Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Triển lãm ảnh của nhà sử học Dương Trung Quốc

Trọng Bảo Sưu tầm
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/e2809cmetropolee2809d-khong-phe1baa3i-la-khach-se1baa1n-ra-de1bb9di-se1bb9bm-nhe1baa5t-nhc6b0ng-che1baafc-che1baafn-la-khach-se1baa1n-co-truye1bb81n-the1bb91ng-la.jpg
Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).


http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/cay-trong-bach-the1baa3o.jpg
 Sài Gòn, chỉ một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, viên Phó đô đốc thực dân Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập một Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10/6/1863. Còn ở Hà Nội, một khu vườn tương tự được khởi công vào năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/vuon-bach-thao-1.jpg
Ban đầu nó chỉ là một vườn thí nghiệm, được trao cho một viên dược sĩ hải quân biệt phái về Sở Nông lâm để nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài, nhất là từ các thuộc địa châu Phi qua để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt Dần dà cùng với các giống cây, ngày một phong phú là một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng
nhiều loại chim muông nên vườn còn đựoc gọi là Bách Thú.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/de1bb81n-hang-hoa.jpg 
Đền hàng hoa
Ban đầu, khu vườn cây trồng và nuôi chim thú này chỉ là một cảnh quan hỗ trợ cho không gian của Phủ Toàn quyền Đông Dương, trên đất của các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp và Khán Xuân.
Không gian này bao lấy môt gò núi đất
nhỏ mà dân vẫn quen gọi là Núi Nùng, nhưng tên dân gian của nó là Núi Sưa vì trên đó mọc nhiều loại cây này. Trên lưng núi, lại có đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế, tương truyền là người giúp nhà Lý đánh giặc phương Nam, nên được phong làm thành hoàng của mấy làng trong khu vực. Ngay chân núi lại có mấy hồ nước hơn hẳn vườn ở Sài Gòn. Ở đây từng có một ngôi “đền Hàng Hoa” rất đẹp

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/vui-nhe1baa5t-la-che1bba3-de1bb93ng-xuan.jpg
“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân
Thức gì cũng có xa gần bán mua”
Câu ca dao này hẳn ra đời muộn hơn năm 1888 là thời điểm chính quyền Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố “nhượng địa” và ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/che1bba3-de1bb93ng-xuan-dc6b0e1bba3c-le1baafp-de1bab7t-be1bab1ng-khung-thep-va-le1bba3p-mai-ton1.jpg 
Chợ Đồng Xuân được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/cot-dong-ho-de1bab7t-tren-cai-ce1bb99t-gang-te1bbb1a-nhc6b0-nhe1bbafng-ce1bb99t-den-kha-phe1bb95-bie1babfn-dc6b0c6a1ng-the1bb9di.jpg
Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một cái đặt chơ vơ giữa khoảng không gian rộng, trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương
thời.

Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng
trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/dien-kinh-thien-cong-trinh-phong-the1bba7-ce1bba7a-de1bb99i-quan-chie1babfm-dong1.jpg
Một góc điện Kính thiên-Công trình phòng thủ của quân Pháp
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/duong-bo-song-khong-co-de.jpg
Những nhịp cầu rất đặc trưng in trên nền trời giúp chúng ta dễ dàng định vị được con đường được chụp trên tấm ảnh này. Người Pháp gọi chung con đường chạy dọc bờ sông Hồng này là “Quai de Commerce” (Kè Thương mại). Hãy để ý lúc này chưa có đê dọc Sông Hồng
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/hang-dao.jpg
Phố hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/die1bb83m-re1babd-ce1bba7a-2-tuye1babfn-xe-die1bb87n-me1bb99t-di-the1bab3ng-vao-hang-dao-di-tie1babfp-te1bb9bi-che1bba3-de1bb93ng-xuan-me1bb99t-re1babd-trai-th.jpg 
Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo
phố Hàng Gai lên Cửa Nam

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/ma-may-xc6b0a-kia-la-2-phe1bb91-ve1bb9bi-hai-de1bab7c-trc6b0ng-hang-nghe1bb81-la-hang-may-e1bb9f-doe1baa1n-ge1baa7n-hang-bue1bb93m-va-hang-ma-vi-e1bb9f-doe1baa1n-sat.jpg
Mã Mây xưa kia là 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/ngc6b0e1bb9di-phap-ge1bb8di-phe1bb91-nay-la-phe1bb91-quan-ce1bb9d-den.jpg
Người Pháp
gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng trú quân tại đây.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/nha-the1bb9d-le1bb9bn-ha-ne1bb99i-khanh-thanh-vao-nam-1887.jpg 
Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/ve1baabn-con-nguyen-ve1bab9n-cho-te1bb9bi-te1baadn-ngay-hom-nay.jpg 
Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như
diện mạo ngày nay và được khánh thành ngày 23/12/1887, một ngày trước dịp Thiên Chúa giáng sinh.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/pho-cau-go-khu-dich-ve1bba5-ha-thanh-xua.jpg
Phố Cầu Gỗ rất gần Hồ Gươm nhưng bị khuất bởi một dẫy phố nằm kế bên Hồ, có một lối thông sang hồ cũng được coi là một phố (phố Hoàn Kiếm) và đó chính là vị trí của một chiếc cầu làm bằng gỗ bắc qua một con lạch nối Hồ Hoàn Kiếm với một hồ nước không nhỏ có tên là “Thái Cực”,
sau khi bị lấp đã trở thành không gian của các phố nằm phía sau dẫy nhà lẻ của phố Hàng Đào (khu vực nay là chợ Hàng Bè).

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/quan-ca-phe-mang-ten-kinh-do-phap.jpg
Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh và được một khách hàng sử dụng.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/ve1bb8b-tri-nha-ga-nhe1bab1m-c6b0u-tien-se1bb91-dong-khach-cung-hang-hoa.jpg 
Cầu Doumer, nay gọi là Cầu Long Biên khai thông từ năm 1902. Nhưng thưở đầu, mối quan tâm của nhà đầu tư chưa phải ưu tiên giành cho Hà Nội mà tuyến đường sắt chạy từ Cảng Hải Phòng chỉ vượt con Sông Cái (hay Sông Hồng) để đi thẳng lên Vân Nam xâm nhập vào thị trường vùng Tây Nam của cái quốc gia khổng lồ mà tất cả các đế quốc Âu
Tây đang mong ước đựợc dự “bữa cỗ Trung Hoa”.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/ga-de1baa7u-ce1baa7u-tuy-nhe1bb8f-nhc6b0ng-de1bab9p-va-tie1bb87n-le1bba3i-cho-khach-nhe1bb9d-co-2-le1bb91i-len.jpg
Ga Đầu Cầu tuy nhỏ nhưng đẹp và tiện lợi cho khách nhờ có 2 lối lên

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/te1baa1i-phe1bb91-nguye1bb85n-xi-co-me1bb99t-cai-ce1bb95ng-nhe1bb8f-di-vao-me1bb99t-re1baa1p-chie1babfu-phim-le1baa5y-ten-la-palace.jpg 
Tại Hotel Grand Café đã có những buổi chiếu bóng đầu tiên rồi dần dần mới ra rạp chuyên cinéma.Bộ phim đầu tiên có tên là “Thần Cọp” và được trình chiếu vào 8/1920.Tại phố Nguyễn Xí, có một cái cổng nhỏ đi vào một rạp chiếu phim lấy tên là Palace

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/re1baa1p-pathe-ne1bab1m-e1bb9f-khu-de1baa5t-tre1bb91ng-ce1baa1nh-de1bb81n-ba-kie1bb87u-trc6b0e1bb9bc-me1bab7t-de1bb81n-nge1bb8dc-sc6a1n.jpg 
Nếu như rạp chiếu bóng lớn nhất và cũng tồn tại tương đối lâu bền nhất là Rạp Palace trên đường Paul Bert (nay là rạp Công nhân trên phố Tràng Tiền), chuyên chiếu các bộ phim do Hãng Gaumont sản xuất, thì sau đó không lâu, một rạp chuyên chiếu phim của Hãng Pathé cũng xuất hiện tại khu đất trống bên cạnh đền Bà Kiệu, trước cửa đền Ngọc Sơn.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/toan-canh-truong-nu-sinh-dong-khanh.jpg 
Năm 1918, Trường nữ Sư phạm Hà Nội được thành lập, lúc đầu học ở Hàng Vôi sau chuyển ra Lò Đúc. Năm 1925, trường đổi
thành Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú). Địa điểm này bị Tây lấy làm Trường Nữ Trung học Pháp, đổi lại cho xây Trường Nữ Trung học Việt Nam ở phố Hàng Bài.Nay là trường THCS Trưng Vương

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/thap-nc6b0e1bb9bc-ha-ne1bb99i.jpg 
Tại ngã sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công trình xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.
Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.
Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có lẽ do trục
đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổ là nơi đóng binh và đầu não bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi đây là “tháp nước Hàng Đậu”.
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/pho-hang-chieu.jpg
Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn đã xác định “Phố Đông Hà bán chiếu trơn”. Đông Hà là tên gọi cái
cửa ô mà con đường này từ trong phố đi ra sông Hồng, cái cửa ô này dân thường gọi quen hơn là Ô Quan Chưởng. Đúng là thời xa xưa ở đây có bán chiếu cói nên người Pháp cũng từng định danh là “Rue des Nattes en joncs” ( Phố chiếu cói)

“Hàng Chiếu” có lẽ là cách định danh đúng hơn cả nếu so với 2 cái tên đã từng có, một do Tây đặt là “Jean Dupuis” và một theo cách gọi của dân là “Phố Mới”.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/phe1bb91-hang-ngang-xc6b0a.jpg 
Cho đến nay cái từ “Ngang” của phố Hàng Ngang vẫn là một câu hỏi
về ngữ nghĩa vì nó không phải là một sản vật như các “hàng” khác (như “Hàng Đường, Hàng bạc, Hàng Muối trắng tinh”).

Có nhà nghiên cứu liên tưởng đến một địa danh khác của Hà Nội là phố “Đình Ngang” vốn là con đường cửa
ngõ đi vào trong thành qua cửa phía Tây Nam, vì thế có một cái đình được dựng ngang đường cho một đám quan quân đồn trú để tiện bề kiểm soát người qua lại.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/phe1bb91-hang-dc6b0e1bb9dng-xc6b0a.jpg
Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông, khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch hồi chưa bị lấp chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra sông Hồng đoạn cuối Mã Mây.
Cũng vì có cây cầu
đó mà không gian cận ảnh của tấm hình này xưa kia chính là Chợ Cầu Đông. Sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu – là điểm giao với con đường khá quan trọng từ Cầu Sông Cái đi vào khu Thành cổ – nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường để lập ra cái chợ to và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/san-quan-ngua.jpg
Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua
ngựa…

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/te1baa5m-bc6b0u-e1baa3nh-de1bb8bnh-ve1bb8b-khong-gian-va-the1bb9di-gian-ce1bba7a-be1baafc-ke1bbb3-de1baa5u-xe1baa3o-ha-ne1bb99i-1902e2809d.jpg
Nếu bạn đến rạp xiếc Hà Nội hiện đặt tại khu vực Công viên Thống nhất, bạn có thấy một đôi tượng sư tử bằng đồng rất đẹp. Đó chính là dấu tích còn lại duy nhất (!?) của một công trình kiến trúc rất đẹp mà thoạt nhìn nhiều người ngỡ tưởng nó ở xứ sở xa xôi nào đó bên châu Âu.

Toà nhà do kiến trúc sư Bussy thiết kế . Còn cuộc Đấu xảo năm 1902 được khánh thành vào ngày 16-11-1902.Toà kiến trúc đã biến mất sau trận ném bom của máy bay Đồng Minh (Mỹ) vào thời kỳ phát xít Nhật đang chiếm đóng nước ta trong thời Đê nhị Thế chiến. Hai bức tượng đồng là phần duy nhất không bị bom đạn huỷ
hoại

Các cuộc “đấu xảo” được tổ chức tại Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX, nhưng cuộc “Đấu Xảo-1902” được coi là đặc săc nhất không chỉ là sự kiện diễn ra vào đầu thế kỷ mới (XX) mà năm đó còn diễn ra một sự kiên trọng
đại là khánh thành chiếc cầu thép khổng lồ bắc qua sông Hồng nối đường xe lửa từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lên phía bắc để tới vùng Vân Nam của Trung Quốc

http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/truong-be1baa3o-he1bb99-nay-la-chu-van-an.jpg 
Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. 
http://quechoablog.files.wordpress.com/2010/01/tc6b0e1bba3ng-cong-ly-thc6b0e1bb9dng-dc6b0e1bba3c-dan-gian-ge1bb8di-la-tc6b0e1bba3ng-ba-de1baa7m-xoe.jpg 
Nhiều người nhìn tấm ảnh này đều dễ dàng nhận ra bức tượng “Nữ thần Tự do” đã quá quen thuộc, sừng sững ở cửa ngõ TP New York của Hoa Kỳ… Bức tượng trong ảnh này đúng là Tượng nữ thần Tự do, nhưng rõ ràng là nó nhỏ hơn, lại nằm trên một đường phố của Hà Nội.

Với những người từng sống ở Hà Nội trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) thì vẫn có cơ hội trông thấy bức tượng này, được dựng tại Vườn hoa Neyret (nay là Cửa Nam) ngay đầu phố Hàng Bông và nhìn sang đường Cấm Chỉ.

Tượng Công lý, thường được dân gian gọi là tượng Bà Đầm Xòe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét