Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2008

CÁC CHI ĐỘI VỆ QUỐC ĐOÀN NAM BỘ

Các Chi đội Vệ Quốc đoàn Nam bộ trong thời gian từ CMT8 tới 1948 gồm có :

Chi đội 1 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Tân Thuận - CH : ông Trần văn Đối (6 Đối)
Trước đó có Chi đội 1 - hoạt động tại Thủ dầu Một – CH : ông Huỳnh Kim Trương (cò Trương) – sau giải thể
Chi đội 2 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Nhà Bè - CH : ông Đinh văn Nhi (2 Nhi) (bị địch bắt) – sau là ông Nguyễn văn Chằng (5 Chằng)
Chi đội 3 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Thủ Thiêm – CH : ông Từ văn Ri (hy sinh) sau là ông Ngô văn Lực (10 Lực)
Chi đội 2 và Chi đội 3 do Ông Dương văn Dương (3 Dương) thành lập và trực tiếp nắm – sau khi ô. 3 Dương hy sinh, sát nhập thành Liên chi 2/3 – CH : ông Dương văn Hà (5 Hà)
Chi đội 4 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Bà Quẹo – CH : ông Huỳnh văn Trí (10 Trí)
Chi đội 5 – hoạt động tại Tân An – CH : ông Phạm Hữu Đức (sau phản)
Chi đội 6 - hoạt động tại Thị Nghè – CH : ông 3 Nhỏ (sau bị xử) sau hoạt động tại Gia Định – CH : ông Nguyễn Văn Dung
Chi đội 7 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Chánh Hưng – CH : ông Mai Văn Vĩnh (2 Vĩnh)
Chi đội 8 (Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Nguyễn Hoài Thanh (Nguyễn văn Thành)
Chi đội 9 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Phú Thọ - CH : ông Lê Văn Viễn (7 Viễn)
Chi đội 10 - hoạt động tại Biên Hòa – CH : ông Huỳnh Văn Nghệ (8 Nghệ)
Chi đội 11 - hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Trịnh Khánh Vàng
Chi đội 12 - hoạt động tại Hóc Môn / Bà Điểm – CH : ông 3 Tô Ký
Chi đội 13
(Tổng Công đoàn) “Chi đội Lý Chính Thắng” – hoạt động tại Gò Vấp / An Phú Đông – CH : ông Nguyễn văn Bứa (10 Thìn)
Chi đội 14 - hoạt động tại Tân An / Chợ Lớn – CH : ông Trần Văn Trà (3 Trà) sau là ông Nguyễn Công Trung
Chi đội 15 - hoạt động tại Đức Hòa – CH : ông Huỳnh văn Một (Út Một)
Các Chi đội 12, 14 và 15 sau hợp nhất thành Liên quân Hóc Môn / Bà Điểm /Đức Hòa – CH : ông 3 Tô Ký
Chi đội 16 - hoạt động tại Bà Rịa – CH : ông cò Vinh (phản – bị xử) sau là ông Hứa Văn Yến rồi ông Phan Đình Công
Chi đội 17 – hoạt động tại Mỹ Tho – CH : ông Phan Đình Lân
Chi đội 18 – hoạt động tại Trà Vinh – CH : ông Nguyễn Hữu Xuyến (8 Xuyến)
Chi đội 19 – hoạt động tại An Hóa – CH : ông Đồng văn Cống (7 Cống)
Chi đội 20 – hoạt động tại Trà Vinh / Vĩnh Long – CH : ông Ngô văn Sung
Chi đội 21 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Cần Giuộc – CH : ông Nguyễn văn Hoạnh (4 Hoạnh)
Chi đội 22 – hoạt động tại Vàm Cống, Long Xuyên - CH : ông Bửu Vinh
Chi đội 23 – hoạt động tại Rạch Giá - CH : ông Huỳnh Thủ (7 Thủ)
Chi đội 24 – hoạt động tại Sóc Trăng - CH : ông Nguyễn Quốc Hùng (?)
Chi đội 25 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Thủ Đức / Chợ Lớn - CH : ông 7 Quai sau là ông Lâm Văn Đức (4 Tỵ)
Chi đội 26 – hoạt động tại Châu Đốc / Hà Tiên - CH : ông Trần Đình Khôi (?)
Các Chi đội thành lập sau này (1947) :

Chi đội 30
(Hòa Hảo) “Chi đội Nguyễn Trung Trực”– hoạt động tại Chợ Mới, Long Xuyên - CH : ông Nguyễn Giác Ngộ
Chi đội 57
(tách ra từ Chi đội 13) – hoạt động tại Gò Dầu Hạ / Trảng Bàng – CH : ông Hoàng Thọ
Các Chi đội Hải ngoại về nước năm 1946 - 1947
Chi đội Hải ngoại I : hoạt động tại Tây Ninh / đông Campuchia - CH : ông Dương Tấn (Huỳnh văn Vàng) – sau là ông Ngô Thất Sơn
Chi đội Hải ngoại II “bộ đội Quang Trung” : hoạt động Bạc Liêu / Cà Mau – CH : ông Phạm Ngọc Thuấn (Phạm văn Thuận ?)
Chi đội Hải ngoại III “chi đội Trần Phú” : hoạt động tại Sa Đéc – CH : ông Nguyễn Chánh
Chi đội Hải ngoại IV tiểu đoàn “Cửu Long 2” : hoạt động tại Hà Tiên - CH : ông Dung văn Phúc (Dương Quang Đông) – sau CH là ông Đào Mạnh Duệ

Ngoài ra còn có các Chi đội không thuộc Vệ Quốc đoàn (nhưng có rất nhiều chỉ huy và binh lính của các Chi đội này sau này tham gia Vệ Quốc đoàn) :

Chi đội 7 (Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Nguyễn Thanh Bạch ( Nguyễn
Thành Phương)
Chi đội An Điền (Đại Việt Quốc Dân Đảng) - CH : ông Bùi Hữu Phiệt (Trên danh nghĩa, Chi đội An Điền thuộc Đệ tam Sư Đoàn)
Bộ đội của các điền chủ :
CH : ông Ngô Hồng Giỏi - hoạt động tại Bình Thủy, Cần Thơ
CH : ông Lâm Quang Phòng - hoạt động tại Hà Tiên
CH : ông Trương văn Khoát (10 Khoát) - hoạt động tại Tân An, Cần Thơ
Các Chi đội thành lập sau 1947 :
Chi đội 2 (Hoà Hảo) – hoạt động tại Cần Thơ - CH : ông Trần văn Soái (5 Lửa)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Rạch Giá / Long Xuyên - CH : ông Lê Quang Vinh (3 Cụt)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Long Xuyên / Châu Đốc - CH : ông Lâm Thành Nguyên (2 Ngoán)
Bộ đội “Hắc Y” Cao Đài - hoạt động tại Tây Ninh - CH : ông Trịnh Minh Thế.

12 nhận xét:

  1. Trong chuyện này, dù ko phải là Ban nghiên cứu LS Đảng, nhưng anh Chí cho tui phát biểu ko?

    Chờ sự chấp thuận cho phát của anh!

    4DG

    Trả lờiXóa
  2. 4DG là 4SG phải không? Ai cũng có quyền phát biểu, thời đại dân chủ mà.

    Trả lờiXóa
  3. 4DG : Ban nghiên cứu LS Đảng nói thì còn phải xem lại, nhưng bạn Trỗi nói thì phải nghe rồi. Chỉ có cần phải tôn trọng tiêu chí của uttroi : ko ảnh hưởng chính trị, tôn giáo và các phụ huynh. OK?
    Nếu có thông tin riêng xin gửi vào địa chỉ hamork6@hotmail.com
    Rất cám ơn bạn 4DG (hay 4SG ?)

    HMK6

    Trả lờiXóa
  4. Phải gọi pác HMK6 là "từ điển SỬ" của các blog Trỗi.

    Trả lờiXóa
  5. xin lỗi, đ1nh máy si địa chỉ. Đúng là
    hameok6@hotmail.com

    HMK6

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết chỉ nhằm nêu tên các "chi đội", chứ hồi đó còn các đơn vị khác.
    Nam bộ hồi đó có đệ tam, đệ tứ sư đoàn nhưng chỉ là vỗ ngực xưng danh, quân lực thực tế không có bao nhiêu. Cánh đệ tam, đệ tứ (trong chiến đấu) thì chạy lui nhiều hơn chạy tới.
    Sau này có thêm lực lượng Việt kiều từ Thái lan về gồm 4 chi đội hải ngoại.
    Các lực lượng vũ trang Nam bộ hồi đầu kháng chiến rất đa dạng, nghe 1 lúc là ù tai liền.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  7. Đúng vậy, tôi xin bổ sung thêm 4 Chi đội Hải ngoại. Song các Chi đội này có khác các Chi đội hình thành trong nước :
    - Tổ chức chính quy, trang bị tốt hơn nhiều và đều có Chính trị viên của Đảng trong ban lãnh đạo.
    - Quân số chỉ khoảng 400 - 600, trong khi các Chi đội trong nước có quân số khoảng 1000 - 4000.

    HMK6

    Trả lờiXóa
  8. Có sự nhầm lẫn:
    Chi đội Trần Phú còn gọi là Chi đội 4 hải ngoại, gồm 426 người.
    Khi mới thành lập, Bộ tư lệnh Chi đội (hồi đó gọi thế) gồm:
    Chi đội trưởng: Nguyễn Chánh.
    Chi đội phó: Lê Quốc sản(*), Đỗ Huy Rừa.
    Chính trị viên: Trần Văn Sáu.
    Chính trị viên phó: Dương Cự Tẩm(*), Hải Nam.
    Ông Sơn Ngọc Minh làm cố vấn cho Chi đội.
    Ngày 27/02/1947 có mặt tại Việt nam.
    (*) Phụ huynh lính Trỗi.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  9. @Hameok6: còn Chi đội 11 tô nhớ hình như ở Thủ Dầu Một, ông Lê Đức Anh làm TMtrưởng?

    4 SG

    Trả lờiXóa
  10. Anh Hà chí ko nhắc bộ đội Hòang Thọ!!!
    đây cũng là một nét đặc trưng của tính vô tổ chức của dân Nam Bộ khi bước vào kháng chiến 9 năm.

    4 SG

    Trả lờiXóa
  11. 4SG :
    Chi đội 11 hoạt động ở Trảng bàng, Tây Ninh thì chắc chắn cũng ko tha mấy quán nhậu ở Thủ dầu Một kế bên có mấy bước !
    Ông L.Đ.Anh là TM trưởng Khu 7 (khi TT Nguyễn Bình làm khu trưởng)
    Bộ đội Hoàng Thọ là Chi đội 57 (tách ra từ Chi đội 13), thực chất là đơn vị bảo vị riêng cho TT N.Bình, nên rất "bạo".

    HMK6

    Trả lờiXóa
  12. Cha vợ tôi cũng ở chi đội 4 Trần Phú, sau về 307, năm 1952 ông về làm huyện đội trưởng Sa Đéc (Hồi đó chú thiếu niên Lâm Tới làm liên lạc cho ông).Tôi được tiếp xúc với nhiều cựu binh của chi đội 4 ,nghe nói hồi đó lính chi đội 4 quân phục đầy đủ , súng ống mới tinh và rất hiện đại.
    KV.K7

    Trả lờiXóa