Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2008

CÂY SAU SAU

CÂY SAU SAU ( ( Tiếp bài Hoa đào Mẫu Sơn của HB)

HB thì biết gì về cái cây sau sau đó nào? Đúng là chuyện mèo ăn...lá cây !

Lá cây này vào đầu hè, bọn sâu cước rầt thích chén, ăn xong chúng béo múp, to bằng ngón tay người lớn với màu xanh sọc vàng,chúng có nhiều gai, nhìn rất khiếp. Chúng bò dọc các thân cây, sau đó sẽ đóng thành tổ kén như tằm vậy.

Về công dụng: Khi con sâu này "chín", người ta đem ngâm vào dấm loại tốt rồi rút ruột chúng ra để lấy dây cước dùng câu cá( ngày xưa lấy đâu ra cước nilon như bây giờ).

Còn đây mới là công dụng chính của nó. Bọn con trai thường bắt sâu đem bỏ lên cổ áo bọn con gái ngồi bàn trước, tác dụng tuyệt vời. Lớp học sẽ rất vui, khi lâu lâu vang lên tiếng của tụi con gái do bất ngờ sờ phải con sâu to tướng, mềm nhũn trên cổ.

Lá sau sau này vào dịp tết Thanh minh( tảo mộ), được đồng bào Mán Sơn Đầu( hay còn gọi là người Trại hoặc Sán Dìu (?)) đem giã ra , lấy nước ngâm với gạo nếp. Nếp này đem đồ lên sẽ cho ta loại cơm nếp đen bóng như than (từ trong ruột ra).Món này ăn khá ngon nhưng chủ yếu dùng trong lễ cúng- màu đen là màu để tang,nhớ đến những người đã khuất, họ bảo thế!

Cây sau sau mọc ở các rẫy sát bìa rừng, là nơi bọn chim cu xanh rất thích đậu, nếu không thấy chúng bay vào thì không thể phân biệt được đâu là lá , đâu là chim vì đều cùng màu.Trong trường hợp này, chỉ bọn đi săn là xúc động hơn cả. Với 2 viên ca líp 12 chúng cầm chắc đĩa chim rôty to vật vã.

Cây sau sau cổ thụ thì to lắm, hồi YTrung cũng có.Vùng rừng ven hồ Đại Lãi ngày xưa cũng nhiều. Ở Hn thì đến phố Hàng Vôi còn mấy cây, muốn biết thêm chuyện về nó hỏi anh Đại Định K4.

Ảnh chụp đẹp lắm, chỉ tiếc không có lá sau sau nào !

Anh TM

7 nhận xét:

  1. Cây này hình như hồi ở đại từ chỗ bọn em cũng có, lá nó hao hao giống lá Phong bên tây có đúng không bác. Hồi Y trung thì trước nhà bọn em có hai ba cây dạng cổ thụ to vật, sâu của nó thằng nào yếu bóng vía thì chỉ có vãi "lều". Có những kỷ niệm cứ theo thời gian mất hút, nhưng chẳng may một ai đó bỗng một chiều bâng khuâng chợt nhớ, khơi gợi thì ào ạt những kỷ niệm về quá khứ lại trở về nguyên sơ như ngày anh em mình tuổi 13, 14. Cảm ơn bác.

    Trả lờiXóa
  2. Chính xác , đúng mấy cái cây đó rồi đấy.Nếu cố nhớ thêm chút nữa thì dưới những gốc cây ấy, chú Hùng ( tuyên huấn trường mình)đã nói chuyện thời sự về tình hình trong nước (trước Mậu Thân, lúc mình vừa thắng trận càn Giansơnxity).Lần đầu tiên qua lời chú Hùng, mình được nghe nói đến tên lửa Uten-2 (không đối không) lắp trên MIG-21 của ta còn nhớ chứ?
    TM

    Trả lờiXóa
  3. À, bác TM ơi,
    "Mán" là cách gọi của dân Kinh đối với họ và họ không thú vị gì với tên gọi này. Sau này Đảng Chính phủ bảo quần chúng gọi là "đồng bào dân tộc Dao".
    Người Dao có nhiều nhóm, có lẽ không khác nhau là mấy, trừ trang phục của phụ nữ.
    Ví dụ "Dao quần chẹt" thì các bà các cô mặc quần tuýp màu đen lửng bắp chân, nom rất mốt; "Dao tiền" thì trên áo gắn các nút bạc (chùi nước dưa là sáng loáng),... Về màu sắc, quần áo các nhóm người Dao đều dùng 2 màu chủ đạo là đen và đỏ sậm. Tôi không biết "Mán sơn đầu" nay là nhóm nào.
    Tuy nhiên, cũng có những cái mà người ta lại gọi bằng văn bản chính tắc - bất chấp lịch sử của nó. Ví dụ đỉnh Chômôlungma (trong dãy Himalaya) là tên mà người Tây tạng đã gọi liên tục trong suốt 5.000 năm nhưng các anh bên tây cứ gọi là đỉnh Êvơrét.
    (Êvơrét là tên của 1 ông tây phe ta đã "nhìn thấy" đỉnh Chômôlungma. Cháu ngoại của ông là tác giả cuốn Ruồi trâu).
    Chỉ để tham khảo.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  4. Anh Chí cứ khoe "học vấn",mà lại toàn là cái lấy ở trong sách ra.Sách nó viết sai có phải mình bị mang tiếng là nói phét không? Còn trường hợp mà mình nói sai nhưng sách viết đúng thì đó là lỗi tại..sách!
    Cái hồi tôi "hoạt động CM" ( trước khi lên Trỗi)ở nông trường Ba Vì , lúc đó còn là nông trường quân đội. Một bác đàn anh, quân tập kết của ông Tô Ký ấy,rũ tôi đi thắm đồng bào Mán Sơn Đầu. tôi vác khẩu súng hơi đi theo. Đàn anh rất khôn, mới thăm đồng bào được có mấy nhà mà dạ dày hai người đã lưng lửng toàn khoai nướng , sắn luộc, bưởi , chuối...
    Đến căn nhà cuối xóm,đàn anh( người Kinh) bắt đầu xuất chiêu với ông chủ nhà( dân Mán):
    -Nè bác thằng này nhỏ nhưng bắn khá lắm đó.
    - Ông Mán: nó nhỏ thế thì bắn thế nào được?
    - Chú Kinh:Ông chê nó hả, cứ thử coi.
    - Ông Mán: ừ,nhưng bắn gì bây giờ ?
    - Chú Kinh: Thì có con gà sống lớn kia kìa, mày bắn trúng đầu nó cho ổng coi đi.
    Pụp,thằng gà sống lăn ra giãy đành đạch.Phần tiếp theo chắc các bạn đã rõ: " chả mấy khi hai anh khách quý người Kinh đến thăm nhà". Cho đến giờ mình vẫn ân hận vì hồi ấy còn bé quá cóc biết "uốn diệu".
    Qua câu chuyện trong bữa ăn, mình mới biết cái tên "Mán Sơn Đầu".Dân tộc này ngày xưa, có tập tục khá lạ là họ dùng một loại nhựa cây màu hơi đỏ , trộn với sáp ong; Sau khi đã cạo trọc đầu họ quét dung dịch này lên và quấn khăn lại. "Chất"này khi khô tạo thành mộtlớp vỏ sáp mỏng. Nghe nói tóc vẫn mọc nhưng rất chậm và quăn lại bên trong, khi ngứa đầu họ dùng que tre nhọn chọc vào để "gãi".MOđen này đến thời ta đã bị loại bỏ vì "lỗi mốt".Tập tục đó xuất phát từ tín ngưỡng , tôn giáo hay lý do thẫm mỹ của họ thì tôi cũng chịu. Muốn biết rõ thêm xin mời các bác Kinh mình hãy tìm các trưởng lão Mán mà hỏi .
    TM

    Trả lờiXóa
  5. Ồ, thế ra các chị K4 cũng bị bỏ sâu vào cổ áo à? Anh TM khai thật đi, anh đã bỏ sâu vào cổ áo chị nào?
    Lá cây sau sau hôm đó thì đã vào nồi hết rôi lấy đâu ra để mà chụp nữa.

    Trả lờiXóa
  6. @Anh TM: em đã gửi cái quậy bọt cà phê nhờ anh Thành chuyển cho anh rồi đấy! Nhưng mà bí mật nhé!!!

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn em, anh sẽ cố giữ bí mật khi em vừa công bố trên mạng cho toàn thế giới biết!

    TM

    Trả lờiXóa