp một nén nhang cho người khai tâm cho tôi về nông thôn châu thổ sông Hồng.
Mỗi người đã trãi qua 4 -5 năm học tại Trường NVT ít nhiều cũng có vài người bạn, dù rất thân hoặc chí ít cũng thân. Mà mỗi người như vậy, ta đều có nhiều kỹ niệm, đến nổi dùng bao nhiêu trang giấy (bây giờ là page) cũng không thể kể hết. Thành thử tôi chỉ có thể trãi lòng trong giây lát với một vài người có kỹ niệm sâu nặng.
Chiếm bộ nhớ của blog và thời gian của AE hơi nhiều, tôi cũng phải kết thúc những dòng viết của mình tại đây. Mong các bạn đọc và hiểu cho nổi khổ tâm vỉ sự bất lực của chử nghĩa do mình viết ra chưa chuyển tãi được điều mình muốn nói.
Vậy chớ bận quần bó "giật túyp" và chửi thề học ở sách nào vậy a.Tư ?
Trả lờiXóaHMK6
Bác Tư Sài gòn ơi! Chữ nghĩa không bao giờ truyền đạt được hết điều mình muốn nói. Nhưng văn chuơng có hồn,thì sẽ giãi bày được phần nào tình cảm của mình.
Trả lờiXóaTư Ruồi có bài ra mắt hay, và một điều hay nữa là bạn đã chỉnh cách viết của tuổi U60, hôm trước coi trộm trong nháp khó đọc "wá"!
Trả lờiXóaNhớ ngày đầu tiên lên Trại Cau năm 1965, gặp một bạn nói tiếng Sài Gòn vừa ở "trỏng" ra, tối tối nguyên nhóm tụ tập nghe bạn kể truyện chưởng Kim Dung thấy mê. Hôm nào hứng chí Tư Ruồi cao giọng ca: "Ai ra xứ Huế...Ai về Núi Ngự..." Tưng tưng nữa thì "Em ơi 60 năm cuộc đời..." với điệu nhảy "tuýt" mà cậu giới thiệu là điệu "xít ta gen", người lắc lư quỳ xuống rồi cái lưng dần xuống sát đất. Tôi vẫn nhớ mãi. Lạ, vui và quậy phá cũng từ hồi đó.
@Tư "bốn mắt":Bài viết của cậu làm người ta nhớ lại những kỉ niệm,những người bạn đã đi dần vào quên lãng.Hồi bé,ai cũng thích đọc những cuốn sách nói về quân sự(nhà có cuốn sách thiếu nhi nào đâu,ngoài mấy cuốn xe tăng...)và thuộc nằm lòng mấy thuật ngữ quân sự.Cũng chính nhờ nó mà lính Trỗi ta rất dễ dàng trong môi trường quan ngũ.Toàn những kỉ niệm rất Trỗi.Mong được đọc những bài viết hay từ "tủ sách di động" này.Cám ơn "Bốn mắt" !
Trả lờiXóa-Nhớ thêm hồi đó tay chơi SG mặc quần ống tuýp "tẹc gan" kẻ ca rô, trong khi có bạn ở quê ra còn mặc quần giải dút. Lác hết cả mắt.
Trả lờiXóa-Còn mấy từ "Bộ đội đổ bộ đường không", "Chiến thuật thiết xa vận" nghe thấy quen quen, thêm vào 1,2 từ vậy cho đủ cụm được khg Tư? Không ngờ bạn đã đọc từ hồi đó và nhớ đến như vậy.
Hồi tôi chuyển từ đơn vị về BTL Thông tin (đóng ở hanoi), tôi hay vào thư viện QĐ, và giống như bạn, tôi tìm xem các sách Xe tăng, súng phòng không, bom mìn... Biết khá nhiều để nói chuyện với thiên hạ như 1 sỹ quan xuất sắc.
Trả lờiXóaHCQuang
@HAMEOK6: kính đề nghị anh đừngvạch áo (rách ) cho người ta xem lưng.
Trả lờiXóa4SG
@4SG ơi! "đẹp đẽ khoe ra" chứ ai lại như HAMEOK6 thế!
Trả lờiXóaBác Tư SG ơi, hồi đó bác ra miền Bắc bằng cách nào vậy? Đi bộ vượt Trường sơn à? nếu vậy chắc có nhiều chuyện hay. Đề nghị bác tiếp tục Hồi ký nhé
Trả lờiXóaPhạm Xuân Ẩn "chửi thề như bắp rang".
Trả lờiXóaCó lẽ 4SG chưa chửi thề đủ độ để có thể đi vào lịch sử như vậy.
@HuuThanh: Ông Ẩn chưởi thề bằng ngoại ngữ nên tụi nhà báo nước ngoài mới nghe được mà khen ổng.
Trả lờiXóa@nacdanh: về chuyện ra Bắc, tôi sẽ víêt bài khác.
Tu SG