Con người ta có tay phải và tay trái, mỗi bàn tay lại có mặt phải và trái. Trong con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác. Như vậy 2 mặt của một chủ thể luôn tồn tại song song 2 hình thức đối kháng, luôn tự mâu thuẫn, luôn đấu tranh để tồn tại. Khi nào cái tốt, cái thiện, cái tích cực mạnh thì chủ thể phát triển, còn ngược lại thì kìm hãm, thậm chí làm chết dần chết mòn chủ thể.
Xã hội cũng như một cơ thể con người, luôn có người tốt và kẻ xấu, luôn có đám người xấu, đám người tốt. Trong khi đại đa số cần cù, chăm chỉ lao động với năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; thì vẫn có những kẻ lười biếng, luôn tìm cách ăn cắp thành quả lao động của người khác, làm thất thoát tài sản của nhân dân. Những ngày gần đây trên mặt báo liên tiếp đưa tin những vụ biển thủ tiền công quĩ, các vụ thất thoát hàng nghìn tỷ, v.v... Nghe thật là buồn!
Người ta đi tìm nguyên nhân, thậm chí có cả những chuyên đề nghiên cứu của TW Đảng, của các trường, viện… Có người đã đổ tội cho bệnh tham nhũng. Ấy vậy anh bạn tôi thì lại nói hơi khác: hậu quả xấu trên không phải do tham nhũng mà do BỆNH QUAN LIÊU.
Thế nào gọi là quan liêu? Theo Tự điển tiếng Việt thì “quan liêu” là sự điều hành xã hội của bộ máy quan lại phong kiến không đi sâu đi sát, chỉ dựa vào báo cáo thiếu trung thực của bộ máy quan lại chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương.
Nghĩa là quan trên không cần đi xuống địa phương kiểm tra mà chỉ cần ngồi ở nhà uống rượu và nắm tình hình qua những báo cáo. Quan trung ương đã vậy thì quan địa phương cũng y hệt (có thể chỉ kém chút xíu!). Ai cũng thích đẹp, cũng thích nịnh, ngại nghe điều xấu nên mọi báo cáo không từ thực tế là báo cáo láo. Để báo cáo láo được thông qua thì bao giờ quan cấp dưới cũng gửi kèm theo “dầu bôi trơn”, đó chính là tiền. Tiền được dùng để “bôi trơn” các cửa rồi mới tới tay quan trên. Vậy nên không chỉ có quan mới ăn tiền mà lính gác cửa cũng ăn. Rõ ràng nguyên nhân của ăn tiền, của tham nhũng chính là do quan liêu.
Tham lam là một thuộc tính của con người. Ngẫm kĩ mới thấy, con trẻ đẻ ra đã tham lam, được bú mẹ no rồi còn muốn no thêm, bú nhiều thậm chí bị sặc sữa. Lớn lên khi biết làm ra tiền rồi lại muốn có nhiều hơn, giầu hơn. Rõ ràng thuộc tính tham lam là vốn có. Nhưng không bằng hai bàn tay, khối óc để làm ra tiền mà lại bằng mọi thủ đoạn để mà có tiền thì lại là một phạm trù mới. Cái thiện trong con người ta không tự nhiên mà có, phải rèn luyện thường xuyên, không ngừng mới thành. Thậm chí thiện rồi tốt rồi, là anh hùng rồi nhưng không kiểm sóat được mình lại để mất, (như Dương Minh Ngọc trong vụ Năm Cam chẳng hạn). Huống hồ…!
Quan trên, bình thường nói chung là tốt, nhưng chỉ vì quan liêu không đi sâu đi sát, chỉ nghe báo cáo viết thật hay, nghe thật kêu của cấp dưới. Rồi từ anh ta lại có những bản báo cáo hay hơn gửi lên cấp cao hơn. Vậy là bệnh quan liêu trở thành phổ biến từ dưới lên trên. Biết quan không bao giờ đi thị sát, muốn báo cáo được “pass” thì cấp dưới luôn kèm theo “đồ bôi trơn”; để trước là cho qua báo cáo, sau là nhận được tiền. Thế là cấp trên lại OK.
Chả vậy mà nhiều con đường, nhiếu cầu cống, nhiều nhà máy… được cắt băng khánh thành vượt kế hoạch, sớm đưa công trình vào sử dụng. Trong lễ mừng công nổ pháo rõ to kèm theo bản báo cáo nghe thật kêu. Báo chí rùm beng. Nhưng chỉ ít ngày sau, những khiếm khuyết của công trình bắt đầu lộ ra. Dân tình kêu ca. Thanh tra vào cuộc, phát hiện ra đã bị ăn cắp đến 30-40% tổng dự toán công trình. Rồi có kết luận: đụng đến đâu là có vấn đề ở đấy?
Vậy, ta phải chống quan liêu, còn tham nhũng chẳng qua chỉ là dầu “bôi trơn” cho bộ máy quan liêu mà thôi. Ngẫm một hồi mới thấy hình như lí luận này xem ra có vẻ có lí!???
Xã hội cũng như một cơ thể con người, luôn có người tốt và kẻ xấu, luôn có đám người xấu, đám người tốt. Trong khi đại đa số cần cù, chăm chỉ lao động với năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; thì vẫn có những kẻ lười biếng, luôn tìm cách ăn cắp thành quả lao động của người khác, làm thất thoát tài sản của nhân dân. Những ngày gần đây trên mặt báo liên tiếp đưa tin những vụ biển thủ tiền công quĩ, các vụ thất thoát hàng nghìn tỷ, v.v... Nghe thật là buồn!
Người ta đi tìm nguyên nhân, thậm chí có cả những chuyên đề nghiên cứu của TW Đảng, của các trường, viện… Có người đã đổ tội cho bệnh tham nhũng. Ấy vậy anh bạn tôi thì lại nói hơi khác: hậu quả xấu trên không phải do tham nhũng mà do BỆNH QUAN LIÊU.
Thế nào gọi là quan liêu? Theo Tự điển tiếng Việt thì “quan liêu” là sự điều hành xã hội của bộ máy quan lại phong kiến không đi sâu đi sát, chỉ dựa vào báo cáo thiếu trung thực của bộ máy quan lại chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương.
Nghĩa là quan trên không cần đi xuống địa phương kiểm tra mà chỉ cần ngồi ở nhà uống rượu và nắm tình hình qua những báo cáo. Quan trung ương đã vậy thì quan địa phương cũng y hệt (có thể chỉ kém chút xíu!). Ai cũng thích đẹp, cũng thích nịnh, ngại nghe điều xấu nên mọi báo cáo không từ thực tế là báo cáo láo. Để báo cáo láo được thông qua thì bao giờ quan cấp dưới cũng gửi kèm theo “dầu bôi trơn”, đó chính là tiền. Tiền được dùng để “bôi trơn” các cửa rồi mới tới tay quan trên. Vậy nên không chỉ có quan mới ăn tiền mà lính gác cửa cũng ăn. Rõ ràng nguyên nhân của ăn tiền, của tham nhũng chính là do quan liêu.
Tham lam là một thuộc tính của con người. Ngẫm kĩ mới thấy, con trẻ đẻ ra đã tham lam, được bú mẹ no rồi còn muốn no thêm, bú nhiều thậm chí bị sặc sữa. Lớn lên khi biết làm ra tiền rồi lại muốn có nhiều hơn, giầu hơn. Rõ ràng thuộc tính tham lam là vốn có. Nhưng không bằng hai bàn tay, khối óc để làm ra tiền mà lại bằng mọi thủ đoạn để mà có tiền thì lại là một phạm trù mới. Cái thiện trong con người ta không tự nhiên mà có, phải rèn luyện thường xuyên, không ngừng mới thành. Thậm chí thiện rồi tốt rồi, là anh hùng rồi nhưng không kiểm sóat được mình lại để mất, (như Dương Minh Ngọc trong vụ Năm Cam chẳng hạn). Huống hồ…!
Quan trên, bình thường nói chung là tốt, nhưng chỉ vì quan liêu không đi sâu đi sát, chỉ nghe báo cáo viết thật hay, nghe thật kêu của cấp dưới. Rồi từ anh ta lại có những bản báo cáo hay hơn gửi lên cấp cao hơn. Vậy là bệnh quan liêu trở thành phổ biến từ dưới lên trên. Biết quan không bao giờ đi thị sát, muốn báo cáo được “pass” thì cấp dưới luôn kèm theo “đồ bôi trơn”; để trước là cho qua báo cáo, sau là nhận được tiền. Thế là cấp trên lại OK.
Chả vậy mà nhiều con đường, nhiếu cầu cống, nhiều nhà máy… được cắt băng khánh thành vượt kế hoạch, sớm đưa công trình vào sử dụng. Trong lễ mừng công nổ pháo rõ to kèm theo bản báo cáo nghe thật kêu. Báo chí rùm beng. Nhưng chỉ ít ngày sau, những khiếm khuyết của công trình bắt đầu lộ ra. Dân tình kêu ca. Thanh tra vào cuộc, phát hiện ra đã bị ăn cắp đến 30-40% tổng dự toán công trình. Rồi có kết luận: đụng đến đâu là có vấn đề ở đấy?
Vậy, ta phải chống quan liêu, còn tham nhũng chẳng qua chỉ là dầu “bôi trơn” cho bộ máy quan liêu mà thôi. Ngẫm một hồi mới thấy hình như lí luận này xem ra có vẻ có lí!???
Bài này của KQ rất hay, đoạn đầu viết cứ như Kinh dịch. Có thể minh họa bài "sự thống nhất giữa các mặt đối lập"- "quy luật mâu thuẫn" môn triết học.
Trả lờiXóaTM
Kiểu này chắc cần một bài phân tích vì sao có quan liêu? Xét theo nghĩa đen thật khó lý giải trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay.
Trả lờiXóaCứ theo ĐN "quan liêu" này của aKQ thì có lẽ EA mình trên bờ lốc này đều là "dân liêu" hết vì mình cứ ngồi đây xem và viết bờ lốc mà ko "đi sâu, đi sát" các quan để hiểu xem mấy Ổng nghĩ gì mà "quan liêu" vậy?
Trả lờiXóaHMK6
Từ hồi nảo hồi nào, chúng ta vẫn quan niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" - con người sinh ra vốn đã "thiện" và thế là chỉ cần "giáo dục mà nên", chỉ cần không ngừng tu dưỡng, học tập đạo đức... là càng ngày càng "thiện"!
Trả lờiXóaHóa ra quan niệm đó là sai lầm.
Đúng ra thì phải coi "nhân chi sơ tính bản ác" - con người sinh ra đã sẵn có cái "ác" trong người rồi.
Cứ xem bọn trẻ con bé tí: vừa đến mẫu giáo là đã "biết" tranh giành đồ chơi với bạn rồi...
Vậy thì phải giả thiết là mọi người đều có cái "ác" trong người và đừng quá hy vọng vào "giáo dục mà nên"!
Phải chăng vì thế mà các nước tiên tiến người ta không ngừng hoàn thiện pháp luật và chỉ có hy vọng, chỉ có dựa vào pháp luật mới có thể khống chế được cái ác?
Còn cứ trông mong vào việc phát động các phong trào học tập đạo đức...?