Hè năm 1968 tôi và các bạn nữ K7 được chuyển về B4. Lớp do thầy Trọng làm chủ nhiệm.
Tôi được biết Tất Thắng qua biệt hiệu của bạn là Tất Tố. Thời đó các bạn nam tránh nói truyện với bọn tôi. Cuối năm đó chị em tôi rời trường Trỗi về Hà nội học. Một năm sau trường Trỗi giải tán. Tôi gặp lại Tất Thắng tại trường cấp ba Chu Văn An. Chúng tôi lại học cùng một lớp nhưng vẫn như xưa, các bạn nam trường Trỗi rất ít nói chuyện với các bạn nữ nhất là nữ trường Trỗi. Chỉ đến năm lớp mười, Thắng cùng mấy bạn học sinh Huế đến nhà tôi. Có lẽ lần đó tôi và Thắng mới nói chuyện với nhau. Trong lớp Thắng học vào loại khá nhưng nổi nhất vẫn là môn văn. Tôi nhớ cô Trâm dậy văn rất quý Thắng. Cuối năm 1971 Thắng cùng các bạn trong lớp tình nguyện nhập ngũ. Hôm đi tiễn các bạn, cả lớp tôi cùng đạp xe theo ôtô của các bạn đến tận nơi tập kết ở Đại mỗ. Đến chiều chúng tôi mới quay về. Sáng hôm sau đến lớp tôi được biết Thắng bị trả về vì chưa đủ tuổi nhập ngũ. Nhưng về đến nhà Thắng đòi bố đưa lên đơn vị ký giấy đồng ý cho bạn nhập ngũ. Thế là bạn vẫn trở thành một người lính. Thời gian sau đó chúng tôi không có tin tức của các bạn. Tôi tốt nghiệp phổ thông rồi vào học tại khoa cơ khí trường đại học GTSB. Sau giải phóng Thắng về học tại đại học báo chí.
Lần cuối cùng tôi gặp Thắng là ngày bạn cưới vợ. Ít lâu sau tôi nhận được tin Thắng đã hy sinh tại chiến trường Cămpuchia.
Tôi được biết Tất Thắng qua biệt hiệu của bạn là Tất Tố. Thời đó các bạn nam tránh nói truyện với bọn tôi. Cuối năm đó chị em tôi rời trường Trỗi về Hà nội học. Một năm sau trường Trỗi giải tán. Tôi gặp lại Tất Thắng tại trường cấp ba Chu Văn An. Chúng tôi lại học cùng một lớp nhưng vẫn như xưa, các bạn nam trường Trỗi rất ít nói chuyện với các bạn nữ nhất là nữ trường Trỗi. Chỉ đến năm lớp mười, Thắng cùng mấy bạn học sinh Huế đến nhà tôi. Có lẽ lần đó tôi và Thắng mới nói chuyện với nhau. Trong lớp Thắng học vào loại khá nhưng nổi nhất vẫn là môn văn. Tôi nhớ cô Trâm dậy văn rất quý Thắng. Cuối năm 1971 Thắng cùng các bạn trong lớp tình nguyện nhập ngũ. Hôm đi tiễn các bạn, cả lớp tôi cùng đạp xe theo ôtô của các bạn đến tận nơi tập kết ở Đại mỗ. Đến chiều chúng tôi mới quay về. Sáng hôm sau đến lớp tôi được biết Thắng bị trả về vì chưa đủ tuổi nhập ngũ. Nhưng về đến nhà Thắng đòi bố đưa lên đơn vị ký giấy đồng ý cho bạn nhập ngũ. Thế là bạn vẫn trở thành một người lính. Thời gian sau đó chúng tôi không có tin tức của các bạn. Tôi tốt nghiệp phổ thông rồi vào học tại khoa cơ khí trường đại học GTSB. Sau giải phóng Thắng về học tại đại học báo chí.
Lần cuối cùng tôi gặp Thắng là ngày bạn cưới vợ. Ít lâu sau tôi nhận được tin Thắng đã hy sinh tại chiến trường Cămpuchia.
Ngô Tất Thắng k7 sinh 1956, Thắng học sớm một năm, đi bộ đội đợt tháng 1/72 lúc Thắng chưa đầy 16 tuổi.Bạn cưới vợ cũng rất sớm, khoảng 77, sau khi tốt nghiệp ĐH Báo chí rồi vào ch.trường K và hy sinh. Tác phẩm đầu tay: "Sau cành violet".
Trả lờiXóaViệt Hằng là bloger nữ vừa tham gia đã có bài ngay. Đúng là ngày xưa, hồi ở trường Trỗi, đám con trai không bao giờ dám nói chuyện và đứng gần C11. Kể cả sau này khi vào ĐHGT, bọn tôi cũng vẫn vậy. Biết Hằng cùng ở trường Trỗi, nhưng cũng chẳng bao giờ nói chuyện và hỏi thăm nhau. Bây giờ khi gặp lại nhau, thấy hồi đó mình "kỳ" thật. Đúng ko ĐN?
Trả lờiXóa- Tất Thắng có 1 kỷ niệm kthể quên: chúng tôi chia 2 fe lên đồi Trung Hà đánh nhau, chẳng có thù oán gì, chỉ là "Gà mới lớn thích so cựa". Minh "đu" làm trọng tài, đấu thủ có Giang"còi", Bảo Sơn, Đoàn"điếu"...khoảng 20 người, tôi rút thăm trúng Tất Thắng. Ngay hiệp đầu Thắng bị trựot chân ngã, chống tay xuống đất-Stop trận đấu. Tay fải Thắng sưng fồng lên, tôi sợ quá. Nhưng Thắng về báo với thày: Tự trượt ngã ở giếng nước- đúng kiểu Trỗi. Thắng fải đeo băng tay choàng qua cổ khoảng 1tháng: rạn xương !..vậy mà những người tham gia trận tỷ võ hôm đó vài bạn đã kcòn nữa...
Trả lờiXóa- Cô Trâm chính là cô Chủ nhiệm lớp 10 của tôi, đeo kính cận, vợ của nhà văn Phùng Quán, bị quy là "nhân văn giai phẩm" gì đó. nhà cô ở đầu fố Hàng Cân, trên gác 2
Không phải "kỳ" mà là "ngu". Hồi tôi học lớp 10 ở PT3A bị mấy đứa con gái cùng lớp "dí" chạy muốn chết. Sau có 1 đứa tới "rình" ngay cửa nhà...hoảng quá, ko dám về phải qua nhà Hồng lồi ngồi suốt. Thế là bị ghép vào tội "tụ tập, đàn đúm". Đúng oan hơn Thị Mầu !
Trả lờiXóaHMK6
Nhắc về trường CVA,cũng có biết bao chuyện lính Trỗi,vì lớp C của tui có tới 11 lính áo bông áo xanh lục. Lúc đó lớp C khốn đốn trong phong trào thi đua, vì chưa bao giờ thoát ra khỏi top ten ngược từ dưới lên. Hồi lớp 9C, cô Trâm là giáo viên chủ nhiệm của lớp.
Trả lờiXóaNăm 1996, tôi có việc phải ra HN, có cùng Hồng Hà B4, tới thăm cô ngay "chòi ngóng sóng". Tôi và HH bàn là không xưng tên, \không giới thiệu. Vậy mà cô Trâm nhận ra được, vì cái cười của một lính Trỗi.
Từ đó ko có chuyện để ra HN nữa, rôi được tin cô mất.
Xin thắp nén nhang cho vợ chồng cô Trâm.
Tất Thắng bị đơn vị trả về với tôi .Nhưng TT xin lên lại như Hằng nói,còn tôi về Hai quân cùng Khánh chuột.Cô Trâm có bài viết về Thắng trên báo VNghệ.
Trả lờiXóa10c CVA hồi đó có 13 chứ không phải 11 và vô địch bóng đá toàn trường . Cô Trâm đến động viên trong trận trung kết có mang 1 hộp bánh bích qui.( trò không ăn được ) nhưng hiểu lòng cô. Cô khổ với đám trỗi CVA nhiều lắm nhưng rất quí trò.Năm 1975 khi từ chiến trường ra thăm cô tại 19 Hàng Cân, cô đưa tờ báo ( tôi không nhớ là Nhân Dân, Quân Đội)có ảnh lính ta ngồi trên xe tăng tiến vào Đà Nẵng, cô bảo có phải em ngồi đây không?
Trả lờiXóa100% là không phải vì tôi nhưng tôi thực sự cảm động vì sự lầm tưởng ấy
KV.K7
Cám ơn KV đã đính chính sự việc chính xác.
Trả lờiXóaKhông cần để nickname, chắc cũng biết là ai.
khà ... khà