Đã lâu không gặp bạn, tối qua Thế Hùng gọi điện mời hôm nay sang trường ĐH Nông nghiệp dùng cơm trưa với cậu cùng mấy anh em Trỗi K8. Nghĩ bụng, quái lạ ông bạn ở Hà nội lại mời ăn trưa tại Trâu quỳ?
|
Xưởng sản xuất TGV |
Đến mới biết nguyên nhân. Ông bạn có món củ cải đen được bạn bè từ Sóc trăng gửi cho, cậu làm món vịt hầm củ cải đen muốn mời bạn bè cùng thưởng thức. Quả thật khi vịt được hầm với củ cải đen thì đây đúng là món hợp cho mấy lão có bộ nhá kém. Đồng thời TH cũng muốn giới thiệu với bạn bè cơ ngơi tại đây (Viện Lúa - Đại học NNHN) đang sản xuất một loại vật liệu xây dựng rất phù hợp với người tiêu dùng Việt nam mà cậu đã nghiên cứu và ứng dụng thành công.
|
Bên chồng sản phẩm gỗ TGV |
Đa số lính Trỗi các khóa trên đã nghỉ hưu, số còn lại các khóa dưới cũng chỉ còn vài ba năm nữa là hạ cánh, nhưng với Thế Hùng hiện giờ vẫn đang là độ sung sức để làm việc. Đã vào độ U60 nhưng cậu vẫn còn say sưa nghiên cứu tìm tòi, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. Từ đề tài
biến ánh sáng thành điện năng cho đến sáng chế biến vỏ trấu thành vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Việt Nam vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Từ ngàn đời nay, hạt gạo đã gắn liền với sự phát triển của dân tộc VN. Sản phẩm do cây lúa tạo ra gồm có gạo để ăn, cám làm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm phụ là rơm rạ, vỏ trấu. Những sản phẩm chính được sử dụng ngày càng hiệu quả, không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, mà còn có giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, sản phẩm phụ ngày càng ít được sử dụng. Nông dân đốt rơm rạ ngoài đồng, đổ trấu xuống kênh rạch, vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường.
|
TGV (Trấu - Gỗ - Việt) |
Một trong số những nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả việc sử dụng trấu và rơm rạ đó là đề tài nghiên cứu sản xuất gỗ sinh thái TGV từ vỏ trấu của Viện nghiên cứu lúa - ĐHNN HN, và Viện Vật Lý - Viện KHCN VN do Thế Hùng chủ trì. Qua giới thiệu của cậu, được biết công trình bắt đầu từ năm 2006 và đến năm 2008, đề tài nghiên cứu làm gỗ từ vỏ trấu thành công. Tháng 6.2010, sản phẩm đầu tiên đã được sản xuất thành công tại Trường Đai học Nông nghiệp Hà Nội.
|
Trong ngôi nhà 2 tầng TGV |
|
Bộ bàn ghế TGV |
Thế Hùng cho biết: "
gỗ TGV có độ bền cơ lý tương đương gỗ tự nhiên, cụ thể: khả năng chịu uốn, nén, tỷ trọng cao hơn gỗ tự nhiên, không ngấm nước do đã loại bỏ được kết cấu lỗ bên trong cùng với loại keo kết dính đặc biệt. Hệ keo cũng chính là bí kíp cốt lõi trong công nghệ biến trấu thành gỗ. Đặc biệt loại keo này không dùng formandehit, do đó không làm ảnh |
Ngôi nhà nhỏ hoàn toàn dùng TGV |
hưởng tới môi trường. Nhiệt độ sử dụng của loại gỗ này từ - 400C đến + 1200C nên phù hợp với điều kiện khí hậu của các nước khác nhau như nóng ở Việt Nam, lạnh ở các nước Châu Âu. Khả năng chịu nhiệt của loại gỗ này là hơn 2000 độC trong khi gỗ thông thường khả năng chịu nhiệt chỉ khoảng 1750C, có thể dùng làm đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, mái che thay vì dùng ngói hoặc tôn, vách ngăn, các công trình ngoài trời, công trình trên biển…miễn dịch với mối mọt". Đang nghĩ đến việc sửa chữa chống nóng cho ngôi nhà của tôi, sáng nay có dịp tận mắt chứng kiến sản phẩm TGV của Hùng thì đây chính là sản phẩm đang cần cho việc cải tạo chống nóng một phần nội thất. Vật liệu TGV này vừa nhẹ, độ bền cao mà giá thành hợp lý, cộng với việc thi công không phức tạp.
Rất nể phục ông bạn, trong khi đa số cùng trang lứa đã an phận với tuổi tác thì cậu vẫn còn rất ham mê với công việc nghiên cứu tìm tòi phục vụ lợi ích xã hội.
Thêm một dịp để khám phá và hiểu thêm về một ông bạn Trỗi.
PS: Khu xưởng của TH nằm trong khuôn viên Viện nghiên cứu lúa, bên cạnh là những thửa ruộng trồng quanh năm những giống lúa mới, lúc nào cũng ngào ngạt hương lúa, không khí ở đây trong lành, bác nào có "bất mãn" với quản giáo, cậu ta sẵn lòng mở rộng cửa mời sang "thư giãn", tại đây có phòng nghỉ TVG đầy đủ chăn màn, phục vụ các bác "an dưỡng" trong thời gian "dạt vòm". Thêm nữa ông chủ còn có sản phẩm rượu ngâm củ sen rất tốt cho trị chứng mất ngủ.
Công nghệ gỗ trấu TGV Tính năng của sản phẩm TGV Thêm hình ảnh về sản phẩm TGV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét