Cuối những năm 50 và những năm 60, gia đình tôi sống trên tầng 2 một ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp ở phố Trần Phú, ngay sát đường tàu hoả. ngày cũng như đêm chẳng mấy khi vắng tiếng còi tàu hú. Khi ấy, tôi mới 10 tuổi, nhưng đã biết tự đi học một mình, dù trường ở tận phố Nguyễn Thái Học, cạnh nhà in Xuân Thu. Cái phố tôi ở là phố cũ, chỉ toàn nhà biệt thự và công sở nên yên tĩnh lắm. Chỉ đoạn phố ngắn phía đường tàu hoả có nhà tôi, giáp
đường Phùng Hưng nhìn sang phố Hàng Da, chếch ra Hàng Bông là nhộn nhịp đôi chút vì có hoạt động thương mại. Đường Trần Phú là đường trồng sấu. Những cây sấu đại thụ có đến trăm tuổi to hai người ôm, vỏ đen nhánh, tán rợp xum xuê. Mùa hoa sấu thì cả phố như được ướp hương. Hương hoa sấu nhẹ nhàng tinh khiết, chứ không nồng như hoa sữa. Cứ mỗi buổi sáng vào mùa hoa là đường phố như phủ trắng những bông sấu bé li ti. Nhặt lên đưa vào miệng đã thấy vị chua dôn dốt của quả. Những đêm hè khó ngủ, tôi thường được bà cho ra ngồi hóng mát ở ban công nhìn xuống đường. Trong tiếng xào xạc của những nhành lá sấu là tiếng gậy khua đều đều: “lốc cốc ...lốc cốc” của ông già mù tẩm quất với tiếng rao khàn khàn, khê nồng trầm đục: “Quất... ơ...ơ”. Trông thấy ông là tôi sợ, không hiểu sao, nhưng tôi lại thích nghe tiếng rao của ông. Bà tôi bảo, lão mù thế mà “tẩm” hay lắm.
Năm tháng trôi đi, tôi cũng dần lớn khôn và vào học trong trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi rồi sang Trung Quốc. Gia đình tôi cũng đã chuyển nhà, không ở phố Trần Phú nữa... Thế nhưng, những kỉ niệm nho nhỏ về đường phố đầy hoa sấu này, cùng tiếng rao đêm cứ ngày càng sâu đậm trong tôi. Bây giờ đã qua cái tuổi tri thiên mệnh, yên phận với cuộc đời, với một mái nhà giản dị của riêng mình, trong con ngõ nhỏ đầu phố Kim Ngưu, tôi vẫn thường lang thang trên những con phố thân quen của Hà Nội khi rảnh rỗi, như để tìm lại những kỷ niệm một thời của mình. Con người ta mỗi tuổi có một cách nhìn khác. Với tôi, giờ chỉ thích nhìn ngang, bởi nhìn lên cao lại thấy tức mắt, vì sự lộn xộn vô lối của kiến trúc thời mở cửa, những đường dây điện, điện thoại chằng chịt, những dàn ăng ten tua tủa như chọc nát bầu trời, nhìn thấp xuống một chút là mê hồn trận biển quảng cáo chữ Tây to hơn chữ ta, cái to cái nhỏ, cái dựng đứng, cái nằm ngang... màu sắc chói chang rực rỡ. Thế nhưng nếu quên đi cái tầm cao ấy, chỉ nhìn ngang thôi hay nhìn xuống mặt đất, ta lại như được sống trong cái thế giới thực của mình. Những con phố của Hà Nội xưa vẫn thế, chẳng to ra mà cũng chẳng bé đi, cái mạng lưới đường ô cờ mà người Pháp đã vạch ra đầu thế kỷ trước vẫn như thế, cho dù đường đã được trải nhựa thêm bao lần, vỉa hè đã được đào lên lấp xuống bao lần để đặt đường ống thoát nước... Và trên tất cả, nhịp sống sôi động của khu Kẻ chợ xưa vẫn như còn hiển hiện đâu đây. Đường phố vẫn ồn ào từ sáng sớm đến đêm khuya. Đi trong phố Hàng, ta vẫn bắt gặp những người phụ nữ của Tú Xương tần tảo quảy đôi quang gánh trên vai đi bán dạo, từ nồi bắp ngô luộc, khoai luộc đến xôi vò, chè đường. Cuộc sống là vĩnh cửu, con người ở đây sống và hoạt động hồn nhiên như tự thân nó phải thế. Đi trên phố cổ Hà Nội, ta có thể rất dễ dàng ngồi vào một góc nào đấy trong nhà, hay ngoài vỉa hè để mà nhấm nháp ly cà phê đặc sánh hay thưởng thức một chén rượu Vân chính hiệu với mực nướng than hoa, chấm tương ớt. Bây giờ Hà Nội đổi thay nhiều, cách sống, lối sống cũng nhiều thay đổi. Đó là quy luật. Nhưng, hình như có một sự bảo thủ đến kỳ lạ là lối sống ở khu phố cổ hầu như ít biến đổi. Cái ồn ào, náo nhiệt ở đây không nơi nào trong thành phố này có được. Dẫu kiến trúc hiện hữu của khu phố chẳng còn mấy cái là cổ, nhưng không gian đô thị cổ, lối sống của một thời Kẻ chợ vẫn còn rõ nét lắm, sống động lắm. Giáo sư người Đức Arnold Koerte khi nghiên cứu hoạt động xã hội của khu phố cổ đã phải thốt lên: “Thành phố này không cần đến bất cứ một mẹo vặt nào để tái tạo lịch sử như người ta vẫn làm ở nhiều nơi (
Sáng chủ nhật, trời se lạnh và hanh hao nắng. Tôi ngồi bên ly cà phê ở quán Hói trên đường Bà Triệu cùng một người bạn ở báo VN. Tôi đưa anh xem bài viết của tôi loanh quanh về vấn đề đô thị. Đọc xong anh khen, nhưng bỗng anh nhướng mắt hỏi: này ông, có “Hồn quê”, “Hồn phố” thế có “Hồn Khu đô thị mới” không? Tôi hơi ngớ ra, rồi cười xoà... Chợt vang lên đâu đây giọng ca trầm ấm đến nao lòng của ca sỹ Trung Đức: “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó/ Đêm lặng nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than...”. Ngoài kia vẫn nắng hanh hao và dòng người xe một chiều vẫn không ngừng tuôn chảy....
(Tổng biên tập Tạp chí kiến trúc)
Cầu Thê Húc thời Tây
Tôi biết khu này, số 3 hay 5 j đó,gần nhà tôi ở 95 LNĐế.Đây là khu tập thể của mấy ô miền Nam.Con họ đa phần học ở trường HSMN.Hồi bé,đi học ở trg PCTrinh,tôi hay đi đg TTThiệp để đến trg.Ngay góc TPhú-TTThiệp,cũng có một tên là Tùng ở đó,nhưng ko học Trỗi.
Trả lờiXóaNhiều khả năng là a Tùng này ở trong khu nhà của ban Thống Nhất TW, bên dãy số lẻ, có chú Hoàng Bích Sơn, Lý Văn Sáu, người phát ngôn CPCMLT CHMNVN
Trả lờiXóaa Tùng viết QUÁ HAY !
Nhà sát đường tàu bên lẻ là nhà số 3 (hoặc 5) - tập thể Đài Tiếng nói VN. Có nhà chú Trần Lâm, con là Trần Bình Minh; nhà chú Nhất... Còn Tùng học k mấy? Bạn có hỏi nhưng theo trí nhớ của tôi thì không có ai tên Tùng. Để xác định lại nhé!
Trả lờiXóa@a.KQ:Đã hỏi kĩ một người bạn HSMN,đã từng sống ở đó(Hoàng thanh Nam)thì khu nhà số 5 (ở sát đg tàu,ko có số 3),ko có ai tên PhTTùng cả(kể cả lớn,bé).Kể cả cho tới năm chiến tranh leo thang ác liệt nhất.Chú Nhất là người giữ chúc vụ cao nhất so với mọi người khu đó,cũng ko có con tên Tùng.Dù sao,cũng cảm ơn tác giả đã có một bài viết hay!
Trả lờiXóa