Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất
Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ)
Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh
Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh
Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông
Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ)
Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ)
Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng.
Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý do Bác Hồ đặt theo cách phát âm tiếng Hoa từ “Lê Nin”.
LÝ THÚC CHẤT
Lý Thúc Chất tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 tại Kim Liên. Thân sinh của anh là Vương Thúc Đàm bị thực dân Pháp bắt kết án tù chung thân, tịch thu toàn bộ tài sản vì tội làm cách mạng và để con làm cách mạng.
LÝ ANH TỰ
Lý Anh Tự tên thật là Hoàng Tự (có lúc đọc chệch là Tợ), sinh năm 1912 tại Kim Liên, Nghệ An. Lý Anh Tự mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Năm 12 tuổi, Tợ đã lên đường hoạt động cách mạng.
LÝ
Lý Nam Thanh tên thật là Nguyễn Sinh Thản, sinh năm 1908 tại Kim Liên, Nghệ An. Sau khi Nguyễn Sinh Thản ra đi, đến năm 1942, cả cha, anh và em gái đều tham gia hoạt động cách mạng và lần lượt hy sinh trong các cao trào chống Pháp ở Việt Nam.
Năm 1927, sau khi tham gia khởi nghĩa quảng Châu và thất bại, các ông đã tham gia lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1938, Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất và Lý Anh Tự (Tơ) được Bác gửi các đồng chí trong Quốc tế Cộng sản để đào tạo trở thành “chiến sĩ Lê nin nít trẻ tuổi”.
Khi Đại chiến TG lần thứ 2 nổ ra, các ông đã tham gia vào Lữ đoàn Quốc tế và là 3 trong 6 chiến sĩ Việt Nam (có tài liệu nói là 8) tham gia Hồng quân Liên Xô.
Cả ba ông đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía Nam Mátxcơva và năm 1986 đều được Nhà nước Liên Xô truy tặng thưởng Huân chương Vệ quốc hạng nhất vì lòng dũng cảm và gan dạ trong các trận chiến đấu bảo vệ thành phố Matxcơva chống phát xít Đức xâm lược, Huy chương 40 năm chiến thắng phát xít và huy hiệu cựu chiến binh Xô viết.
Lý Văn Minh (hay Hồng Sơn) là bí danh của Đinh Chương Long
LÝ TRÍ THÔNG
Lý Trí Thông tên thật là Ngô Trí Thông
Lý Văn Minh và Lý Trí Thông đều nằm trong nhóm thiếu niên học sinh từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu. Cũng như các bạn khác trong nhóm, Lý Văn Minh và Lý Trí Thông đều tham gia vào các đội tuyên truyền, liên lạc, tiếp vận… phục vụ quân khởi nghĩa Quảng Châu .
1926, 2 ông được Bác Hồ giới thiệu sang học tại trường Quân sự Hoàng Phố.
Năm 1928, sau thất bại khởi nghĩa Quãng Châu, 2 ông đã tham gia lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc.
LÝ PHƯƠNG THUẬN (nữ)
Lý Phương Thuận (còn có bí danh là Hoàng Lệ Minh, Lý Tiểu Muội, Ngô Ứng Thuận, Lý Sâm, Lý Tâm, Lê Thị Tâm, Lý Tam, cô Ba) tên thật là Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1916 tại Nghệ An. Bà mất mẹ lúc mới ba tháng tuổi. Thân sinh bà là ông Nguyễn Trọng Quyến một trong những người tham gia Cách mạng từ những năm 1929-1930.
1924 : Bà được ông Quyến đưa sang Lào để học chữ.
Lúc tròn 10 tuổi, bà lại được Đoàn thể đưa sang Xiêm học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu" ngay tại Băng Cốc. Đây là lớp học do già Thầu Chín từ Chiềng Mai xuống lập ra. Học được một năm thì già Thầu Chín đón tất cả sang Quảng Châu (Trung Quốc) gửi vào học tại trường "Trung Sơn tiểu học".
Tốt nghiệp trường "Trung sơn tiểu học" (tương đương với lớp 4 thời Pháp), Lý Phương Thuận được phân công công tác tại cơ quan bí mật của Chi bộ Hải ngoại của Đảng, do ông Phùng Chí Kiên phụ trách. Nhiệm vụ cụ thể của Lý Phương Thuận được giao là mang chuyển tài liệu bí mật, giao liên dẫn đường kiêm phiên dịch đưa đón các đồng chí của Đảng từ trong nước mới ra hoặc học xong, trở về nước tiếp tục hoạt động.
Tháng 4/1931, Lý Phương Thuận nhận được chỉ thị về giúp việc trong cơ quan bí mật của Việt
7/1931, khi Bác Hồ lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông. Lý Phương Thuận cũng bị bắt. Nhưng vì không có đủ chứng cứ buộc tội nên đã được tha.
Sau đó Lý Phương Thuận vào làm công nhân ở nhà máy Điện Kỳ (sản xuất pin đèn). Làm việc ở nhà máy Điện Kỳ một năm, Lý Phương Thuận được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó vừa tròn 18 tuổi.
Năm 1933, Lý Phương Thuận theo lời giới thiệu của Bác đã tìm cách sang Nhật tạm thời cư trú nhờ sự giúp đỡ của Cường Để.
Cường Để bị Nhật trục xuất, bà lại phải trở lại Quảng Châu, tiếp tục vào làm việc tại nhà máy Điện Kỳ rồi về Thượng Hải làm công nhân ở một nhà máy đóng giày. Tại đây, Lý Phương Thuận gặp ông Đỗ Đăng Trình và biết tình hình Thượng Hải sắp có biến, nên lại chạy về Quế Châu và mất liên lạc hoàn toàn với đoàn thể, bà làm nghề bán báo để tự nuôi sống.
Cuối tháng 8/1945, đang ở Quế Châu, Lý Phương Thuận được tin trong nước đã tổng khởi nghĩa và tìm đường trở về. Về đến HN, bà làm trinh sát đặc biệt chống Tưởng trong vai tiếp viên bàn tại khách sạn Thăng Long.
Người trực tiếp phụ trách bà là ông Trần Lung (sau này là Trưởng ty công an Hòa Bình, Trưởng ty Công an Hà Nam, Cục trưởng Cục Hình sự Bộ Công an) và đã trở thành người bạn đời của bà.
Bà chính là nữ chiến sĩ CA đầu tiên của chế độ ta với tên Hoàng Lệ Minh.
LÝ PHƯƠNG ĐỨC (nữ)
Lý Phương Đức là bí danh của Ngô Hậu Đức.
Bà lại được Đoàn thể đưa sang Xiêm học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu" (do bác Hồ lập ra) ngay tại Băng Cốc.
Năm 1926, bà được ông Hồ Tùng Mậu đón sang Quảng Châu gửi vào học tại trường "Trung Sơn tiểu học". Thời gian này bà chơi thân với Diệp Tài Anh, em gái Nguyên soái Diệp Kiếm Anh
Tháng 5/1926, Lý Phương Đức cùng một số bạn khác được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản TQ. Vừa học tập, Lý Phương Đức vừa được Bác giao nhiệm vụ làm giao thông giữa Bác và Hội Thanh niên Cách mạng đến cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, văn phòng của cố vấn Bôrôđin, đại diện Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ cách mạng Tôn Trung Sơn, và nhiều địa chỉ khác. Lý Phương Đức còn tham gia phân phát truyền đơn, treo cờ, dán biểu ngữ, tham dự míttinh, tuần hành thị uy…
Sau đó, Lý Phương Đức được tổ chức cử đi “vô sản hóa” tại xưởng sản xuất đèn pin, xưởng đóng giày cao su để vận động tổ chức công nhân.
Tháng 1/1927, Lý Phương Đức được Bác giới thiệu vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhận thêm nhiệm vụ giao thông liên với những đầu mối, địa chỉ của ĐCS TQ.
12/1927, khi khởi nghĩa Quảng Châu nổ ra, bà đã cùng Lý Tự trọng tham gia vào đội liên lạc của quân khởi nghĩa.
4/1928 khi cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, các học sinh Việt Nam trường Tôn Trung Sơn trong đó có Lý Phương Đức cũng bị đánh đập, tra tấn song không một ai hé nửa lời.
Sau đó bà đã tiếp tục theo học lớp chính trị do Lê Hồng Sơn phụ trách, giảng dạy theo chương trình của Bác và lớp học kết thúc tại Hồng Kông vào giữa năm 1928.
LÝ TỰ TRỌNG
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng (1914-1931). Là người nhỏ tưổi nhất trong số 8 đoàn viên cộng sản đầu tiên.
Lý Tự Trọng sinh ở Thái Lan. Bố anh là cụ Lê Khoan (tức Lê Hửu Đạt) sống ở xã Việt Xuyên huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh là một nhà cách mạng. Cụ Lê Khoan đã sang Thái Lan để kiếm kế sinh nhai và đã gặp cụ bà là Lê Thị Sờm con một gia đình Việt Kiều cùng quê. Gia đinh anh Trọng là một trong những cơ sở cách mạng Việt
Khi ở Thái Lan, anh đã tham học tại trường "Hoa Anh Học Hiệu", trường do Chín Thầu (Bác Hồ) mở.
Năm 1926, anh được đoàn thể đưa sang TQ tham gia lớp huấn luyện do Bác Hồ tổ chức.Lý Tự Trọng là người thứ 8 được chính thức kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản TQ do đến năm 1929 anh mới đủ 15 tuổi.
Trong khởi nghĩa Quảng Châu 12/1927, lúc đầu Lý Tự Trọng và Lý Phương Đức tham gia vào đội liên lạc, nhưng sau đó Trọng xin cấp vũ khí và tham gia đội tự vệ công nhân trực tiếp chiến đấu.
Giữa năm 1928 Chính phủ Quốc dân Đảng bị khủng bố, cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được dời ra Hương Cảng. Trọng cũng rời Quảng Châu sang Hương Cảng làm công nhân ở bến tàu giúp các đồng chí ta nối đường dây liên lạc về trong nước và đi các nước.
5/1929, Lý Tự Trọng được ông Ung Văn Khiêm đưa về Sài Gòn hoạt động.
Ở Sài Gòn, Lý Tự Trọng làm giao thông liên lạc giữa Xứ ủy Nam Kỳ với Trung ương, giữ mối liên lạc với các chi bộ trong Thành ủy Sài Gòn và còn làm liên lạc giữa Xứ ủy với các Tỉnh ủy Gia Ðịnh, Mỹ Tho. Trung ương rất tin anh, giao cho anh bắt mối liên lạc với Ðảng bạn đến Sài Gòn liên hệ với Ðảng ta. Bên cạch đó, Lý Tự Trọng là người đầu tiên được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn TNCS ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Thời gian này anh làm “cu-li” nhặt than tại cảng Sài Gòn.
Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, Lý Tự Trọng đã bắn tên mật thám Lơ Gơrang và bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.
Anh bị kết án tử hình ở tuổi 17. Đứng trước máy chém, anh vẫn ngẩn cao đầu và hát vang bài Quốc tế ca. Thái độ bất khuất của anh khiến cả bọn cai ngục cũng phải kính nể mà gọi là "Ông nhỏ".
Lý Tự Trọng được coi là người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên của Việt
Không biết anh D ĐẢO Lấy thông tin từ báo nào nhưng theo tôi được biết thì bố tôi Tướng Nguyễn Sơn là một trong tám TN đầu tiên của tổ chức TNCM Đồng chí hội . Năm 1925 bố tôi đi Quảng Châu để theo học lớp TNCM do Bác Hồ dậy .Sau đó thấy ông có thiên hướng về QS nên gửi sang trường QS Hoàng Phố .
Trả lờiXóaXin lỗi là anh Hà mèo chứ không phải anh D Đảo . Bập bập ,già mất rồi
Trả lờiXóaTrong số 20 thanh niên VN học Trường QS Hoàng Phố năm 1925-26 còn có ông Đào Chính Nam (bố Đào Thanh k7), ông Trương Văn Lịnh (Lệnh) sau này là Giám đốc Trường Quân chính VN (kế thừa Quân chính kháng Nhật do cụ Hoàng Văn Thái là Giám đốc thành lập 5/45 trên Việt Bắc) nhưng tự tử cuối năm 1945 (không rõ nguyên nhân?).
Trả lờiXóaTướng Nguyễn Sơn là 1 người QUÁ NỔI TIẾNG. Tôi thường nghe các tướng lĩnh nhắc đến Ông với lòng kính trọng
Trả lờiXóa- Về "8 thiếu niên đầu tiên của Bác Hồ" thì cũng như bao vđề khác của lịch sử: lấy từ các nguồn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau
- Có thể do TG chỉ biết đến đó, ai biết gì thêm thì bổ sung, chỉnh lý. Có thể do sơ suất, có thể do cắt bớt...nhất là ở 1nước có nhiều người VIẾT sử, ít người CHÉP sử.
- K8TSQ đã có bài về Tướng Nguyễn Sơn, nhưng chỉ lấy ở 1 bài ngắn trên net, chưa là gì so với cuộc đời lẫy lừng của Ông, ae tìm thêm nhé, vd như:
Tướng Nguyễn Sơn 1
Tướng Nguyễn Sơn 2
Tướng Nguyễn Sơn 3
Tướng Nguyễn Sơn 4
và rất nhiều nữa....
Việt Hằng đọc danh sách vội quá, thành thử nhầm.
Trả lờiXóaCác cụ mình hồi xưa vô VNTNCMĐC Hội, vai anh lớn, còn danh sách 8 "nhóc" ở trên là lực lượng "lóc chóc", tiền thân của đoàn TNCS ngày nay. Trong 8 "nhóc" có Lý Tự Trọng là nổi (tiếng), còn đâu là không nổi (không nhất thiết là chìm).
HCQuang
Đúng là tôi nhầm . Hôm nay gặp chú Khoan tiến sĩ sử học ,nghe chú nói mới nhận ra mình nhầm . Năm 1926 bố tôi không còn là thiếu niên nữa
Trả lờiXóaCám ơn anh Hà Chí.
Trả lờiXóaKhi đó, Cụ đã có chiến lược chuẩn bị cán bộ rất rõ ràng, nhưng tiếc là Cụ bị bắt nên chưa làm được nhiều. Cán bộ sang TQ học các lớp CT đại khái có 3 loại :
Trả lờiXóa- Huấn luyện xong về VN tổ chức thực hiện liền, như Phạm văn Đồng
- Huấn luyện CT để bước vào các khóa đào tạo thành cán bộ cốt cán có trình độ, như Lê Hồng Phong, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng,...
2 loại CB này trước khi đi TQ đều đã có học thức cao ( tú tài hoặc tương đương tú tài)
- Huấn luyện CT, đào tạo cơ bản cho tương lai, như Lý Tử Trọng và các Ông Bà được gọi là nhưng TN của Bác. Đáng tiếc hầu hết cũng chưa làm được gì nhiều thì đã hy sinh.
Rất mong AE có thông tin cung cấp thêm về "số phận" những người chưa được biết rõ.
HMK6
- Tháng 4 năm 1927 LTTrọng và Lý Phương Thuận cùng là học sinh "Trung sơn trung học đệ nhị cấp”, trường chỉ dạy bằng tiếng phổ thông chứ không dạy bằng tiếng Quảng Đông như các trường khác, ngoại ngữ học tiếng Anh….
Trả lờiXóa- 27-29 : Tại Quảng Châu có Trường võ bị Hoàng Phố ( nằm bên bờ sông Hoàng Phố) . Trường này do Liên xô giúp Tôn Trung Sơn( TTS) xây dựng và tổ chức. Hiệu trưởng đầu tiên là Tưởng Giới Thạch. Sau này TGT phản bội lý tưởng của TTS và nhân dân Trung Quốc, đàn áp CS…nên tổ chức“Thanh niên CM đc hội” phải rút vào bí mật. Tuy nhiên lúc ấy TGT còn chưa ra tay đàn áp các Hiệp Hội vì còn muốn tranh thủ các nước Á Đông khác.
Lúc này tại Quảng Châu còn có “Trường huấn luyện chính trị nguyễn Ái Quốc”, chuyên đào tạo cán bộ CM đưa về hoạt động trong nước. Từ năm 27-29 các lớp chính trị NAQ đã huấn luyện 200 học viên và một số người trong số này được thử thách , chọn lựa kết nạp vào Thanh niên CM đồng chí hội.
TM
Cháu nói TG là Tác Giả của cái bài mà bác HMK6 trích, kfải ý nói bác HM đâu nhá ! :-D
Trả lờiXóaNói chung lsử trong gđoạn này rối tinh rối mù, cháu học mãi chả thuộc. Có số có nút như ô Mao nói thì ksao, mình fát biểu thì là: Ấu Trĩ, Thiển Cận, Tư Sản...Túm lại: TTSơn nói "Quốc-Cộng đề huề", TƯỞNG lên thì vặt chân vặt tay Cộng, Cộng CÁU LÊN múc Tưởng, Mao làm cái "Vạn lý trường chinh" để Bát lộ quân hội sư với Tân tứ quân của Chu Đức, Tưởng thua chạy ra Taiwan, CÁU LÊN chơi với USA. Hoa lục cũng CÁU LÊN chơi với USA lun...cháu gthích theo "chủ nghĩa CÁU", còn ô Mao thì bảo:"Thiên hạ đại loạn", "trong Đảng có fái, ngoài Đảng có Đảng"...cũng rứa
------
Chính Trị cháu gà mờ, học xong mấy khóa mới biết Mác và Lê Nin là 2 ông khác nhau, chả có bà con gì với nhau...nên nói sai các bác cứ cười thoải mái...coi như giải trí
Chào Việt Hằng.
Trả lờiXóaHồi đó cụ nhà mình rõ ràng là vai lớn, đứng trên "8 nhóc của HMK6", thành thử đâu có "chơi chung" với đám này. May có ô.Khoan, tiến sỹ sử học, đã "minh oan" cho cụ. Ơn đảng ơn CP.
Về lịch sử trước-sau 1930 khá phức tạp, đọc lên cứ rối tinh.
Trước 1930 có nhiều tổ chức mang tên "...thanh niên...". Ngay cả "Tân Việt..." cũng có 2 tổ chức, sau mới hợp nhất (chúng ta cứ tưởng chỉ có 1 Tân Việt). Rồi thì "...Đông dương..." cũng có vài tổ chức.
Về QuốcTế CS:
Cũng khó mà ...lần. QTCS có tổ chức các "ban chỉ huy ở ngoài".
Hồi 27/3/1934, BCH ở ngoài (có lẽ là tiểu ban đông dương?) tiến hành đại hội, bầu ra "ban TW" 13 đ/c, nay nêu danh sách để anh em cùng... choáng váng (đăng nguyên văn):
1. Lítvinốp (LêHồngPhong), công nhân cũng là nông dân và trí thức.
2. ĐìnhThanh, công nhân, lãnh đạo tổ chức đảng của Bắc Kỳ.
3. Semi công nhân, bán công nhân, Uỷ viên Ủy ban liên địa phương Nam Kỳ.
4. Công nhân (thợ mộc), xứ ủy Nam Kỳ.
5. Svan (NguyễnVănDự), trí thức, thư kí UB liên địa phương miền Nam Đông dương.
6. Công nhân thợ mộc Thổ, xứ ủy viên Bắc Kỳ.
7. Người nấu bếp, thư kí xứ ủy Lào.
8. Thợ nề, thư kí Tỉnh ủy Nghệ an.
9. một thành viên khác của xứ ủy Trung kỳ - do Ban TW chỉ định.
10. Nông dân nghèo Thổ, thư kí xứ ủy Bắc Kỳ - dự khuyết.
11. Thợ máy, người Lào, xứ ủy viên Lào.
12. Trí thức, lãnh đạo tổ chức đảng ở Bắc Trung Kỳ - dự khuyết.
13. NguyễnÁiQuốc - dự bị.
(tài liệu tại kho lưu trữ TW đảng CSVN: Văn kiện đảng toàn tập, NXB CTQG, hanoi, t.5, tr.190-204).
HCQuang
Xin lỗi về danh sách 13 đ/c:
Trả lờiXóaTôi không rõ "dự khuyết" và "dự bị" khác nhau chỗ nào, nên tôi cứ "đánh" nguyên văn như rứa, trong đó tên của đ/c NAQ ở cuối bảng.
Anh em thông cảm.
HCQuang
Xin lỗi, ghi thiếu: đ/c số 11 là dự khuyết (tức số 10, 11, 12 dự khuyết, và 13 dự bị).
Trả lờiXóaHCQuang
- " Ban TW" này biểu quyết NQ thế nào nhỉ? Dự bị thì chắc là không rồi , còn 12 đc( số chẵn--> 6/6)thì biết mần răng?
Trả lờiXóa- Xem phim Tống Khánh Linh có đoạn Sau khi Tưởng Giới Thạch được Tôn Trung Sơn cử đi LX, thấy cụ Sittalin làm "chuyên chính vô sản" khiếp quá, nên về nước Tưởng quay ngoắt sang chống cộng vì sợ CMVS sẽ vặt lông cả chính mình.Ngày ấy người ta giải thích rất đơn giản " do bản chất giai cấp nên thằng ấy nó thế !".
Chết quên gõ tên TM
Trả lờiXóaChào anh C Quang! Thật ra e không nắm chắc về lịch sử .Chỉ nhớ khi nhỏ học LS về 8TN đầu tiên tham gia TNCMĐC hội , rồi năm 2001 chị em em điQC Tham quan cơ sở của tổ chức TNCMĐC hội mọi người có nói chuyện không biết bố e là ai trông số 8 TN đó . Chỉ khi chú Khoan nói em mới biết rõ .VH K7
Trả lờiXóaVHK7 ko việc gì phải giải thích. Có tài liệu còn nhầm lẫn Lý Anh Tự tên thật là Nguyễn Sơn. Nhưng lịch sử là vậy mà, cần phải đối chiếu nhiều nguồn và tìm ra cái logic, mà nhiều khi cái logic cũng chưa chắc đã đúng sự thât!
Trả lờiXóaNghe rối mù. Bởi vậy AE ta ko thể làm nghề nghiên cứu lịch sử được, mà chỉ xem cho biết, thỏa mãn tính tò mò mà thôi.
HMK6
tk8, bài này là do tôi tự tổng hợp từ nhiều nguồn chứ ko phải có TG nào viết đâu.
Trả lờiXóaHMK6
OK, "thỏa mãn tính tò mò mà thôi". ngày xưa cho học kiểu này mình đã Giỏi từ lâu. Bọn 9x thạo sử TQ vì có game "Võ lâm truyền kỳ", "con đường tơ lụa"...mình cứ học vẹt, khó nhớ bỏ mợ
Trả lờiXóaCái LOGIC LỊCH SỦ lại càng đáng ngờ: VIẾT sử logic hơn CHÉP sử. Mà cái anh SỬ này khó tính lém, kfải cứ thiếu là được đâu: “nửa trái táo thì vẫn là Táo, nửa Sự Thật thì kcòn là Sự Thật nữa”
Ấy, nhà bác TM đọc danh sách mà không đeo kiếng lão.
Trả lờiXóaBan TW có 13 đ/c, trong đó 4 dự khuyết và dự bị, tức có 9 đ/c chính thức( số lẻ). Dơ tay ra nghị quyết thế là êm (dự khuyết được làm mọi việc, trừ bỏ phiếu).
Chán bác quá.
HCQuang
Tại sao gọi LýTựTrọng là "Trọng con"?
Trả lờiXóaHồi đó "biên chế" trong xứ ủy Nam Kỳ có 2 người cùng tên Trọng. Để phân biệt, các ảnh gọi anh lớn tuổi là Trọng lớn, còn LTT là Trọng con, chứ không phải do tụi tây hay dư luận gọi.
Tới khi LTT bị bắt, tụi tây gọi là "ông nhỏ". Khi LTT ra tòa, tụi tây nói với nhau: nó có cái đầu vĩ đại (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) nên không thể giữ trên cái cổ được (ý là phải chặt đi).
HCQuang
LTT rất khoái món chuối tẩm bột chiên,khi làm liên lạc cho Xứ ủy mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ hay được các "anh nhớn" thết món này .
Trả lờiXóaTM
Vừơn hoa LTT có cây CỔ ĐA kbiết là bao nhiêu năm tuổi, nhưng chắc chắn nó là 1 trong số ít vật vô tri ở đây đã THẤY "ông Nhỏ LTT". Hôm đi thăm Bảo tàng lịch sử ra tui có chụp 1số ảnh, hnào rảnh Post để ae coi.
Trả lờiXóaTrong danh sách "Ban TW" nêu trên, có đ/c thứ 3 là "Semi công nhân, bán công nhân..." làm tôi áy náy mãi.
Trả lờiXóaNay xin bình như sau:
"Semi công nhân" phải chăng là công nhân chuyên sửa chữa, đại tu sơmi của máy (phíttông-sơmi chẳng hạn). Nếu vậy phải là công nhân kĩ thuật bậc rất cao hồi bấy giờ (như ông già Nam khỉ K4), tức ông này chánh hiệu giai cấp công nhân.
"Bán công nhân": công nhân bậc rất cao thì ăn trắng mặc trơn, tiền lương rủng rỉnh, vai thầy nhiều hơn vai thợ, nên anh em thợ thuyền cho là bậc trên, thóat li sản xuất. Có thể vì thế nên anh "BCH ở ngòai" xếp ông này và hạng "nửa công nhân" chứ không được "cả công nhân".
Xin mời anh em cùng thảo luận.
HCQuang
Sơ mi là một nửa, bán cũng là một nửa anh ơi.
Trả lờiXóa