Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

Trở lại thành phố tuổi... trẻ

Sớm nay hẹn Quang Tuệ k8 và Tạ Vinh k3 về Học viện để đi Vĩnh Yên. Đến đã thấy anh em có mặt đông đủ. Tay bắt mặt mừng, có người 30 năm chưa gặp lại. Gặp anh em ở các quân chủng, đơn vị về, cả miền Nam ra (Công, Đạm, Hà...), nhiều bạn trông rất quen mà không nhớ tên. Già rồi đấy! Kỷ niệm 35 năm nhập trường mà.
8g xuất phát. Xe qua sân bay Nội Bài rồi ngược đường số 2. Tuyệt!
Vĩnh Phúc thay đổi nhiều. Các bạn có thể thấy nhà máy đóng xe bus của Huyndai trước núi Trống (đường vào Tam Lộng xưa). Vừa tròn 1 tiếng thì tới cổng khu 125.
Chụp chung trước nhà 4 tầng của giáo viên còn lại. Ít nữa sẽ đập xây mới vì đã cũ quá (nhà xây theo kiểu quân đội Xô viết những năm 1960).
Máy ủi đang đập hội trường lớn trước sân bóng rổ (1 kỉ niệm của thầy trò Khoa Cơ).
2 nhà 4 tầng học viên được sửa khang trang thành chung cư cho sĩ quan. Chắc chắn mùa đông không còn bị lạnh và có WC liền kề… không khổ như xưa (phải đái vào ống bơ rồi quăng xuống đất!).
Họp mặt trong hội trường. Mở đầu là phần văn nghệ của Tuyên văn Học viện. Các cháu hát hay ra phết. Cảm động. Sau đó Phó giám đốc Vũ Thanh Hải phát biểu. Trịnh Minh Quang thay mặt ban tổ chức đọc "Đám cưới chạy tang" của Đào Duy có gắn tới cái thời đi học tập "anh em quân sư" làm cả hội trường cười vỡ bụng. Tôi bị tiến cử phát biểu (thay mặt các thầy) nhưng lập tức thay bằng việc bắt mơ-duya hát tập thể bài “Đi theo lối nhỏ…”.
Cả đoàn sang thăm khu trường mới ở cây số 8 đường đi Tam Đảo rẽ vào. Trường Sĩ quan Vũ khí đạn về đây từ 1995, nay do Văn, cựu học viên k8 là Hiệu trưởng. Trường sở quá đẹp. Giá mà ở HN thì… Tôi cùng nhiều anh em còng lưng xây dựng phòng thí nghiệm và giảng đường những năm 80 thể kỷ trước. Đó cũng là lần đầu tiên cầm được những đồng tiền lao động do nhà nước trả công để mua bia rượu, thịt về nhậu.
Tranh thủ chụp được cổng trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp cùng mấy cháu lính mới đi tập trận về.
Vòng ra Vĩnh Yên vào nhà hàng Cá Việt Trì ăn trưa. Ngon và vui! Sau đó nhiều cánh còn rủ nhau đi Thái Nguyên và Tam Đảo "họp lớp".

Ngày cuối tuần thật ý nghĩa vì về được thành phố của tuổi trẻ! Cảm ơn ban tổ chức!


(Tên bài bị sửa là "thành phố tuổi trẻ" nhưng thật ra nói "tuổi thơ" chắc vẫn không sai? Hì!).


8 nhận xét:

  1. Khg thể gọi là t/p tuổi thơ được vì lúc đó học đại học, lại phá quá như trong loạt bài viết (bên trang văn nghệ)và nhiều chuyện kể của bao nhiêu người học ĐHQS hồi đó. A.Q phải chọn từ khác thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Hồi tôi học ĐHKTQS thì khu giáo viên các khoa, khu hiệu bộ và tất tần tật chỉ là nhà lá vách đất. Sau này được biết là trường xây mới ở cây số 8 (gần quảng trường Thủ đô, nhà Quốc hội - dự kiến) nhưng do tôi không có điều kiện ngược lên Vĩnh yên nên không biết.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  3. Trường Trỗi có những anh em học k8 quân sự:
    - Khóa 5: Minh Sơn, Khánh Hoà, Tạ Minh, Phan Nam.
    - Khóa 6: Duy Đảo.
    - Khóa 7: Trịnh Hồng Hà, Thiết.
    - Khóa 8: Phan Công, Dương Quốc Khánh, Trọng Bảo, Quang Tuệ, Phạm Ngọc Thiết.

    Trả lờiXóa
  4. K8 có Dũng "dốt", sau đó không đi Tây được nên xuống học k9HV.

    Trả lờiXóa
  5. Khóa 5 còn Hoàng Sùng, k6 Đặng Hữu Phương lớp VT(con bác Đặng Hữu Khiêm), k8 còn Lê Xuân Bình, Đỗ Quang Thạch.
    Ngày ấy anh KQ dạy chúng tôi môn thu phát cả lý thuyết và thực hành, rồi đưa chúng tôi đi Thái Nguyên hướng dẫn thực tập mấy tháng trời , thời gian đủ để ông bạn Lê xuân Bình trong nhóm thực tập chúng tôi phụ đạo cho con gái ông thương binh cụt chân bán thịt chó ngay phố chùa hang thi đỗ vào đại học sư phạm việt bắc, và giúp cô thợ may một lố kim máy may đủ cho cô hành nghề cho tới lúc sinh con đẻ cái( Ông già Bình lúc đó mới hết nhiệm kỳ đại sứ tại Ytalia về nên mới có.ông bạn "ăn cắp" một ít lên nịnh đầm hay bán lại già 'rẻ" tôi cũng chả biết. Cho tới bây giờ cũng không biết tay này hồi đó có xơ múi được gì không?
    Rồi vụ cãi nhau kịch liệt chỉ vì hộp thịt thèm quá khui ra nấu cháo...
    Rất nhiều kỷ niệm về lính trỗi cả thấy và trò khi học ở đại học quân sự.
    Chuyến trở về "thành phố tuổi trẻ" thật vui và cảm động. d.đk6

    Trả lờiXóa
  6. Hôm đó Xuân Bình và Hoàng Sùng bận việc nhà nên không đi. Cám ơn Đảo đã bổ sung thêm!
    Hôm đó Minh Quang cầm mấy tác phẩm của Đảo nhưng tiếc là không đọc hết được. Với lại lính "quân sư" thì biết rồi đấy, gặp nhau là ào ào như sôi, bất kể kỷ luật. Đọc đườc 1 bài là khá lắm rồi. Ai cũng bảo không ngờ Đào Duy là nhà văn mới rộ ở độ tuổi U60!!!
    Đảo ơi, gặp cả Nguyệt già và Dục (mà anh hướng dẫn đồ án) nhưng chỉ nhớ mặt mà không nhớ tên. 30 năm rồi!
    KQ

    Trả lờiXóa
  7. Thêm Ngô Xuân Hùng k8Trỗi, học lớp Vô tuyến, mất vì tai nạn trước khi tốt nghiệp.

    Trả lờiXóa