Tư Saigon sưu tầm
Bài viết sau đây giới thiệu một cách nhìn của người Trung Quốc về ưu thế quân sự của Trung Quốc trong lịch sử, trong đó có phần liên quan đến Việt Nam. Chúng tôi mong rằng, tiếp xúc với những quan điểm của chính người Trung Quốc về mình, độc giả Việt
talawas
Một số nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã phân loại và xếp hạng 10 đạo quân thường thắng trong lịch sử Trung Quốc như sau:
Thứ 10: Quân thiết kỵ Mông Cổ +
Càn quét châu Âu, chiếm Trung Đông, diệt nhà Kim, bình Nam Tống, trong suốt thế kỷ 13 là vô địch thiên hạ. Một đội quân như thế ai mà không sợ. Khác với quân đội của dân tộc du mục truyền thống, đội quân này vừa có sức chiến đấu cá nhân hơn người, lại vừa có kỷ luật quân sự nghiêm khắc và trang bị vũ khí tiên tiến với sở trường của người Hán; vừa có thể tác chiến kỵ binh đại qui mô, lại vừa có thể có hỏa pháo tiên tiến nhất đương thời, có khả năng đả kích từ cự ly xa hùng mạnh. Đó thực sự là một điển hình kết hợp một cách hoàn mỹ ưu thế khoa học kỹ thuật và lực chiến đấu, không trách người châu Âu gọi đó là “họa da vàng”.
Thứ 9: Nhạc gia quân (quân đội nhà họ Nhạc)
Trong truyện Anh hùng xạ điêu có một tình tiết, Thành Cát Tư Hãn sau khi nghe Quách Tịnh kể xong câu chuyện Nhạc Phi đã cảm thán: giận là không sinh trước một trăm năm để đánh nhau với vị anh hùng này. Ngày nay trên vấn đề Nhạc gia quân và quân Mông Cổ ai mạnh ai yếu vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng tôi nhất định bỏ cho Nhạc gia quân một phiếu. Bởi vì quân Mông Cổ chỉ phải đối mặt với quân nhà Kim đã suy vong, thế mà vẫn không thể thắng nhanh, thường phải trong tình hình chiếm ưu thế binh lực tuyệt đối mà chiến thắng vẫn rất khó khăn. Còn Nhạc gia quân phải đối mặt với quân đội nhà Kim lúc đang thịnh vượng nhất, cho dù binh lực ở thế yếu mà vẫn chiến thắng, cho thấy sức chiến đấu rất mạnh. Điều quan trọng hơn là, quân đội Mông Cổ là một đàn cường bạo, còn Nhạc gia quân là đạo quân chính nghĩa chiến đấu để bảo vệ quê hương. Lấy chính nghĩa đối phó với tà ác làm sao quân Mông Cổ lại không thua, nếu Thành Cát ra đời sớm một trăm năm, tin chắc là trong dân ca của Mông Cổ sẽ lời hát bi ai: lay chuyển núi dễ, lay chuyển Nhạc gia quân khó.
Thứ 8: quân Hán
Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Lý Quảng, Triệu Sung Quốc, những cái tên lấp lánh ánh vàng khiến mỗi người Trung Quốc tự hào. Quân Hung Nô năm đó hoành hành châu Âu, liên quân 13 nước mà địch không nổi, đế quốc Tây La Mã nhanh chóng diệt vong. Đạo quân hùng mạnh như vậy, cuối cùng đã bại dưới gót sắt của quân Hán. Quân Hán là một đạo quân phát huy được cực cao tinh thần dã man của dân du mục và kỷ luật chiến thuật của người đời Hán. Huấn luyện nghiêm khắc và tướng lĩnh ưu tú đã tạo nên sức chiến đấu to lớn của đạo quân này. Người Hung Nô được người châu Âu gọi là chiếc roi lóe điện, nếu họ gặp quân Hán thì sao đây! Tin rằng họ vui lòng gặp quân Hung Nô chứ không muốn gặp những người như Hoắc Khứ Bệnh. Vương triều nhà Hán tồn tại trên 400 năm, chỗ không giống với các triều đại khác là cho dù đã vào thời kỳ cuối của sự thống trị, nhưng quân đội vẫn duy trì được sức chiến đấu hùng mạnh. Về điểm này, các vương triều khác không thể so sánh được.
Thứ 7: Quân Tần
Quân Tần diệt 6 nước mà được thiên hạ, binh uy mạnh tới mức trên đời ít thấy. Có thể nói quân Tần là đội quân thường thắng có tính chất quốc gia nhất trong lịch sử quân đội các đời Trung Quốc, so với vũ trang mang tính chất quân đội gia đình như Nhạc gia quân, quân đội Tần, bất kể do ai chỉ huy đều có thể giành được chiến công huy hoàng. Quân Tần có chế độ quân sự tốt nhất trên thế giới lúc đó, đủ để kích thích khát vọng chiến tranh trong lòng quân sĩ, quân Tần còn có kỷ luật quân sự nghiêm minh nhất trên thế giới lúc đó, quân lệnh như sơn, thề chết đi trước. Quân Tần còn có chiến xa và cung tên tốt nhất trên thế giới lúc đó. Tất cả những cái đó khiến Tần có thể xưng bá thiên hạ. Quân Hán đánh quân Hung Nô, trước sau gần một trăm năm, cuối cùng mới loại trừ được mối lo biên giới, còn quân Tần chỉ trong một trận Hà Thao hội chiến đã định càn khôn, đánh cho đến mức Hung Nô mười năm không dám xuống miền nam chăn ngựa. Có thể nói, thành công của quân sự đời Hán là kết quả hấp thu ưu điểm của quân Tần, nhưng giả sử hai đạo quân này gặp nhau, rõ ràng là quân Tần chiếm thế thượng phong.
Thứ 6: Bát kỳ Mãn châu
Vào thế kỷ 17 ở Đông Á, Bát kỳ Mãn châu đúng là một đạo quân vô địch, đấu triều Minh, bình Triều Tiên, đánh Sa hoàng Nga, nhất thống Trung Quốc. Đội quân này có thể nói là niềm huy hoàng cuối cùng trong quân sự cổ đại Trung Quốc. Trang bị của đạo quân này tương đối kém nhưng vũ khí tinh thần và sĩ khí của nó là xuất sắc nhất. Biên chế quân sự nghiêm nhặt, điều kiện sinh hoạt ác liệt, năng lực sinh tồn mạnh mẽ đã khiến đạo quân này cuối cùng đánh bại triều Minh, thống nhất Hoa Hạ. Tuy vậy cuối cùng đạo quân này cũng lặp lại bi kịch của đại quân Mông Cổ, sau khi chiếm lĩnh được Trung Nguyên đã nhanh chóng thoái hóa, tốc độ thoái hóa còn nhanh hơn quân đội Mông Cổ mấy lần; đến nửa cuối thế kỷ 17, đạo quân này về cơ bản đã biến thành những bao cỏ vô dụng. Chiến dịch đánh Đài Loan và bình Khiết Nhĩ Đan Mông Cổ về cơ bản đều do doanh quân Hán Lục gánh vác.
Thứ 5: thiết kỵ Quan Ninh của Viên Sùng Hoán
Thời Minh, đạo quân Nữ Chân nổi tiếng là hùng mạnh, nhưng rốt cuộc đạo quân này đã bị thư sinh Viên Sùng Hoán đánh bại. Triều Minh thực hiện chế độ quan văn cầm quân nhưng may làm sao lại có Viên Sùng Hoán có thiên tài quân sự. Trong đại chiến Ninh Viễn, 1 vạn tàn binh đã đánh bại 13 vạn quân thiết kỵ Bát kỳ, nhưng là trong tấn công và phòng ngự nên nhiều người chưa phục, tuy vậy trong hội chiến Ninh Cẩm, thiết kỵ Quan Ninh rõ ràng là đã đánh bại Bát kỳ trong dã chiến. Trong một trận đánh tại ngoại thành Bắc Kinh, chín ngàn kỵ binh Quan Ninh đã ngăn chặn được mười vạn quân Bát kỳ. Thiết kỵ Quan Ninh không thua đội ngũ kỵ binh tố chất cao của quân Bát kỳ Mãn Thanh mà trang bị hỏa khí lại hơn, kỵ binh phần lớn được trang bị súng hỏa long và súng bắn lửa, có thể nói là tấn công giỏi phòng thủ hay, rất tiếc là Viên Sùng Hoán không đủ thời gian để mở rộng đạo quân này.
Thứ tư: quân Bắc phủ Đông Tấn
Trận Phì Thủy là một chiến dịch lấy ít thắng nhiều đầu tiên nổi tiếng nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, 87 vạn quân Đê tộc bại trước 8 vạn quân Bắc phủ, để từ đó uy danh quân Bắc phủ vang dội thiên hạ. Đó là một đạo quân tinh nhuệ do nông dân miền Bắc chạy trốn xuống miền
Thứ ba: thủy sư Đại Minh
Bắt đầu từ trận thủy chiến trên hồ Phan Dương cho đến Trịnh Thành Công chiếm Đài Loan, trong gần ba trăm năm triều Minh lập quốc, thủy sư Đại Minh chưa hề thất bại trận nào, có thể gọi là đạo quân thường thắng trong quân thường thắng. Điều đáng tiếc là quân sự cổ đại Trung Quốc xưa nay chỉ coi trọng lục quân mà xem thường thủy quân nên những chiến thắng huy hoàng đó của thủy sư Đại Minh đã bị che lấp mất. Trên thực tế thủy sư Đại Minh đúng là hạm đội hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc cũng như lịch sử cổ đại thế giới, mọi người đều biết Trịnh Hòa xuống Tây dương, trận thủy chiến bắt sống quốc vương Sri Lanka. Đáng tiếc sau này chính quyền triều Minh thực hiện cấm biển, hạn chế hải quân khiến giặc lùn (chỉ Nhật Bản) có cơ hội vượt lên. Tuy vậy nhờ Thích Kế Quang chỉnh đốn, nên lực lượng dần được phục hồi. Đến thế kỷ 16, thực dân Bồ Đào Nha tới, định biến Quảng Đông thành thuộc địa, nhưng bị thủy sư Đại Minh đánh bại nên mới xóa tan ý định bày. Cuối thế kỷ 16 Nhật Bản phát động chiến tranh Triều Tiên, nhưng thủy sư Đại Minh đã đánh bại hải quân Nhật. Ngay vào thời kỳ giữa và cuối đời Minh hủ bại đến tuyệt đỉnh, thủy sư Đại Minh vẫn hai lần đánh bại cuộc tấn công của Hà Lan tại Bành Hồ và cuối thế kỷ 17 đã một trận thu phục Đài Loan, đánh cho tên “phu đánh xe trên biển” (chỉ Hà Lan) chạy bán sống bán chết. Qui mô to lớn, trang bị tốt, sức chiến đấu hùng mạnh của hạm đội thủy sư Đại Minh đều đứng đầu trong lịch sử Trung Quốc, có hàng trăm chiến thuyền các loại trong đó pháo hạm chiến đấu chính có tới hơn 40 khẩu pháo, vượt xa qui mô của hạm đội vô địch Tây Ban Nha và hạm đội hoàng gia nước Anh cùng thời. Đáng tiếc là lực lượng hùng mạnh như vậy sau này bị Mãn Thanh thu phục, rồi bị giải tán. Cuối cùng thủy sư Mãn Thanh chỉ còn là đội chống buôn lậu trên biển, trong Chiến tranh Nha phiến bị người Anh đánh cho mảnh giáp không còn.
Thứ 2: Quân Đường
Hán, Đường là hai thời đại đỉnh cao của xã hội phong kiến Trung Quốc, trong đó triều Đường đã phát huy vũ công của Hoa Hạ đến cực điểm. Quân Đường là đạo quân chiến đấu hỗn hợp gồm người Hán là chính kiêm thêm các quân sĩ dân tộc thiểu số, thời vũ công cực thịnh đã xa đến tận vùng biển Caspian. Triều Hán đánh Hung Nô, phải trải qua trăm năm mới toàn thắng, lực lượng Đột Quyết thời Đường không yếu hơn Hung Nô, nhưng triều Đường chỉ một trận là định thiên hạ. Lý Tịnh tập kích ban đêm vào Âm sơn, bắt sống Khả Hãn Đột Quyết có thể coi là thiên cổ kỳ công. Sau này quân đội triều Đường khai cương phá thổ, ngoại Mông Cổ và Tây Vực đều vào bản đồ Trung Hoa. Đúng là thời đại huy hoàng của xã hội phong kiến Trung Quốc. Quân Đường trang bị tốt, ngựa đầy đủ, dùng phương thức tác chiến kỵ binh là chính bước đầu trang bị trang bị hỏa khí. Năng lực công kiên và dã chiến đều thuộc hàng đầu. Quốc lực sung túc và kinh tế phồn vinh đã cung cấp bảo đảm hùng mạnh cho đạo quân này. Đối thủ chủ yếu của quân Đường đều là các dân tộc hùng mạnh đương thời, sau này Đột Quyết hoành hành ở phương Tây, thiết lập đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, đế quốc Ả Rập vắt ngang đại lục Âu, Á. Đế quốc Thổ Phiên hùng cứ cao nguyên Thanh Tạng, đe dọa Trung nguyên, nhưng trong giao chiến với quân Đường đều bại nhiều thắng ít. Mặc dù đến lúc đời Đường suy yếu, Thổ Phiên đã mấy lần tiến đánh Trường An (Tây An) nhưng vẫn không có sức tiến quân vào Trung nguyên. Còn đế quốc Ả Rập, trong mấy lần xung đột qui mô vừa trước đời Thiên Bảo đều thua quân Đường, sau này dốc hết sức cả nước phát động cuộc hội chiến Đát La Tư, 20 vạn quân Ả Rập đối mặt với 3 vạn quân Đường mà khó chiến thắng, cuối cùng chỉ nhờ vào sự làm phản trong nội bộ quân Đường mới đánh lùi được quân Đường, với tổn thất gấp mấy lần quân Đường. Thực tế là người Ả Rập tuy thắng nhưng xấu hổ, quân Đường tuy thua nhưng vinh dự. Sau này dù có loạn An Sử, Ả Rập cũng không dám tiến quân vào Tây Vực. Đáng tiếc là đạo quân hùng mạnh như thế cuối cùng bị cuộc nội chiến An Sử làm cho tan rã.
Thứ 1: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Đó là một đạo quân uy vũ, đó là một đạo quân văn minh, đó là một đạo quân thường thắng, đó là một đạo quân nhân dân, đó là đạo quân hùng mạnh nhất xuất hiện trong năm ngàn năm qua tại Trung Quốc, đó chính là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chỗ khác nhau của đạo quân này với các đạo quân khác trong lịch sử là ở chỗ, nó dường như hội tập được phẩm chất ưu tú và tín ngưỡng kiên trinh của mọi người Trung Quốc, nó dường như mang nặng tinh thần dân tộc rất đáng kiêu ngạo trong năm ngàn năm dân tộc Trung Hoa! Nó thực sự chiến đấu vì sự ổn định, hạnh phúc, của nhân dân và sự an ninh của người thân, mỗi một chiến sĩ của nó dường như đều mang gánh nặng gia đình, dường như nhẫn chịu những quở trách của xã hội, nhưng chỉ cần quân lệnh phát ra là người trước ngã kẻ sau xung phong tiến lên. Đó là một quân đội mà về phẩm chất và về tinh thần đều mãi mãi đáng cho chúng ta tôn trọng. Điều kiện đãi ngộ của họ thấp, điều kiện sinh hoạt kém, cho dù có hy sinh cũng chỉ được ít tiền trợ cấp nhỏ nhoi, nhưng bao giờ họ cũng tràn đầy tinh thần hy sinh và hiến dâng. Khi tổ quốc cần họ bất chấp tất cả xung phong tiến lên, cho dù đổ máu sa trường vẫn ngậm cười nơi chín suối. Trên chiến trường Triếu Tiên đấu quân Mỹ, đánh cho liên quân 24 nước nghe gió mà trốn chạy, tướng quân nước Anh đưa ra lời than thở “ai dám đánh nhau với Trung Quốc, kẻ đó là thằng điên”. Trên chiến trường Tây Tạng đấu Ấn Độ, dường như quân tới gần New Delhi, chiến trường Đông Bắc đánh Liên Xô, chiến dịch đảo Trân Bảo anh dũng đánh cho quân đội Liên Xô đã dùng hết loại vũ khí định dùng vũ lực trừng phạt Trung Quốc phải câm mồm im miệng. Chiến trường Tây Nam trừng phạt Việt Nam, đánh cho vùng Bắc Bộ Việt Nam có vô số thôn quả phụ, đánh cho chính quyền nhóc Việt cuối cùng phải nhận thua với Trung Quốc. Xây dựng đất nước 56 năm đạo quân đó đã qua hơn trăm trận đánh lớn nhỏ, mà không để mất một tấc đất, chưa hề bị thua một trận, nó dùng máu tươi và sinh mệnh của một tỉ nhân dân Trung Quốc đúc thành bức Trường thành gang thép. Đã để lại bao nhiêu tên tuổi anh hùng không đếm hết được, những anh hùng vô danh trong hữu danh, đã tạo nên một cái tên huy hoàng - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc! Vâng, đó là đội quân con em của chúng ta, đó là những người đáng yêu nhất đương đại. Đối mặt với đạo quân đó, có lý do gì mà bạn không tự hào là người Trung Quốc, có lý do gì mà bạn không tin là Trung Quốc nhất định trỗi dậy, sẽ hùng mạnh. Trung Quốc không thể mất, Trung Quốc nhất định hùng mạnh, bởi vì chúng ta có Quân Giải phóng Nhân dân, chúng ta có đạo quân con em của nhân dân, có những con người đáng yêu nhất đương đại.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: Bản tiếng Trung tại www.shangdu.com ngày 15 tháng 5 năm 2008, lấy từ Lịch sử đích thiên không ngày 24 tháng 4 năm 2008 với nhan đề: “Lịch sử thượng thập đại thường thắng quân”
hà hà...
Trả lờiXóaCám Ơn anh hameok6!!!
Mời các pác bình lựng nhìu nhìu!!!
Nhất là các tướng lảnh (đạn) dzới lại chiên da wân xự của Bộ Tổng Tham mưu con.
Chúc dzui dzẻ !!Enjoy!!
Tư SG
QGPNDTQ hùng mạnh như thế mà sao có mỗi cái đảo Đài Loan bé tí mà bao nhiêu năm rồi cũng không giải phóng nổi nhỉ !! " Đạp bằng muôn lớp sóng biển Đông " bằng miệng thôi sao ?? Có tư liệu gì về vấn đề này không hả bác HM ?
Trả lờiXóaQGPNDTQ hùng mạnh như thế mà chỉ giỏi ăn thịt người, ăn thịt đồng đội. Cụ thể trong thời Tưởng Giới Thạch đã thua chạy tan tác mà còn về Diên An còn sát phạt lẫn nhau. Hơn chục nguyên soái và hơn 160 Ủy viên BCT bị 1 mình chủ tịch họ Mao làm thịt. Ở chiến trường Triều Tiên quân đội đó đã thua vì chí nguyện quân chết nhiều quá (giống tết Mậu Thân ở ta) vì dùng chiến tranh biển người để chọi với vũ khí của liên quân mà chỉ chiếm được nửa nước.
Trả lờiXóaQuân đội đó khi nghe đến Nhật đã vãi đái ra quần ....
tk7
À quên, QGPNDTQ hùng mạnh như thế mà phải dùng cả xe tăng và thủ đoạn đê tiện để gom sinh viên lại 1 đống để trong 1 đêm cán chết hàng ngàn sinh viên. Chiến công này cho đến nay vẫn giữ bí mật cho tội ác của bí thư quân ủy trung ương họ Đặng. Vinh quang thay quân đội nhân dân - nếu hỏi ra thì họ bảo chỉ làm theo lệnh cấp trên.
Trả lờiXóatk7
Cái bài này thì cũng là phép "thắng lợi tinh thần" mà cụ Lỗ Tấn đã nói thôi.
Trả lờiXóaCác pác bình lựng chuyện wá khứ thì đúng rồi.
Trả lờiXóaNhưng chúng ta cần tỉnh táo để đánh giá lại thực lực hiện tại của "QGPNDTQ năm bờ oanh", để hiểu được khó khăn của Nhà nước phải hết sức kiềm chế trong quan hệ với "người bạn láng giềng lớn" này.
Mời các bạn vào trangsau đây:
http://www10.ttvnol.com/forum/quansu.ttvn
Thân ái chào quyết thắng!!
Tư SG
Anh Tư đánh giá LL thấy ta mạnh hay yếu ? Theo tôi ngay nay ta mạnh hơn nhiều vì : sĩ quan ta bây chừ uống bia giỏi, đánh phỏm hay và vòng bụnh lớn nữa kẻ thù nào chả thắng.
Trả lờiXóaKV.K7
@KV: Quả xứng đáng là sỉ wan tham mưu ngâm cứu binh pháp hơi bị kỹ, đặc biệt là BTTMXVTCT và Máo trợ tung txư txẻng.
Trả lờiXóaHoan hô!!!
TưSG
Fuck...up cái thằng tác gia người "trung của",có mỗi cái đảo ĐL nhỏ xíu bằng con kiến mà còn "léo" bình định được.Còn nước láng giềng "Núi liền núi,sông liền sông..." hàng ngàn năm nay,muốn lắm mà còn "léo" thu phục được.Ở đó mà võ mồm!
Trả lờiXóa@KV:Bắt tay với các đàn anh MY & Nga rồi.KO đánh phỏm với nhậu thì làm j cho hết việc bây giờ?
Nhạc binh.
Trả lờiXóaKhác với hầu hết các loại Nhạc binh (trống trận, kèn trận, võ nhạc) của các lực lượng quân sự trên thế giới, trống trận của quân đội Nguyễn Huệ không có điệu "lui quân". Có thể khi mới ra đời thì có, nhưng do không có dịp sử dụng nên bị quên, đâm ra thất truyền.
Hoàn toàn có lí, vì quân đội Nguyễn Huệ trăm đánh trăm thắng, mà phàm đã thắng rồi thì đánh hồi "khải hoàn" chứ việc chi phải đánh trống "lui quân".
Tư liệu do HMK6 cung cấp không phải do anh ta đúc kết, mà chép lại của một ai đó (của sử gia người Hán - xem phần chữ nghiêng ở dưới cùng bài viết).
Các anh nói đúng, hồi xưa bộ đội bác Tưởng và bộ đội bác Mao đánh quân Nhật đạt "thành tích" ra sao thì bá tánh biết cả, quá bằng chuột đánh mèo (ngoại trừ chuột Mích cây).
HCQuang
Bổ sung: xin "xem phần chữ nhỏ ờ trên cùng và dưới cùng bài viết".
Trả lờiXóaHCQuang
ý..ý, bài này của Tư Saigon sưu tầm, MHK6 chỉ đăng giùm thôi!!
Trả lờiXóaHMK6
Ak7 khỏi lo. Nhà người ta đã tính toán từ mấy chục năm trước. Đầu tiên là Việt, Trung, Xô, Tiệp, rồi lại tiếp Mỹ, Nga (nước Nga mới tách ra sau này) đấy là chưa kể ở L.N.Đ còn gia đình Nga, Hoa, Việt, Miên Lào. Đoàn kết như thế thì sợ gì bố con thằng nào?
Trả lờiXóaMay mà Cuba và Mông cổ ko phải là "trọng điểm" nước ta, nếu ko khối đứa có tên hay !!
Trả lờiXóaHMK6
Lịch sử một nước nhỏ như VN đối với một nước lớn liền kề như TQ thì
Trả lờiXóa- đánh trận đầu để giữ nước thì ta thua,
- đánh trận sau để cứu nước thì ta thắng
- trận địa lòng dân giữ Hồn Dân Tộc thì ta luôn thắng.
Bởi thế dù có nghìn năm bị Tầu đô hộ thì ta vẫn là ta.
BuiThangk8:
Trả lờiXóaBlog mình nhiều ng giỏi và yêu môn lịch sử nhỉ. Em mới đọc được bài viết về cái môn các Bác đang luận bàn, đánh giá.
Mời các bác xơi và so sánh, tự kiểm chứng đúng-sai:
Mao, The Unknown Story - Tác giả: Jung Chang, Jon Halliday (Mao, câu chuyện không được biết - Dịch giả: Từ Thứ). Sách này đã được xuất bản bằng tiếng Anh, Trung, ... mới được dịch sang Việt và lên mạng.
Các bác mở trang www.phusa.info, bài này hơi bị nổi tiếng, quan trọng nên luôn hiện ở bên trái của trang chủ.
Bài viết dưới dạng Tổng hợp thông tin từ rất nhiều nguồn thông tin chính thức khác Tây, Tàu, công khai nguồn tin luôn.
Lịch sử VN đã chứng nhận cho 4 trong 10 đạo quân này của TQ, đó là :
Trả lờiXóaThứ 10: Quân thiết kỵ Mông Cổ gặp Trần Hưng đạo
Thứ 6: Bát kỳ Mãn châu gặp Nguyễn Huệ
Thứ ba: thủy sư Đại Minh gặp Lê Lợi
Thứ 1: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gặp QĐNDVN năm 1979
Các kết quả ra sao thì miễn bình luận.
Cái này đúng là phép "thắng lợi tinh thần" mà cụ Lỗ Tấn đã nói thôi (lời bình của aHT)
HMK6