Khi chúng tôi khởi hành chuyến đi bốn ngày về phương nam, trời còn mờ tối. Ra đến đường cao tốc Pháp Vân gặp ngay cơn mưa trút nước đang hối hả chạy về phương Nam. Chúng tôi vượt lên để lại phía sau quãng trời mưa lúc nhặt lúc mau. Rồi mưa nhẹ dần chỉ đủ để cái gạt nước gạt đi chỗ đất bùn liên tục văng lên kính. Cuối cùng, mưa cũng hết nhưng vẫn còn lại một trời mây âm u. Tới đèo Ngang trời đã hưng hửng. Khắp triền núi những làn hơi nước trắng lốp như khói lò vôi đang bốc lên ngùn ngụt. Lên đến đỉnh đèo, thật diệu kỳ, một vùng trời bừng sáng hiện ra. Trước mặt và sau lưng là hai mảng khác biệt, hệt như Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây trong khúc hát năm nào.
Ra đi trong trời mưa, lòng chúng tôi nặng trĩu một nỗi niềm đau đáu hướng về đồi Cháy, Quảng Trị, nơi anh Y Hoà (khoá 7 trường Nguyễn Văn Trỗi) và các đồng đội là Hưng, Thành, Nho và chín anh khác chưa rõ họ tên đã hy sinh năm 1972.
Sau chiến tranh, cha mẹ Y Hoà đã héo mòn trong cuộc kiếm tìm khúc ruột của mình mà đành phải bó tay trước thời gian và lần lượt ra đi. Nay những đồng đội của anh, Trung, Sơn và Đức đã tiếp tục công việc của hai bác. Các anh đi tìm một phần cuộc đời của mình. Vũ Trung (khoá 8, Nguyễn Văn Trỗi) và Sơn đã sáu bảy lần lặn lội vào đất Quảng Trị, Đức cũng hai lần mò mẫm nơi này để tìm lại được đồi Cháy, nơi chính tay anh đã khâm liệm Y Hoà. Cuộc kiếm tìm đầy khó khăn bởi cái tên đồi Cháy là do các anh tự đặt vì khi đó nó bị cháy trụi dưới mưa bom bão đạn quân thù, trong khi dân địa phương gọi đồi là Con Kiêu. Chúng tôi thật may mắn được tham gia đợt kiếm tìm này với bao hy vọng sẽ đón được các anh về.
Trời sập tối rất lâu chúng tôi mới vào đến nơi sau khi bước thấp bước cao dò dẫm trong ánh đèn điện thoại di động của Vũ Trung trên sườn đồi lầy bùn với những bãi “mìn” trâu bò cài lại. Thắp tạm những nén nhang khấn các anh trong ngôi miếu nhỏ trên sườn đồi, chúng tôi lặng đi trong bóng đêm nghiêm trang và cảm thấy các anh đang ở rất gần quanh mình.
Ngày tiếp theo, Vũ Trung và Sơn đưa chị gái Y Hoà và em trai Hưng đến làm thủ tục ở Huyện đội Hải Lăng và buổi chiều ở Xã đội Hải Lệ. Bá Đạt và chúng tôi ở nhà biếu quà cho dân trong thôn, làm việc với chị chủ nhà, người trông coi ngôi miếu thờ các anh về việc đền bù hoa lợi khi khai quật, hỏi bà con thông tin về quả đồi như hố bom ở đâu, khi khai hoang bà con có gặp hài cốt không, bà con chôn hài cốt chỗ nào vv… Buổi trưa chúng tôi làm cơm cúng các anh. Đêm hôm đó thật là dài còn giấc ngủ của chúng tôi thì thật ngắn. Chúng tôi chờ mong gặp các anh trong cuộc đào thăm dò ngày hôm sau.
Đất đồi Cháy quẹo chặt lại thành những hòn sỏi nhỏ như đầu ngón tay, phải dùng cuốc chim mới cuốc nổi. Vậy mà khi xưa các anh chỉ có xẻng công binh trong tay. Đức kể, mỗi khi đào xong một cái huyệt để chôn đồng đội là tay lại phồng rộp lên. Mà cũng chỉ đào được 30 phân, đủ để đặt đồng đội trong lớp đất âm, phủ thêm lớp đất dương lên người để thành ngôi mộ nho nhỏ.
Ngày thứ ba, mười hai thanh niên trong thôn lần lượt thay nhau cuốc rồi xúc mà cũng chỉ đào được rất ít vì khi khai hoang, bà con đã san đồi, đổ đất (lên nơi khai quật) cao gần hai mét. Thế là đất dương thì nhiều mà đất âm thì ít. Mỗi khi tay cuốc chim thấy chối tức là đã đến phần đất âm, ai nấy đều nín thở cầu mong. Nhưng trái với kỳ vọng của chúng tôi và của cả hai đầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cuộc đào thăm dò chỉ đem lại một phần quản bút máy kim tinh và một mảnh xương nhỏ. Chiều xuống, chúng tôi đành chôn các di vật lại dưới chân miếu thờ các anh.
Khi xưa Đức đã đếm bước chân và dựa vào một số dấu mốc để mong ngày quay lại đón các anh về. Đồi Cháy nay cây đã phủ xanh. Gốc mít cụt ngang sườn đồi giờ chẳng còn. Những hố bom năm xưa cũng mất dấu. Ơi các anh, Y Hoà, Hưng, Thành, Nho và chín người đồng đội. Các anh nằm nơi đâu? Xin hãy hoá thành những cánh bướm dập giờn, thành ánh đèn đom đóm dẫu lập loè, dẫn đường cho chúng tôi. Các anh nằm nơi đâu?
Anh Y Hoà hy sinh khi đang được xây dựng điển hình để phong anh hùng. Anh thật xứng đáng là anh hùng kể từ ngày anh xung phong nhập ngũ khi mới mười sáu tuổi nhưng lại mang trong mình ý chí ngoan cường mà chúng ta được đọc qua những dòng thư anh để lại và qua những chiến công trong rèn luyện, chiến đấu mà tổ quốc đã ghi công. Đức nghẹn ngào kể lại: mảnh pháo găm vào mặt Y Hoà làm máu anh tuôn trào xối xả. Anh chỉ kịp nói “Có lẽ tao chết mất” và ra đi. Kỷ vật Đức mang về trao lại cho gia đình Y Hoà chỉ có tấm hình một người con gái đã bị máu làm mờ hết và một chứng minh nhân dân của anh. Anh còn quá trẻ.
Còn anh Thành, đại đội phó, hy sinh kề bên Đức trong hầm trực chiến mà Đức đành để cấp chỉ huy chết trong tư thế ngồi bó gối trong hầm, cạnh mình cả nửa ngày mới đưa lên đi chôn được. Mỗi một đợt dập pháo như thế, quân địch liên tục trút hàng giờ xuống ba quả đồi nho nhỏ này bốn năm trăm quả. Pháo nổ điếc tai luôn. Tim thì bị ép đến tưởng ngừng đập. Ngày nào cũng có chiến sỹ hy sinh, ngày nào cũng có tiếp viện nhưng không xuể với bom đạn nên có những điều thật hy hữu: đại đội phó không thể là binh nhất, nhưng liên tục trong một tháng có bốn chỉ huy hy sinh, thế là binh nhất Đức được giao trọng trách quyền đại đội phó.
Khẩu đội pháo mười hai ly bảy của anh Hưng thường có năm sáu người mà hy sinh hết chỉ còn mình anh. Khi anh Hưng đang loay hoay tháo lắp vì nòng pháo bị kẹt đạn thì bọn địch thừa cơ xông lên dùng M79 bắn thẳng vào mặt anh. Đức xót xa khi khâm liệm người đồng đội mà khuôn mặt rất đẹp trai không còn nhận ra được nữa. Kẻ thù thật độc ác. Chúng làm đau đớn thân xác các anh, không những thế chúng còn làm đau đớn đồng đội các anh bằng nhiều đòn. Anh Nho bị chết cháy trong hầm chỉ huy không phải vì đạn pháo quân thù mà do lựu đạn của thằng lính chiêu hồi trực chiến cùng anh ném lại để tâng công. Chúng ta đời đời nguyền rủa những kẻ như thằng khốn tên Huỳnh đó. Nó không còn một chút lương tâm khi giết hại một người lính thông tin mặt bấm ra sữa, nổi tiếng là nhút nhát đến nỗi không giám trực một mình phải rủ nó ngủ cùng trong hầm chỉ huy, giết người đã từng coi nó là đồng đội.
Chiến tranh thật tàn khốc. Ba mươi sáu năm mà dư âm vẫn còn đó, bên những chiến công hào hùng của các anh là biết bao mất mát đau thương.
Có phải chăng do con số mười ba xui xẻo, hay do mười ba linh hồn các anh đã quyện vào nhau không muốn rời hay do nước mắt còn quá ít: những giọt nước mắt rỏ như những giọt máu từ con tim của đồng đội cùng chiến hào với các anh thì quá ít vì có mấy người sống sót trở về, những người đang được sống làm người dân Việt nam độc lập, tự do thì nhiều người nào biết xót xa. Bởi vậy chưa đủ những giọt nước mắt chân tình để thành biển lệ như tên gọi nơi đây Hải Lệ, một biển lệ mới đủ để xoa dịu vết thương của các anh và của muôn vàn đồng đội các anh đã nằm lại đất Quảng trị máu lửa này. Có phải vậy chăng nên các anh chưa muốn trở về?
Ngày 29-3-2008 chúng tôi chia tay nhau, đoàn vô Nam, đoàn ra Bắc trong lòng vẫn trĩu nặng như ngày đầu lên đường. Có đôi điều an ủi chúng tôi. Từ nay, tất cả bà con trong thôn đã biết rằng có ảnh ba anh lính trẻ trong ngôi miếu nhỏ lưng đồi con Kiêu thôn Như Lệ, Hải Lệ, Hải Lăng và sẽ thường xuyên tới thắp hương cho các anh. Tháng tư này ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Lăng sẽ chính thức tổ chức kiếm tìm hài cốt các anh. Xin hãy ghi tên các anh và tên ngọn đồi Cháy trong lòng để nhắc nhở mình đừng sống phụ phần máu xương mà các anh đã hy sinh.
Quãng đường chúng tôi qua, đâu đâu cây cũng đâm chồi nảy lộc đẹp đến mê hồn. Màu lá tươi non dẫu trắng, xanh, hồng, tía đều tràn đầy sức sống. Trên đường đến nghĩa trang Trường Sơn, bạt ngàn rừng cao su đang thay lá. Một ngày mai, cả rừng là xanh lại trỗi dậy rì rào ru các liệt sỹ nơi đây cũng như màu xanh của đồi Cháy đang che chở cho Y Hoà và các đồng đội của anh.
Sau chiến tranh, cha mẹ Y Hoà đã héo mòn trong cuộc kiếm tìm khúc ruột của mình mà đành phải bó tay trước thời gian và lần lượt ra đi. Nay những đồng đội của anh, Trung, Sơn và Đức đã tiếp tục công việc của hai bác. Các anh đi tìm một phần cuộc đời của mình. Vũ Trung (khoá 8, Nguyễn Văn Trỗi) và Sơn đã sáu bảy lần lặn lội vào đất Quảng Trị, Đức cũng hai lần mò mẫm nơi này để tìm lại được đồi Cháy, nơi chính tay anh đã khâm liệm Y Hoà. Cuộc kiếm tìm đầy khó khăn bởi cái tên đồi Cháy là do các anh tự đặt vì khi đó nó bị cháy trụi dưới mưa bom bão đạn quân thù, trong khi dân địa phương gọi đồi là Con Kiêu. Chúng tôi thật may mắn được tham gia đợt kiếm tìm này với bao hy vọng sẽ đón được các anh về.
Trời sập tối rất lâu chúng tôi mới vào đến nơi sau khi bước thấp bước cao dò dẫm trong ánh đèn điện thoại di động của Vũ Trung trên sườn đồi lầy bùn với những bãi “mìn” trâu bò cài lại. Thắp tạm những nén nhang khấn các anh trong ngôi miếu nhỏ trên sườn đồi, chúng tôi lặng đi trong bóng đêm nghiêm trang và cảm thấy các anh đang ở rất gần quanh mình.
Ngày tiếp theo, Vũ Trung và Sơn đưa chị gái Y Hoà và em trai Hưng đến làm thủ tục ở Huyện đội Hải Lăng và buổi chiều ở Xã đội Hải Lệ. Bá Đạt và chúng tôi ở nhà biếu quà cho dân trong thôn, làm việc với chị chủ nhà, người trông coi ngôi miếu thờ các anh về việc đền bù hoa lợi khi khai quật, hỏi bà con thông tin về quả đồi như hố bom ở đâu, khi khai hoang bà con có gặp hài cốt không, bà con chôn hài cốt chỗ nào vv… Buổi trưa chúng tôi làm cơm cúng các anh. Đêm hôm đó thật là dài còn giấc ngủ của chúng tôi thì thật ngắn. Chúng tôi chờ mong gặp các anh trong cuộc đào thăm dò ngày hôm sau.
Đất đồi Cháy quẹo chặt lại thành những hòn sỏi nhỏ như đầu ngón tay, phải dùng cuốc chim mới cuốc nổi. Vậy mà khi xưa các anh chỉ có xẻng công binh trong tay. Đức kể, mỗi khi đào xong một cái huyệt để chôn đồng đội là tay lại phồng rộp lên. Mà cũng chỉ đào được 30 phân, đủ để đặt đồng đội trong lớp đất âm, phủ thêm lớp đất dương lên người để thành ngôi mộ nho nhỏ.
Ngày thứ ba, mười hai thanh niên trong thôn lần lượt thay nhau cuốc rồi xúc mà cũng chỉ đào được rất ít vì khi khai hoang, bà con đã san đồi, đổ đất (lên nơi khai quật) cao gần hai mét. Thế là đất dương thì nhiều mà đất âm thì ít. Mỗi khi tay cuốc chim thấy chối tức là đã đến phần đất âm, ai nấy đều nín thở cầu mong. Nhưng trái với kỳ vọng của chúng tôi và của cả hai đầu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cuộc đào thăm dò chỉ đem lại một phần quản bút máy kim tinh và một mảnh xương nhỏ. Chiều xuống, chúng tôi đành chôn các di vật lại dưới chân miếu thờ các anh.
Khi xưa Đức đã đếm bước chân và dựa vào một số dấu mốc để mong ngày quay lại đón các anh về. Đồi Cháy nay cây đã phủ xanh. Gốc mít cụt ngang sườn đồi giờ chẳng còn. Những hố bom năm xưa cũng mất dấu. Ơi các anh, Y Hoà, Hưng, Thành, Nho và chín người đồng đội. Các anh nằm nơi đâu? Xin hãy hoá thành những cánh bướm dập giờn, thành ánh đèn đom đóm dẫu lập loè, dẫn đường cho chúng tôi. Các anh nằm nơi đâu?
Anh Y Hoà hy sinh khi đang được xây dựng điển hình để phong anh hùng. Anh thật xứng đáng là anh hùng kể từ ngày anh xung phong nhập ngũ khi mới mười sáu tuổi nhưng lại mang trong mình ý chí ngoan cường mà chúng ta được đọc qua những dòng thư anh để lại và qua những chiến công trong rèn luyện, chiến đấu mà tổ quốc đã ghi công. Đức nghẹn ngào kể lại: mảnh pháo găm vào mặt Y Hoà làm máu anh tuôn trào xối xả. Anh chỉ kịp nói “Có lẽ tao chết mất” và ra đi. Kỷ vật Đức mang về trao lại cho gia đình Y Hoà chỉ có tấm hình một người con gái đã bị máu làm mờ hết và một chứng minh nhân dân của anh. Anh còn quá trẻ.
Còn anh Thành, đại đội phó, hy sinh kề bên Đức trong hầm trực chiến mà Đức đành để cấp chỉ huy chết trong tư thế ngồi bó gối trong hầm, cạnh mình cả nửa ngày mới đưa lên đi chôn được. Mỗi một đợt dập pháo như thế, quân địch liên tục trút hàng giờ xuống ba quả đồi nho nhỏ này bốn năm trăm quả. Pháo nổ điếc tai luôn. Tim thì bị ép đến tưởng ngừng đập. Ngày nào cũng có chiến sỹ hy sinh, ngày nào cũng có tiếp viện nhưng không xuể với bom đạn nên có những điều thật hy hữu: đại đội phó không thể là binh nhất, nhưng liên tục trong một tháng có bốn chỉ huy hy sinh, thế là binh nhất Đức được giao trọng trách quyền đại đội phó.
Khẩu đội pháo mười hai ly bảy của anh Hưng thường có năm sáu người mà hy sinh hết chỉ còn mình anh. Khi anh Hưng đang loay hoay tháo lắp vì nòng pháo bị kẹt đạn thì bọn địch thừa cơ xông lên dùng M79 bắn thẳng vào mặt anh. Đức xót xa khi khâm liệm người đồng đội mà khuôn mặt rất đẹp trai không còn nhận ra được nữa. Kẻ thù thật độc ác. Chúng làm đau đớn thân xác các anh, không những thế chúng còn làm đau đớn đồng đội các anh bằng nhiều đòn. Anh Nho bị chết cháy trong hầm chỉ huy không phải vì đạn pháo quân thù mà do lựu đạn của thằng lính chiêu hồi trực chiến cùng anh ném lại để tâng công. Chúng ta đời đời nguyền rủa những kẻ như thằng khốn tên Huỳnh đó. Nó không còn một chút lương tâm khi giết hại một người lính thông tin mặt bấm ra sữa, nổi tiếng là nhút nhát đến nỗi không giám trực một mình phải rủ nó ngủ cùng trong hầm chỉ huy, giết người đã từng coi nó là đồng đội.
Chiến tranh thật tàn khốc. Ba mươi sáu năm mà dư âm vẫn còn đó, bên những chiến công hào hùng của các anh là biết bao mất mát đau thương.
Có phải chăng do con số mười ba xui xẻo, hay do mười ba linh hồn các anh đã quyện vào nhau không muốn rời hay do nước mắt còn quá ít: những giọt nước mắt rỏ như những giọt máu từ con tim của đồng đội cùng chiến hào với các anh thì quá ít vì có mấy người sống sót trở về, những người đang được sống làm người dân Việt nam độc lập, tự do thì nhiều người nào biết xót xa. Bởi vậy chưa đủ những giọt nước mắt chân tình để thành biển lệ như tên gọi nơi đây Hải Lệ, một biển lệ mới đủ để xoa dịu vết thương của các anh và của muôn vàn đồng đội các anh đã nằm lại đất Quảng trị máu lửa này. Có phải vậy chăng nên các anh chưa muốn trở về?
Ngày 29-3-2008 chúng tôi chia tay nhau, đoàn vô Nam, đoàn ra Bắc trong lòng vẫn trĩu nặng như ngày đầu lên đường. Có đôi điều an ủi chúng tôi. Từ nay, tất cả bà con trong thôn đã biết rằng có ảnh ba anh lính trẻ trong ngôi miếu nhỏ lưng đồi con Kiêu thôn Như Lệ, Hải Lệ, Hải Lăng và sẽ thường xuyên tới thắp hương cho các anh. Tháng tư này ban chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và Ban chỉ huy quân sự huyện Hải Lăng sẽ chính thức tổ chức kiếm tìm hài cốt các anh. Xin hãy ghi tên các anh và tên ngọn đồi Cháy trong lòng để nhắc nhở mình đừng sống phụ phần máu xương mà các anh đã hy sinh.
Quãng đường chúng tôi qua, đâu đâu cây cũng đâm chồi nảy lộc đẹp đến mê hồn. Màu lá tươi non dẫu trắng, xanh, hồng, tía đều tràn đầy sức sống. Trên đường đến nghĩa trang Trường Sơn, bạt ngàn rừng cao su đang thay lá. Một ngày mai, cả rừng là xanh lại trỗi dậy rì rào ru các liệt sỹ nơi đây cũng như màu xanh của đồi Cháy đang che chở cho Y Hoà và các đồng đội của anh.
Hà Nội 4-2008
Cảm ơn Thái với bài ký rất cảm động! Chúng ta đã và sẽ cố gắng vì người đã khuất, mong bù đắp được phần nào nỗi mất mát mà gia đình các bạn phải chịu.
Trả lờiXóaPhụ nữ có cách nhìn sự vật thật khác lạ, có lẽ vì vậy mà CUỐN THEO CHIỀU GIÓ, TRỞ LẠI THIÊN ĐƯỜNG, ĐỈNH GIÓ HÚ…đã nổi tiếng. Tôi kdám bén mảng đến thể loại này, vì tôi biết mình viết không hay…thật ra tôi quên mất NTThái là ngừoi có học vị cao. Ở trường Trỗi, chtôi k hiểu lắm về các bạn C11. Lớn lên, kết bạn với nhiều PN, tôi thấy họ rất kỳ lạ…và qua cuộc đấu tranh kiên định của Thái, tôi chỉ biết Thái là người rất Cứng Rắn. Nhưng đọc xong bài này…thì ra đây còn là 1 người có trái tim Dịu Dàng
Trả lờiXóa1 tuần nữa, xin fép Thái cho post bài này lên K8TSQ .Thx !
Thật xúc động. Một lần nữa, sự hy sinh cao cả của những người lính trong chiến tranh lại đựoc vinh danh và tưởng nhớ qua suy nghĩ chân thực của một phụ nữ. Mong bạn Thái tiếp tục tham gia với blog của khoá và trường.
Trả lờiXóaBài viết có cảm xúc với việc đi tìm đồng đội.
Trả lờiXóaBuiThang k8:
Trả lờiXóaXin bình chọn bài của Thái đưa vào SRTKL III. Bài viết hay, vừa đủ, các thông tin và cảm nhận, k ngắn, k dài quá, vừa vặn để đưa vào SRTKL. Thái đồng ý đi để a TKQ cop, lưu cất dần.
Thật bất ngờ, một góc nhìn khác, một cảm xúc khác của thành viên nữ trong chuyến đi tìm đồng đội. Cảm ơn Thái một bài viết hay và cảm động. Đọc bài của Thái trong tiếng nhạc và lời bài ca "khi đàn sếu bay qua" của anh GM sao hợp thế. Dù cho chuyến đi không thành công mỹ mãn nhưng chúng ta cũng yên lòng hơn trước các anh, một nghĩa cử nhỏ với người đã khuất. Cảm ơn các bạn, xin ngả mũ trân trọng trước tình cảm cao quý của các bạn trong chuyến đi.dđ-k6
Trả lờiXóaPhương Tuấn K8:
Trả lờiXóaTối qua vừa nghe Đạt "toọc" kể chuyện về chuyến đi, đọc bài viết của Thái thấy cảm động quá. Tụi mình không đi nhưng cảm nhận được sự khó khăn gian khổ của chuyến đi, hơn nữa lại thấy rõ tình cảm của bạn bè với người bạn đã khuất. Dù không tìm thấy được hài cốt song ta cũng đã làm được một việc rất đáng có ý nghĩa về tâm linh đó là luôn tưởng nhớ về người bạn của mình đã hy sinh bằng hành động cụ thể. Cám ơn các bạn Đạt, Vũ Trung, Thái và các người bạn khác đã tham gia chuyến đi và kể cho bọn mình biết.