Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Hồi phổ thông, học sinh truyền khẩu cho nhau bài thơ “Tây tiến” (một bài thơ không được phổ biến vào thời đó) và vì thế, tam sao thất bản. Hơn chục năm gần đây, bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông. Nay tôi chép lại bài thơ này vì lí do: Vừ mới rồi, Tỉnh Hòa bình làm lễ đặt tên một con đường ở thành phố Hòa bình là đường “Tây tiến”, các cựu chiến binh “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc” đã lên thăm và cùng gắn bảng tên đường. Các cụ đã cùng nhau ôn lại kỉ niệm của một “thời Tây tiến” và đã “ngâm” bài thơ “Tât tiến” của Quang Dũng.



Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi



Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi



Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người



Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi



Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ



Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa



Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm



Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành



Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

20 nhận xét:

  1. Chẳng hiểu tại sao dòng chữ nghiêng nó lại to tướng như vậy? Út có thể cho nó be bé đi một tị không?
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  2. Ô, nhanh thế. Rõ thực là "khoa học kĩ thuật là khâu then chốt". Cám ơn Út.

    Vô phép phân tích bài thơ:
    Tác giả QuangDũng là người trong cuộc, đã nói lên được tâm trạng của người lính thành phố khi lên vùng núi rừng. Nhưng vì ông không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nên về mặt kĩ thuật có chỗ trúc trắc: "dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm" - toàn là vần trắc, chỉ cần đọc là đã leo dốc rồi. Nhưng cũng vì những chỗ như vậy, nó mới là thơ của lính (chứ không phải thơ của nhà học thuật).
    Góp vài lời cho vui.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  3. Bác HCQuang ơi! Sao bác ko "phân tích "câu thơ" :
    "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
    để nhớ xem hồi qua biên giới đi với Trường bác có " dáng kiều thơm" nào ko?

    Trả lờiXóa
  4. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
    _ Lính nhớ nhà phải không anh Quang. Năm 1973 một đồng đội em chết sôt rét, trước khi chết anh ấy cũng trừng mắt như thế nhìn lên bầu trời.

    Trả lờiXóa
  5. @Anh Chí: Anh giải thích dùm được không? Sao lại là "Tây tiến"? Bộ đội ta đi sang Lào à? Mà sao "đoàn binh" lại "không mọc tóc"?

    Trả lờiXóa
  6. À đúng là sang Lào, "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

    Trả lờiXóa
  7. @hoabinh: "Tây tiến đoàn binh không mọc tóc"

    Thứ nhất: lính thời đó bị sốt rét phải uống ký ninh, mà uống nhiều thì tóc rụng hết.
    Ngòai ra chấy rận, ghẻ lở... đòi hỏi làm vệ sinh thân thể mà gọn nhất là cạo đầu.

    Tôi trãi qua cảnh này năm 1976, khi làm đường sắt Thống Nhất vùng Bình Thuận.

    4 SG

    Trả lờiXóa
  8. 4SG:Nhưng ông là Nam tiến.

    Trả lờiXóa
  9. Tây Tiến được giảng trong môn văn phổ thông. Chỉ cần tra google "tây tiến" sẽ ra bao nhiêu là bình giảng.

    Trả lờiXóa
  10. Chào mèo con.
    "đoàn binh không mọc tóc" có 2 nghĩa:
    1/ Theo lời ông cựu Trung đoàn trưởng Tây tiến thì lính ta cạo đầu láng o sư cọ.
    2/ QuangDũng và hầu hết lính binh đoàn Tây tiến là dân thành phần "tiểu tư sản thành thị", mơ mộng lắm chứ không "lập trường" như cái anh thành phần bần cố. Theo ý riêng của anh thì ảnh cảm thấy binh đoàn Tây tiến rất hùng dũng và thật chuyên nghiệp, y như 1 binh đoàn nhà nghề nào đó trên thế giới.
    Mà đã nhà nghề thì về hình thức cũng phải có cái khác biệt với anh địa phương quân, trong đó:
    Như đám lính nhà nghề thời đế quốc Ốttôman tuyền là dân đầu sẹo chi chít (bị địch chém, bị phe ta chém nhân ngày "khai trương"), tóc không mọc nổi.
    Tuy nhiên, đó là ý cá nhân thôi chứ anh chưa gặp QuangDũng.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  11. Mèo con.
    Cách đây gần 30 năm anh có tới Huyện Sông mã (Sơn la), tới bên bờ sông Mã, ghềnh đá gầm gào (có lẽ là nơi xuất phát sang Lào của Tây tiến), chỉ vì câu thơ "sông Mã gầm lên khúc độc hành". Cứ lanh quanh ở đó, chả quen ai, chả ai thèm hỏi han mình, chả có hàng quán, rồi lót dạ mấy củ sắn luộc. Tới xế chiều quay về thị xã Sơn la. Có lẽ anh mơ mộng quá, nay tả mai hữu chứ không lập trường như cái anh thành phần cơ bản.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  12. Khắc Việt.
    "mắt trừng gửi mộng qua biên giới" nghe mà đau xót cho cho anh lính nơi đất khách quê người.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  13. @anh HCQ: Bao nhiêu người mê bài thơ:"Tây tiến" cũng nhờ câu "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" như anh đấy (tính cả em)

    Trả lờiXóa
  14. Chinh vi cai dau troc ay ma linh Tay khong the nam duoc toc cua quan Tay Tien.
    KQ

    Trả lờiXóa
  15. ST đựoc xuất sứ của bài "Tây tiến" để bác nào quên thì xem nhé.
    Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng “họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm”[1]. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binh đoàn Tây Tiến chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, mà sau này ông cho đổi tên là Tây Tiến.
    Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.
    Tác giả đã chia bài thơ làm 4 đoạn tương ứng với những hình ảnh và ý tưởng chính:
    1.Bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ (tương ứng với đoạn 1 và 2, tức từ câu 1 cho đến câu 22).
    2. Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và đi sâu vào những kỉ niệm của tình quân dân thắm thiết (tương ứng với đoạn 3 tức từ câu 23 cho đến câu 30).
    3. Nhắc lại và nhấn mạnh nỗi nhớ (4 câu cuối).
    Có vài câu thơ trước đây như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá...và đặc biệt nhất ở câu: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, thường bị phê phán là miêu tả người lính với những nét không bình thường, xa lạ (lãng mạn tiểu tư sản)...thực ra, Quang Dũng muốn nói lên nỗi gian khổ (nhưng vẫn dữ oai hùm), bộc lộ rõ bản chất của những thanh niên Hà Nội với phong cách tài hoa lãng mạn và những điều ấy, không hề làm hạn chế hoặc giảm đi nhiệt tình của tuổi trẻ khi đi vào cuộc sống chiến đấu lắm gian lao...
    Hay ở câu Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Quang Dũng cũng không ngần ngại nói đến cái chết ở nơi chiến trường, nhưng ngay sau đó là câu: "Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh", đã khẳng định một phương châm sống, một triết lý sống của tuổi trẻ.
    Nói khác hơn, nhà thơ nói đến cái “dãi dầu”, cái bệnh, cái chết...nhưng không hề gây cảm giác bi lụy, tang thương...

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn anh Chí và TrMK7, bây chừ thì HB hiểu rồi.

    Trả lờiXóa
  17. @Anh Chí: hình như sông Mã có dòng chảy mãnh liệt hơn sông Hồng? Em không nhớ cụ thể nhưng trong tâm trí em, những gì đọng lại qua các bài viết, bài thơ, tiểu thuyết, đài báo,v.v... thì dòng sông Mã hùng dũng vô cùng. Có lần mấy anh chị em nhà em đi chơi thăm thành nhà Hồ, rồi đến suối cá tiên. Phải đi qua phà qua sông Mã. Cảnh rất đẹp, đúng là dòng sông nước chảy mạnh mẽ hơn, không lững lờ như sông Hồng (đoạn qua Hà Nội).

    Trả lờiXóa
  18. Mèo con.
    Thì anh đã đứng bên bờ sông Mã ở huyện Sông mã rồi. Lòng sông tuy hẹp nhưng mạnh mẽ. Anh ngồi đó, lặng nghe tiếng gần lên khúc độc hành của "dòng sông binh đoàn Tây tiến".
    Đó là hồi anh ở Sơn la gần 1 năm. Cứ khi mặt trời vừa buông rơi, anh leo lên đồi dõi tầm mắt về phía xa xa, gần như vô thức, anh "nghe" văng vẳng bài hát:
    Chiều chiều dừng chân đỉnh non suờn núi,
    Ngó trông xa xa tận phía chân trời.
    Ai buông tay hái ngó nhìn trời cao,
    Nón nghiêng ngiêng chào thắt lưng hoa đào,
    Vờn bay trong gió...
    Hay thế không biết, chỉ có thể đã ở Tây bắc mới sáng tác được bài Tây bắc đến như thế.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  19. Bác HCQ tâm hồn có cảm xúc quá!

    Trả lờiXóa
  20. Ối giời, hôm nay em mới lại vào đây. Anh Chí nhà ta lãng mạn đáo để!

    Trả lờiXóa