Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008

Cái tai & văn hóa nghe

Tiếp theo bài “Học đứng và học đi”. Trong cuộc sống, có những việc thật đơn giản, bởi từ xưa đến nay, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đã là như vậy. Trẻ em từ ba tháng tuổi đã biết “hóng chuyện” tức là đã biết nghe… Tạo hóa sinh ra đôi tai là để nghe, vậy thì có điều gì đáng bàn. Nhưng sau những lời bàn có vẻ “tầm phào” của bài viết dưới đây có ẩn chứa những điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

Người lành mạnh, người bình thường: nghe bằng hai tai. Người có đủ hai tai lành lặn, nhưng chỉ có một tai làm việc, dân gian gọi là người chuyên trị... "nghe một tai". Cái tai "chuyên môn hóa" ấy, chỉ rặt nghe các "đệ tử ruột", không nghe ai khác, không nghe ý kiến khác ngoài ý kiến tâng bốc ca ngợi mình!
"Trung ngôn, nghịch nhĩ" - Những lời nói thẳng làm nhiều "sếp" nghe "không lọt lỗ tai"!

Nghe chưa ra đầu ra đuôi gì đã... "phán", là người "nghe chưa thủng lỗ tai"!

Người sợ liên lụy trách nhiệm thì dù thiên hạ nói gì cũng... ngô nghê giả điếc!

Cũng có người bị gọi là "tai lành mà điếc", mặc dù anh ta chẳng... điếc chút nào cả. Đó là loại người thích sống "tròn vo" không đụng chạm đến ai hoặc có tính tầm phào; nghe đấy mà đâu có nghe? Đầu óc còn để tận đâu đâu!

"Nghe" cho có nghe, "nghe" mà chả nghe gì cả, "nghe đâu bỏ đấy"... là những cách "nghe" của không ít quan chức làm công tác "tiếp dân", mắc bệnh lãnh cảm!

Kẻ thích "đưa chuyện làm quà", thường hay "nghe hơi nồi chõ", lê la "buôn chuyện" khắp nơi, được người thời nay gọi là ... "buôn dưa lê"!

Dự "hội thảo khoa học" mà có người mặt cứ ngây ra như mặt trẻ con đang… chẳng hiểu "mô tê" gì cả, thì có khác chi... "vịt nghe sấm"!

Mấy anh chàng có tính hão huyền, thường hay "nằm mộng nghe kèn"!

Đem tâm sự nói với người vô tâm, kém hiểu biết thì chẳng khác gì đem "đàn gẩy tai trâu", thà "vạch đầu gối ra mà nói", còn hơn!

Kẻ "lười chẩy thây" thường "điếc tai làm, sáng tai họ"!

Người thô lỗ thì nói cứ như... "đấm vào tai" người nghe! Hiền như Bụt cũng phát tức. Kẻ khôn khéo bao giờ cũng nhẹ nhàng "nói ngon nói ngọt", nói như "rót mật vào tai". Đặc biệt, nếu dùng cách nói này với "sếp", thì dễ đưa "sếp"... lên mây lắm. Rồi thì muốn gì, "sếp" cũng… "chiều", lúc ấy nếu có đề nghị "sếp" ký giấy bán... cầu Long Biên, chắc "sếp" cũng ký! (Bởi xưa có câu: "nói ngon nói ngọt, lọt đến xương" mà!...

Lại có kẻ tai luôn vểnh lên nghe ngóng chuyện người khác, đấy là tai của kẻ hay "kiếm chuyện làm quà"! Loại người này khi đã bị "vạch mặt chỉ tên" thì dễ "cụp tai" lại như "chó cụp đuôi" thôi!

"Trên bảo, dưới không nghe" vốn là căn bệnh dễ mắc phải của đấng mày râu; nhưng thời nay, cụm từ ấy còn được dùng để ám chỉ cảnh kỷ cương không nghiêm, cảnh "cá mè một lứa", không ai bảo được ai; hoặc cũng để nói về tình trạng "người trên ở chẳng chính ngôi, để cho người dưới chúng tôi hỗn hào", như dân gian thường nói.

Thế đấy! Có đôi tai lành lặn để nghe, nhưng nghe như thế nào và ứng xử ra sao để thể thể hiện là người có “văn hóa nghe” quả thật không đơn giản chút nào!

Sưu tầm

9 nhận xét:

  1. - Chắc là 1 bậc Học Giả viết
    - Chưa nhất trí chỗ này: "Kẻ khôn khéo bao giờ cũng nhẹ nhàng "nói ngon nói ngọt" - đó là kẻ Gian Manh và có nhiều kẻ Gian Manh khác lại k Nhẹ Nhàng, vì chúng Ngu hơn
    - a TGQ có nhắc đến 1 câu thơ về NGHE:

    " Muốn Nghe cho rõ cho tinh
    Phải mang tim óc của mình mà Nghe"

    Trả lờiXóa
  2. "Nghề nịnh" cao cấp bây giờ ko khen sếp, mà phải thẳng thắn "phê". Ví dụ như : Sếp có khuyết điểm rất nghiêm trọng cần phải sửa chữa ngay, đó là không chịu chăm sóc đến sức khỏe của bản thân, suốt ngày chỉ lo lắng đến ae. Nếu lỡ bị bệnh thì thật là thiệt hại lớn cho cơ quan, cho nhà nước !

    HMK6

    Trả lờiXóa
  3. Bình loạn,đương nhiên có tai thì phải nghe.Có nghe thì phải biết phân biệt.Nhưng có nhiều kiểu phân biệt:kiểu người có nhân cách,kiểu nghe rồi ngó lơ...Xưa BÁC dạy :...Các chú (quan chức) phải là đày tớ của dân...Nay thì ai cũng muốn làm đày tớ của dân hết.Nghe được lời trung trực cũng khó lắm thay!

    Trả lờiXóa
  4. Sẽ có bài "đầy tớ" của dân để các bác "bình loạn"...

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã từng được 1 anh cán bộ Tổ chức lớn tuổi, cấp cao, có thâm niên lâu năm trong "nghề" (thời bao cấp) hết sức chân tình giảng dạy cho tôi : cậu làm tổ chức thì có tai phải như điếc, có mắt phải như mù, có miệng phải như câm...
    Oh, hóa ra tụi nó đều là người khuyết tật cả !

    HMK6

    Trả lờiXóa
  6. Đụng cái đề tài này dễ lan sang Chính Trị lắm, mất vui, nhưg knói thì tức, dường như ae ta ai cũng vướng 1cái CỤC như nhau: muốn có Địa Vị, Lợi Lộc thì fải Giả Dối, Chà Đạp...rất may là gần đây đã có chỗ cho nhữg người không-chịu-khuất-fục có thể Vươn Lên, tuy rằng cánh cửa chưa rộng như ta mong muốn
    Ngược lại, cũng có người kém may mắn, Bất Tài, Lười Biếng...dùng cái đó để Lý Giải cho Thất Bại
    Có ô đã từng giống như ô "cán bộ Tổ chức" của a HMK6, bị Cuộc Chơi hất văng ra, giờ "đứng về fe Quần Chúng" - cho nó 1 cái chức nho nhỏ là nó lại thành Chó Săn ngay !

    Trả lờiXóa
  7. Hà mèo này, 'nghề nịnh' của thiên hạ giờ lên đến tuyệt đỉnh công phu rồi. Cái cách người ta phê bình sếp làm mình nhớ tới câu " Không nên đánh...sếp dù chỉ bằng một cành hoa".
    TM

    Trả lờiXóa
  8. "nghề nịnh" còn có 1 mỹ từ nữa là "Nâng Bi" - yêu cầu của nghề này là fải nhanh nhảu Nâng ngay, k thèg khác Nâng trước, bởi vậy mới có chụyn Cười méo miệng: Xếp đọc lại bài của người ta thì nó nhảy vào khen "Xếp viết hay wá !"

    Trả lờiXóa
  9. Ồ,chẳng lẽ các pác quên lời của bậc thánh hiền:"Ngậm miệng ăn T...iền".

    Trả lờiXóa